Huyện Vũ Quang Tổng kết công tác TĐT NTNN&TS 2016, phố biến Luật Thống kê 2015 và triển khai nhiệm vụ thống kê 2017
- 18/11/2017 11:47
Huyện Vũ Quang Tổng kết công tác Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và Thủy sản năm 2016, Phổ biến Luật Thống kê năm 2015; Triển khai công tác thống kê năm 2017.---------------------- Chiều ngày 12/1, UBND huyện tổ chức hội nghị tổng kết công tác Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, phổ biến Luật thống kê năm 2015 và các văn bản thi hành; Tổng kết công tác thống kê năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017. Tới dự có đồng chí Bùi Ngụ Phó cục trưởng Cục Thống kê tỉnh. Các đồng chí Trịnh Văn Ngọc, Chủ tịch UBND huyện; Võ Văn Thanh Chi cục trưởng Chi cục thống kê huyện chủ trì. Năm 2016, Chi cục Thống kê huyện đã hoàn thành tốt các cuộc điều tra định kỳ cũng như đột xuất của Cục Thống kê và UBND huyện giao. Cung cấp kịp thời báo cáo số liệu về tình hình thực hiện kinh tế - xã hội cho lãnh đạo Huyện ủy, HĐND, UBND, phục vụ kịp thời cho các kỳ họp HĐND – UBND cũng như công tác lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy Đảng chính quyền các cấp và xây dựng kế hoạch, hoạch định cơ chế chính sách trong việc phát triển kinh tế – xã hội huyện nhà. Thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016, Toàn huyện đã tiến hành điều tra 8.297 hộ/79 thôn, 15 trang trại và 12 xã, thị trấn, nhằm thu thập, tổng hợp thông tin, số liệu để phục vụ chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn; đánh giá tình hình cải thiện mức sống dân cư nông thôn trên phạm vi của từng địa phương. Kết quả cuộc Tổng điều tra sẽ phục vụ việc đánh giá kết quả thực hiện một số nội dung của các chương trình mục tiêu quốc gia về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới… Hội cũng đã triển khai phổ biến Luật thống kê năm 2015 và các văn bản thi hành luật như: Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thống kê, Nghị định số 95/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê, Nghị định số 97/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, Chỉ thị của UBND Tỉnh và Kế hoạch UBND huyện về việc tuyên truyền, phổ biến và triển khai thực hiện Luật thống kê năm 2015.Đồng chí Trịnh Văn Ngọc Chủ tịch UBND huyện phát biểu chỉ đạo hội nghị Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Ngụ Phó cục trưởng Cục Thống kê tỉnh và đồng chí Trịnh Văn Ngọc Chủ tịch UBND huyện ghi nhận, biểu dương và đánh giá cao những cố gắng, nỗ lực của Chi cục Thống kê huyện trong việc thực hiện công tác thống kê năm 2016. Đồng thời yêu cầu trong thời gian tới, Chi cục Thống kê huyện cần tiếp tục nắm bắt tình hình thực tế, bảo đảm thông tin kinh tế - xã hội công khai, minh bạch, chính xác, đầy đủ, kịp thời; đồng thời rà soát, thu thập thông tin các chỉ tiêu niên giám thống kê để nguồn số liệu ngày càng đầy đủ, chính xác và có hệ thống; nâng cao chất lượng số liệu về độ tin cậy và sự thống nhất giữa các đơn vị; thực hiện có hiệu quả hoạt động thống kê, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sử dụng thông tin thống kê của các đối tượng. Đ/c Bùi Ngụ, Phó cục Trưởng cục Thống kê tỉnh, trao tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp Thống kê của Bộ KH - ĐT và Giấy khen của Cục Thống kê tỉnh cho các tập thể, cá nhânĐ/c Trịnh Văn Ngọc, TUV - Chủ tịch UBND huyện trao tặng Giấy khen của UBND huyện cho các tập thể, cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ Tổng điều tra NTNN&TS năm 2016 Tại hội nghị, thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng chí Bùi Ngụ Phó cục Trưởng cục Thống kê tỉnh, Đ/c Trịnh Văn Ngọc Chủ tịch UBND huyện đã trao tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp Thống kê cho đồng chí Dương Quốc Hùng cán bộ công chức văn phòng thống kê xã Hương thọ, Đ/c Nguyễn Văn Sửu nguyên cán bộ công văn phòng thống kê xã Sơn Thọ và tặng giấy khen của Cục Thống kê tĩnh, của UBND huyện cho 02 tập thể và 14cá nhân có thành tích trong công tác tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016.CHI CỤC THỐNG KÊ HUYỆN VŨ QUANG
SINH HOẠT CHUYÊN ĐỀ “NÂNG CAO Ý THỨC TRÁCH NHIỆM, GƯƠNG MẪU TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA ĐOÀN VIÊN CÔNG ĐOÀN ”
- 10/11/2017 12:53
Ngày 10/11/2017, Công đoàn cơ sở Cục Thống kê Hà Tĩnh đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề "Nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2017. Buổi sinh hoạt đánh giá tình hình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của vai trò tổ chức Công đoàn; Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Phát động phong trào thi đua nhằm thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị, xếp thứ bậc thi đua năm 2018 thứ 9/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Với phong trào “Đồng thuận cao, thi đua giỏi, về đích sớm”; người cán bộ công chức “Trung thành, sáng tạo, tận tụy, gương mẫu”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”; “Phong trào nghiên cứu khoa học, sáng kiến, viết tin, bài”; Xây dựng cơ quan danh hiệu “Văn hóa công sở”, “Phong trào xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phòng trào “Lao động vệ sinh cơ quan hàng tuần”, xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh. Mỗi đoàn viên công đoàn cơ quan luôn phát huy tinh thần thi đua yêu nước, thực hiện nghĩa vụ của người cán bộ công chức, viên chức, người lao động. Ý thức trách nhiệm cao, gương mẫu, cải tiến lề lối làm việc, cải cách thủ tục hành chính, khắc phục khó khăn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Chủ tịch Công đoàn, chủ trì buổi sinh hoạt tóm tắt Báo cáo hoạt động Công đoàn năm 2017; kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được Tổng cục Thống kê đánh giá xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố, giữ nguyên thứ bậc so năm trước, đây cũng đã thể hiện vượt khó của đoàn viên công đoàn. Ngoài ra, đoàn viên Công đoàn còn phải thực hiện nhiệm vụ của Cục trưởng; Các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Nữ công. Các nhiệm vụ đều đánh giá mặt mạnh, yếu và vai trò trách nhiệm, gương mẫu của mỗi đoàn viên công đoàn; trước hết vai trò trách nhiệm, gương mẫu của đảng viên, lãnh đạo, trưởng phòng, người cao tuổi và tính xung kích của tuổi trẻ. Buổi sinh hoạt có 20/26 ý kiến đoàn viên công đoàn tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến cũng như đưa ra các giải pháp, đề xuất, kiến nghị để ngày càng hoàn thiện hơn trong hoạt động tổ chức công đoàn cũng như phát động phong trào thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Đây là buổi sinh hoạt có giá trị, cần được duy trì theo sinh hoạt chuyên đề hàng quý.Kết thúc buổi sinh hoạt, đồng chí chủ trì cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo và tạo điều kiện của Chi bộ, lãnh đạo cơ quan; các ý kiến, kiến nghị của đoàn viên xin được tiếp thu, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch cho các buổi sinh hoạt chuyên đề lần sau.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 năm 2017 tỉnh Hà Tĩnh
- 30/10/2017 10:20
Năm 2017 đang bước vào những tháng cuối của năm, thời tiết không thuận lợi mưa bão lũ lụt xảy ra tháng 9 và đầu tháng 10 ảnh hưởng đến sản xuất – kinh doanh kéo theo thị trường giá cả hàng hóa tăng với biên độ rộng so với cùng kỳ năm trước.Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 năm 2017 tăng 0,53% so tháng trước, tăng 4,73% so cùng tháng năm trước và tăng 1,96% so tháng 12 năm trước. So tháng trước khu vực thành thị tăng 0,55%; nông thôn tăng 0,51%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính: 06 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,99% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 1,07% và giảm 1,42% so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,03% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,03% và tăng 0,75% so tháng 12 năm trước; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,92% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 4,72% và tăng 4,39% so tháng 12 năm trước; Giao thông tăng 0,51% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,38% và tăng 2,68% so tháng 12 năm trước; Bưu chính viễn thông tăng 0,12% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,43% và giảm 0,16% so với tháng 12 năm trước; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,21% so tháng trước, so cùng kỳ tăng 3,83% và tăng 3,83% so tháng 12 năm trước.Nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,12% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 0,97% và tăng 0,91% so tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,05% so với tháng trước, so với cùng kỳ tháng trước tăng 1,63% và tăng 1,67% so với tháng 12 năm trước.Các nhóm Đồ uống và thuốc lá; Thuốc và dịch vụ y tế; Giáo dục ổn định, không có sự tăng giảm so tháng trước. Tác động đến CPI tháng 10 năm 2017 tăng so tháng trước chủ yếu do: (1) Giá nhiên liệu, xăng dầu, gas tiếp tục tăng giá (2) Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh do hoạt động khai thác và vận chuyển tiếp tục gặp khó khăn (3) Giá các loại lương thực và thực phẩm bao gồm gạo, ngô, thịt, rau quả các loại tăng giá. * Tính chung 10 tháng năm 2017; Việc kiềm chế lạm phát năm 2017 dưới 4% đang chịu nhiều sức ép khi trong tháng 10 giá xăng dầu bình quân, giá gas và điện sinh hoạt tiếp tục tăng. Cùng với việc từ đầu năm đến nay giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, nước sinh hoạt, dịch vụ giáo dục đều tăng giá. Bên cạnh đó, tình hình sau những đợt mưa lũ trong hai tháng qua khiến giá lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng có khả năng tiếp tục tăng giá. Những tháng cuối năm 2017, dự kiến Bộ y tế sẽ chỉ đạo các địa phương tăng giá các dịch vụ y tế theo lộ trình. Dự kiến CPI tháng 11/2017, tiếp tục tăng so tháng trước, do những tháng cuối năm giá một số mặt hàng dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng. Trong khi đó, chưa có những dấu hiệu giá vật liệu xây dựng, xăng dầu, gas có thể hạ giá trong thời gian tới. Giá thịt các loại dự kiến tăng do tâm lý người chăn nuôi trữ hàng chờ Tết Nguyên đán 2018, ảnh hưởng đến nguồn cung thị trường.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2017
- 30/09/2017 10:18
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 năm 2017 tăng 1,28% so tháng trước, tăng 4,34% so cùng tháng năm trước và tăng 1,43% so tháng 12 năm trước. So tháng trước khu vực thành thị tăng 1,29%; nông thôn tăng 1,28%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có: Sáu nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,41% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 1,89% và giảm 2,39% so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,06% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,04% và tăng 0,72% so tháng 12 năm trước; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,84% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,12% và tăng 3,43% so tháng 12 năm trước; Giáo dục tăng 15,37% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 21,10%, so tháng 12 năm trước tăng 21,10%; Giao thông tăng 1,49% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 4,63% và tăng 2,16% so tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,04% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,64% và tăng 1,71% so tháng 12 năm trước.Nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,03% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 57,20% và tăng 0,12% so tháng 12 năm trước; Đồ uống và thuốc lá giảm 0,12% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,46% và tăng 1,52% so tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,15% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,15% và tăng 1,03% so tháng 12 năm trước;Các nhóm Bưu chính viễn thông;Giáo dục; Văn hóa, giải trí và du lịch ổn định, không có sự tăng giảm so tháng trước. Tác động đến CPI tháng 9 năm 2017 tăng so tháng trước chủ yếu do: (1) Học phí giáo dục tăng mạnh theo quyết định của tỉnh, theo đó tăng toàn bộ cấp học từ tiểu học đến đại học; (2) Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh do chịu ảnh hưởng sau bão số 10; (3) Giá nhiên liệu xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh tăng; (4) Giá các loại lương thực bao gồm gạo, ngô, tinh bột tăng giá. * Tính chung 9 tháng năm 2017: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân chung tăng 3,76% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm chịu nhiều sức ép do giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, nước sinh hoạt, dịch vụ giáo dục đều tăng giá. Việc tăng giá các mặt hàng trên tác động vào chi phí sản xuất và chi phí trung gian của nền kinh tế, tác động khiến các mặt hàng khác tăng giá theo. Ngoại trừ nhóm thịt gia súc do chịu ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc, cầu giảm trong khi nguồn cung dư thừa khiến giá giảm mạnh so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên nhờ làm tốt công tác điều tiết, tuyên truyền, quản lý tiền tệ mà chỉ số giá 9 tháng đầu năm vẫn đang được kiềm chế ở mức thấp hơn mục tiêu 4% của năm 2017. II. Dự kiến CPI tháng 10/2017 tăng hơn so tháng 9/2017. Những tháng cuối năm một số mặt hàng giá dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng. Trong khi đó, giá vật liệu xây dựng, bảo dưỡng nhà ở đang tăng với biên độ mạnh do nhu cầu tăng đột biến sau cơn bão số 10. Do đó, đòi hỏi các cấp quản lý cần tăng cường kiểm soát, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh có dấu hiệu tăng giá, ép giá người dân. Có cơ chế kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội./.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2017
- 30/08/2017 10:17
Thị trường giá tiêu dùng tháng 8 tiếp tục tăng do ảnh hưởng giá tăng giá xăng, dầu vào các ngày 04/8, 19/8/2017 và giá gas tăng ngày 01/8/2017 đã làm tác động chỉ số giá tiêu dùng tăng. Bên cạnh những yếu tố góp phần làm tăng CPI trong tháng thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới 2017-2018 nên nhu cầu mua sắm sách, vở, giấy, bút, đồ dùng dụng cụ học tập và văn phòng phẩm tăng, giá các mặt hàng này tăng hơn so các tháng trong năm. Mặt khác, thời tiết đang mùa nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt vẫn đang còn tăng cao do đó giá điện nước sinh hoạt bình quân trong tháng tăng. Những ngày cuối tháng trùng Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch), nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm như gạo, nếp ngon, thực phẩm tươi sống như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò…, thực phẩm dự kiến xu hướng tiếp tục tăng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2017 tăng 0,96% so tháng trước, tăng 3,21% so cùng tháng năm trước và tăng 0,14% so tháng 12 năm trước. So tháng trước khu vực thành thị tăng 1,09%; nông thôn tăng 0,87%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có: Bảy nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,82% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 1,95% và giảm 2,78% so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,08% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,12% và tăng 0,65% so tháng 12 năm trước; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,27% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,19% và tăng 2,56% so tháng 12 năm trước; Giáo dục tăng 4,89% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 9,01%, so tháng 12 năm trước tăng 4,97%; Giao thông tăng 2,03% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,35% và tăng 0,67% so tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,56% và tăng 1,18% so tháng 12 năm trước ;Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,05% so tháng trước, so cùng kỳ tăng 2,98% và tăng 1,67% so tháng 12 năm trước. Nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Văn hóa giải trí và du lịch giảm 0,15% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,78% và tăng 3,61% so tháng 12 năm trước; Các nhóm Bưu chính viễn thông;Thuốc và dịch vụ y tế; Đồ uống và thuốc lá ổn định, không có sự tăng giảm so tháng trước. Tác động đến CPI tháng 8 năm 2017 tăng so tháng trước chủ yếu do (1) Giá nước máy sinh hoạt được điều chỉnh tăng đơn giá; (2) Điều chỉnh tăng học phí khối mầm non tư thục; (3) Giá nhiên liệu xăng dầu và giá vật liệu xây dựng tăng mạnh; (4) Giá các loại thực phẩm như thịt lợn, rau củ quả xu hướng tiếp tục tăng. * Tính chung 8 tháng năm 2017: CPI bình quân chung tăng 3,70% so cùng kỳ năm trước. Có 3 tháng đầu năm chỉ số giá tăng so tháng trước, nhưng sang tháng 4, 5, 6 có chỉ số giá giảm. Sang tháng 7 và 8 chỉ số giá tăng trở lại. Qua sự theo dõi của các mặt hàng cho thấy, nhóm lương thực thực phẩm, xăng dầu, điện nước có tác động rất lớn đến sự tăng giảm chung của chỉ số giá tiêu dùng chung. Ngoài ra, những chính sách điều chỉnh của các cơ quan quản lý đến các mặt thiết yếu như tiền lương, y tế, giáo dục thường kéo theo những biến động lớn và mặt giá cả.Dự kiến CPI tháng 9/2017, tiếp tục tăng, do ảnh hưởng tăng giá nhóm giáo dục và y tế, khám chữa bệnh, sau khi được thông qua Nghị quyết của tỉnh.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2017
- 29/07/2017 10:15
Chỉ số chung giá bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 7/2017 tăng 0,1% so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0,14% và khu vực nông thôn tăng 0,07%) và tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2016. Nguyên nhân chính tác động làm tăng CPI tháng 7 năm 2017 là: (1) Giá thịt lợn hơi bắt đầu tăng giá trở lại, mặc dù chưa ổn định nhưng vẫn cao hơn tháng trước. Tác động đến giá thịt lợn và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn tăng giá. (2) Do trong tháng 7 có sự điều chỉnh lương tối thiểu dẫn đến phí bảo hiểm y tế tăng tương ứng. (3) Thời tiết nắng nóng khiến chi phí điện và nước sinh hoạt tăng mạnh. (4) Giá các loại rau củ quả tươi có xu hướng tăng giá do nhu cầu tiêu dùng trong dân cư tăng, mang tính chất mùa vụ. - Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chỉ có 03 nhóm hàng hóa có chỉ số giá ổn định so với tháng trước đó là: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế; nhóm bưu chính viễn thông; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch. - Có 03/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm so với tháng trước đó là: + Nhóm đồ uống và thuốc lá giảm 0,34% so với tháng trước. Mặc dù trong nhóm này giá bia chai và bia lon các loại có tăng giá (tăng 1,22%). Nhưng do giá rượu các loại giảm (giảm 4,52%) dẫn đến tổng chung giảm. + Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,01% so với tháng trước. Giá các mặt hàng đồ dùng gia đình cơ bản ổn định, không có sự biến động, chủ yếu giảm giá một số mặt hàng vật tư đồ điện nhỏ như ổ cắm, dây điện các loại, làm cho chỉ số giá của nhóm này giảm. + Nhóm giao thông giảm 1,36% so với tháng trước. Mặc dù ngày 20/7/2017, giá xăng dầu các loại được điều chỉnh tăng giá. Nhưng tính chung cả tháng thì nhóm mặt hàng này vẫn đang có chỉ số giá bình quân giảm: xăng A95 giá bình quân giảm 781đ/lít, xăng A92 giảm 780đ/lít; Dầu diezel giảm 168đ/lít. - Còn lại có 05/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ đều có chỉ số giá tăng so với tháng trước nhưng với mức tăng nhẹ, cụ thể: + Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,47% so với tháng trước, tăng chủ yếu ở các mặt hàng thực phẩm và ăn uống ngoài gia đình. Trong đó: Các mặt hàng lương thực giảm 1,29%, do giá các mặt hàng lương thực có xu hướng giảm, như: gạo tẻ các loại tiếp tục giảm từ 500-1.000 đồng/kg. Giá gạo tẻ thường dao động trong khoảng 10.000 - 11.000đ/kg; gạo tẻ ngon tám thơm địa phương từ 13.000-14.500đ/kg; gạo tẻ ngon Thái Lan mức giá 26.000-28.000 đ/kg. Các mặt hàng thực phẩm tăng 1%, do giá thịt lợn hơi tăng trở lại dẫn đến mức giá thịt lợn, nội tạng và các chế phẩm sản xuất từ thịt lợn đều tăng; kéo theo giá các loại thực phẩm khác như thịt bò, thủy hải sản các loại đều tăng; đồng thời, giá một số loại rau như rau muống, cà chua cũng có xu hướng tăng từ 1.000-3.000 đồng/kg, nên làm cho chỉ số giá nhóm này tăng. Ăn uống ngoài gia đình tăng 0,05% so tháng trước. Do ảnh hưởng giá các loại hoa quả tươi tăng 0,43%, đồng thời nguồn quả tươi phục vụ chế biến hàng giải khát sinh tố như cam, thanh long, na, ..., hiện nay chưa đến mùa thu hoạch, nguồn hàng bán ra trên địa bàn chủ yếu từ các địa phương khác, ảnh hưởng giá thành và chi phí vận chuyển, làm tác động tăng + Nhóm hàng may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,14% so với tháng trước, do các điểm bán lẻ điều chỉnh tăng giá các loại sản phẩm đồ lót. + Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,45% so với tháng trước, chủ yếu tăng ở nhóm điện sinh hoạt (tăng 2,55%), nước sinh hoạt (tăng 1,36%) và giá vật liệu xây dựng gồm xi măng, sắt thép, cát sỏi (tăng 0,95%). + Nhóm giáo dục tăng 0,05% so với tháng trước, do các cơ sở và trung tâm giáo dục mở các khóa học hè, số lượng học sinh tham gia đông làm cho giá văn phòng phẩm, mặt hàng giấy và vở viết được điều chỉnh tăng, dẫn đến chỉ số giá nhóm này tăng. + Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,42% so với tháng trước, chủ yếu ảnh hưởng của giá phí bảo hiểm y tế tăng 7,44% do điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu từ 1.210 nghìn đồng/tháng lên 1.300 nghìn đồng/tháng. - Chỉ số giá vàng 9999 giảm 1,21% so với tháng trước và giảm 1,45% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường giá vàng trong tháng qua nhìn chung có xu hướng giảm đều. Mức giá cao nhất rơi vào ngày 01/7/2017 ở mức 3.520 nghìn đồng/chỉ, thấp nhất vào ngày 10/7-11/7/2017 có mức giá 3.420 nghìn đồng/chỉ. Bình quân giá vàng trong tháng là 3.504,9 nghìn đồng/chỉ. - Chỉ số giá Đô la Mỹ tăng 0,28% so với tháng trước và tăng 2,04% so với cùng kỳ năm trước. Giá USD bình quân tại thị trường Hà Tĩnh mức giá bán ra 2.275,4 nghìn đồng/100USD (tăng 6,4 nghìn đồng/100USD) so tháng trước. Giá USD tự do ngày 21/7/2017 ở mức giá 2.280 nghìn đồng/100USD. Dự kiến chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tháng 8/2017 sẽ tăng so với tháng 7/2017. Do giá thịt lợn hơi dự kiến tiếp tục phục hồi và tăng trở lại, đồng thời tháng 8 cũng là thời điểm chuyển mùa, do đó giá các loại mặt hàng có tính chất mùa vụ lớn như rau củ quả, hàng may mặc, hàng điện nước dự kiến có biến động, sẽ làm cho chỉ số giá tháng 8 tăng.
Hội nghị tổng kết Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản 2016 tỉnh Hà Tĩnh
- 03/07/2017 14:38
Chiều ngày 7/3/2017 tại Cục Thống kê Hà Tĩnh, Ban chỉ đạo (BCĐ) Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản (TĐT) năm 2016 tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị Tổng kết TĐT trên địa bàn tỉnh. Thành phần tham dự hội nghị gồm có các thành viên BCĐ tỉnh là lãnh đạo Cục Thống kê, thành viên Tổ Thường trực tỉnh và Phó BCĐ, Tổ trưởng Tổ thường trực 13 huyện, thành phố, thị xã. Thay mặt BCĐ tỉnh, ông Trần Thanh Bình, Tổ trưởng Tổ thường trực, Phó Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh báo cáo công tác TĐT năm 2016 trên địa bàn tỉnh, bao gồm công tác thành lập BCĐ, Tổ thường trực các cấp; công tác lập bảng kê; công tác tuyển chọn điều tra viên, tổ trưởng; công tác tập huấn nghiệp vụ điều tra; công tác tuyên truyền; quá trình thu thập thông tin; công tác kiểm tra, giám sát; nghiệm thu và bàn giao tài liệu. Báo cáo cũng đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình triển khai TĐT trên địa bàn. Trên cơ sở những kết quả đạt được đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho các cuộc điều tra, Tổng điều tra lần sau, đặc biệt là cuộc Tổng điều tra kinh tế năm 2017. Hội nghị cũng đã nghe BCĐ tỉnh báo cáo đánh giá một số chỉ tiêu chủ yếu qua kết quả tổng hợp nhanh TĐT. Qua kết quả tổng hợp nhanh cho thấy sự thay đổi về diện mạo nông thôn, sự chuyển dịch về cơ cấu ngành nghề ở nông thôn, kết cấu hạ tầng gắn với nông thôn mới và các chính sách phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh… Tiếp đó, ông Nguyễn Việt Hùng, Phó ban trực BCĐ tỉnh, Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh ghi nhận và biểu dương sự đóng góp tích cực với tinh thần trách nhiệm cao của các điều tra viên và tổ trưởng, sự tích cực của BCĐ và Tổ thường trực các cấp đã góp phần thành công cuộc Tổng điều tra trên địa bàn. Đồng thời cũng lưu ý thêm một số vấn đề còn tồn tại, hạn chế trong cuộc TĐT. Ghi nhận những nỗ lực, cố gắng trong quá trình thực hiện TĐT và kết quả đã đạt được, UBND tỉnh đã tặng Bằng khen cho 05 tập thể và 05 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Tổng điều tra Nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016. Một số hình ảnh tại Hội nghị: Ông Trần Thanh Bình ,Tổ trưởng Tổ thường trực, Phó cục trưởng Cục Thống kê báo cáo tổng kết công tác TĐT trên địa bàn tỉnh Ông Nguyễn Việt Hùng, Phó ban trực BCĐ TĐT, Cục trưởng Cục Thống kê trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các tập thể Ông Trần Thanh Bình ,Tổ trưởng Tổ thường trực, Phó cục trưởng Cục Thống kê trao Bằng khen UBND tỉnh cho các cá nhân
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2017
- 29/06/2017 16:44
Thị trường hàng hóa tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2017 ổn định, nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng đang còn thấp, do đó giá cả các mặt hàng hầu như không có biến động tăng đột biến. Dưới sự chỉ đạo của các cấp, các ngành, địa phương luôn tích cực thực hiện công tác bình ổn thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, chống gian lận trong kinh doanh thương mại, xử lý nghiêm tình trạng kinh doanh kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm túc việc niêm yết giá, đảm bảo cho người tiêu dùng an tâm thực hiện mua sắm nên thị trường giá tiêu dùng ổn định, đảm bảo cung cầu, bình ổn. Chỉ số giá tiêu dùng trong tháng tiếp tục giảm do ảnh hưởng giảm mạnh nhóm hàng lương thực, thực phẩm. CPI tháng 6 năm 2017 bằng 99,18% (giảm 0,82%) so tháng trước, tăng 2,09% so cùng tháng năm trước và giảm 0,91% so tháng 12 năm trước. So tháng trước khu vực thành thị giảm 0,70%; nông thôn giảm 0,90%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có: Ba nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,10% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 0,97% và tăng 0,43% so tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,54% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,57% và tăng 1,11% so tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,62% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,67% và tăng 1,20% so tháng 12 năm trước. Ba nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 1,78% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 2,77% và giảm 4,02% so tháng 12 năm trước; Nhà ở, điện nước, chất đốt và VLXD giảm 0,11% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 0,07% và tăng 0,82% so tháng 12 năm trước; Giao thông giảm 2,52% so tháng trước, so cùng kỳ tăng 0,07% và tăng 0,03% so tháng 12 năm trước. Năm nhóm hàng hóa chỉ số không biến động: Đồ uống và thuốc lá; Thuốc và dịch vụ y tế; Bưu chính viễn thông; Giáo dục và Văn hóa, giải trí và du lịch. Tác động đến CPI tháng 6 năm 2017 giảm so tháng trước chủ yếu do: (1) Do ảnh hưởng giá lợn hơi giảm làm tác động đến giá bán lẻ thịt lợn và các sản phẩm từ lợn giảm mạnh, cụ thể: nhóm thịt lợn các loại giảm 7,17%; nội tạng giảm 7,35%; thịt chế biến giảm 3,18%. (2) Ảnh hưởng giá xăng dầu được điều chỉnh giảm 2 lần liên tiếp ngày 05/6 và ngày 20/6/2017 làm cho giá xăng dầu bình quân trong tháng giảm 1,60%. (3) Ảnh hưởng giá gạo bắt đầu giảm do đến thời kỳ thu hoạch vụ lúa Đông Xuân, lượng lúa gạo trong dân cư dồi dào. (4) Giá các loại rau củ cũng giảm mạnh do yếu tố mùa vụ. Nguồn cung các loại rau vụ thu hoạch kéo theo giá giảm. Ngoài ra, ảnh hưởng giá vật liệu xây dựng xi măng, sắt thép trong kỳ 3 có xu hướng giảm giá cũng phần nào tác động đến chỉ số giá chung trong tháng giảm. * Dự kiến chỉ số giá tháng 7/2017 xu hướng tăng. Do tính chất thời vụ là thàn thời tiết nắng nóng đang còn kéo dài làm cho nhu cầu sử dụng các thiết bị tiêu thụ điện như: Quạt điện, điều hòa, tủ lạnh... tăng lên, đồng thời nhu cầu sử dụng điện nước sinh hoạt cũng tăng lên. Ngoài ra, các dịch vụ du lịch, tham quan, nghỉ mát cũng đang có xu hướng tăng khi vào dịp hè, tăng lương cơ bản kéo theo mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng tăng theo, những điều này đã tác động đến chỉ số giá chung trong tháng tăng.
TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA 6 tháng đầu năm 2017 tỉnh Hà Tĩnh
- 20/06/2017 16:42
Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội với những khó khăn của năm trước, dưới sự chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện chủ động, nghiêm túc nên những tháng đầu năm đạt kết quả tích cực trên các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ, thu hút đầu tư. Đặc biệt, công tác giải quyết kịp thời chi trả bồi thường sự cố môi trường, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các hộ, cơ sở sản xuất lợn giống, chăn nuôi lợn thương phẩm...; chỉ đạo các chủ đầu tư, các địa phương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm và tiếp tục thúc đẩy phát triển khu kinh tế Vũng Áng. Ngành sản xuất từng bước theo hướng tập trung quy mô lớn, đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Nhiều dự án kinh doanh du lịch được đầu tư xây dựng và từng bước đi vào hoạt động đúng lịch trình, thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan, du lịch và nghỉ mát như: Trung tâm giải trí đua chó xã Xuân Thành huyện Nghi Xuân, Tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Sót huyện Lộc Hà…; Dịch vụ y tế, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ được cải thiện, số cơ sở hoạt động dịch vụ thu hút lượt người đến khám chữa bệnh tăng. Tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2017, ước đạt 13.745.119,1 triệu đồng (giảm 12,45%) so cùng kỳ năm trước. Phân theo loại hình kinh tế, trong đó: Kinh tế nhà nước ước đạt 1.028.649,8 triệu đồng, tăng 10,02%; Tập thể đạt 7.130,4 triệu đồng, tăng 20,14%. Nguyên nhân khối Nhà nước đạt được mức tăng khá so cùng kỳ chủ yếu kết quả kinh doanh nhóm hàng xăng dầu, theo báo cáo của các doanh nghiệp khối lượng bán ra và mức giá xăng dầu tăng so cùng kỳ. Khối Cá thể ước đạt 8.587.787,5 triệu đồng (giảm 12,56%); Tư nhân đạt 4.121.551,3 triệu đồng (giảm 16,52%). + Nhóm ngành hàng giảm: Lương thực, thực phẩm đạt 5.513.716 triệu đồng (giảm 6,63%); May mặc đạt 863.953 triệu đồng (giảm 19,42%); Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 1.756.110 triệu đồng (giảm 28,63%); Vật phẩm văn hóa, giáo dục đạt 114.202,4 triệu đồng (giảm 31,19%); Ô tô các loại đạt 302.083,5 triệu đồng (giảm 32,60%); Phương tiện đi lại (trừ ôtô, kể cả phụ tùng) đạt 859.126,8 triệu đồng (giảm 3,29%); Nhiên liệu khác đạt 227.904,9 triệu đồng (giảm 29,41%); Đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 324.478,5 triệu đồng (giảm 23,36%); Hàng hóa khác đạt 986.157,1 triệu đồng (giảm 23,65%); Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ đạt 272.493 triệu đồng (giảm 14,77%) so cùng kỳ. + Nhóm ngành hàng tăng: Gỗ và vật liệu xây dựng đạt 888.683,1 triệu đồng (tăng 8,15%) và xăng, dầu các loại đạt 1.636.210,8 triệu đồng, tăng 3,58%; Tóm lại, kết quả kinh doanh các nhóm ngành hàng đều giảm mạnh, ngoại trừ nhóm ngành hàng xăng, dầu các loại và gỗ vật liệu xây dựng đạt mức tăng so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân như sau: Thứ nhất: Do trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều các cửa hàng kinh doanh là chi nhánh, văn phòng, cơ sở kinh doanh (hộ cá thể) hạch toán phụ thuộc vào trụ sở chính (DN đóng ở tỉnh khác). Mặc dầu thời gian kinh doanh trên địa bàn chỉ mới hoạt động thời gian chưa lâu nhưng với mức đầu tư lớn và thương hiệu đã nhanh chóng chiếm lĩnh một lượng lớn thị phần và ngày càng phát triển doanh thu qua từng năm, như: Hệ thống Thế Giới Di Động, Viettel Store, FPT Shop (kinh doanh điện thoại di động, sim, thẻ cào...); Kim khí điện máy Hồng Hà, Trần Anh, Điện Máy Xanh (điện tử, điện lạnh, đồ dùng gia đình); Vinmart (hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm). Qua đó làm giảm thị phần của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh, kể cả những đơn vị vốn được coi là có quy mô lớn của tỉnh, dẫn đến giảm tổng doanh thu. Thứ hai: Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu mua sắm qua mạng phát triển mạnh, đặc biệt là mặt hàng hàng may mặc, đồ dùng gia đình...(Mức chi tiêu của người dân vào lĩnh vực này ngày càng tăng tỷ lệ trong khoản mục chi tiêu của người dân do giá cả hợp lý, hình thức thanh toán nhanh gọn, thời gian giao nhận hàng nhanh). Thứ ba: Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân cư Hoạt động xây dựng là một trong những ngành nghề chiếm tỷ lệ lao động cao, đặc biệt là trong khu kinh tế Vũng Áng, Tuy nhiên do các công trình trong khu kinh tế đã gần hoàn thành nên một lượng lớn lao động giảm, dẫn tới người lao động sẽ dịch chuyển đến tỉnh khác kiếm việc làm nên nhu cầu mua sắm trên địa bàn giảm, đồng thời người lao động mất việc làm dẫn tới những người sống phụ thuộc cũng bị ảnh hưởng theo. Những nguyên nhân trên ảnh hưởng lớn đến thu nhập chung của toàn xã hội, ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hóa. Về tiêu dùng mặt hàng lương thực, thực phẩm đang ở mức bão hòa: năm 2016 gặp phải sự cố môi trường vào đầu tháng 4 nhưng nhu cầu về lương thực, thực phẩm so năm 2015 vẫn tăng, mặt hàng lương thực, thực phẩm là nhu cầu thiết yếu vì vậy, người dân thay vì sử dụng hải sản thì chuyển sang dùng các thực phẩm khác như thịt, cá nước ngọt. Năm 2017 thì nhu cầu hải sản đã tăng trở lại nhưng vì là nhu cầu thiết yếu nên khối lượng tiêu dùng/người không thay đổi nhưng giá thịt lợn hơi giảm nên giá tiêu dùng về mặt hàng thịt lợn giảm dẫn tới doanh thu chung của nhóm ngành hàng này giảm. Mặt khác, do nhu cầu thực phẩm sạch nên người dân sản lượng “tự cung, tự cấp” như các loại rau, củ quả tươi tự trồng, thực phẩm chăn nuôi (người sản xuất và người tiêu dùng không qua thông qua trung gian) ngày càng tăng mạnh nên thông qua mua bán ngày càng giảm.Bên cạnh các yếu tố biến động tăng, giảm thị trường xăng dầu, gas nhiên liệu cũng như thị trường bán lẻ vật liệu xây dựng xi măng, sắt thép, cát.
Cục Thống kê Hà Tĩnh làm việc với BCĐ XD NTM xã Đức Long
- 08/06/2017 16:04
Thực hiện Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 24/3/2017 của UBND tỉnh về việc chấp thuận và giao bổ sung đỡ đầu thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2017-2020. Cục Thống kê Hà Tĩnh được giao chấp thuận và đỡ đầu thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại xã Đức Long, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.Ông: Nguyễn Việt Hùng - Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh và ông Trần Văn Minh - Bí thư Đảng ủy, Trưởng BCĐ XDNTM xã Đức Long ký kết nội dung biên bản chấp thuận đỡ đầu xây dựng NTM tại xã Đức Long Sáng ngày 7/6/2017, tại UBND xã Đức Long, Cục Thống kê Hà Tĩnh và BCĐ thực hiện Chương trình MTQG XD NTM xã Đức Long đã có buổi làm việc. Tham dự buổi làm việc, Cục Thống kê có ông Nguyễn Việt Hùng, Bí thư chi bộ, Cục trưởng Cục Thống kê, cùng các đồng chí lãnh đạo Cục và Trưởng các phòng chuyên môn nghiệp vụ liên quan. Cấp huyện có ông Nguyễn Ngọc Tuấn – UVBTV Huyện ủy, Chủ nhiệm UBKT huyện ủy; lãnh đạo Chi cục Thống kê. Cấp xã có ông Trần Văn Minh, Bí thư Đảng ủy, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của xã; đại diện cấp ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận tổ quốc xã, toàn thể các thành viên BCĐ XD NTM xã. Tại buổi làm việc, đã thông qua các nội dung, nhiệm vụ được giao theo quyết định của UBND tỉnh, báo cáo thực hiện các mục tiêu quốc gia XDNTM trên địa bàn xã; những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện phát triển kinh tế - xã hội và XD NTM. Đến nay, theo báo cáo của BCĐ XD NTM xã đã hoàn thành 14/20 tiêu chí. Các tiêu chí chưa đạt là: Giao thông; trường học; y tế; môi trường; quốc phòng và an ninh; khu dân cư kiểu mẫu và vườn mẫu. Đoàn cũng đã đi kiểm tra thực tế một số nội dung về thực hiện CTMTQG XD NTM của xã. Các đại biểu tham gia buổi làm việc đã phát biểu ý kiến thảo luận. Các ý kiến phát biểu nêu rõ cần đầy mạnh công tác tuyên truyền làm thay đổi căn bản nhận thức, suy nghĩ, cách làm và sự đồng thuận của người dân; vận dụng bài học lớn của Đảng và nhân dân ta là trong những lúc khó khăn phải tạo sức mạnh tổng hợp từ sự đoàn kết, thống nhất của cả hệ thống chính trị và nhân dân để vượt qua khó khăn và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra. Hai bên đã giao cho Tiểu ban xây dựng NTM Cục Thống kê và Ban chỉ đạo XD NTM xã tiếp tục bàn và phối hợp lập kế hoạch chi tiết, tổ chức thực hiện những nội dung cụ thể như trong báo cáo của BCĐ xã và các nội trong Biên bản ghi nhớ tại buổi làm việc. Kết thúc buổi làm việc, đã đi đến thống nhất các nội dung và ký kết Biên bản làm việc. Nhân dịp này, Cục Thống kê Hà Tĩnh cũng đã trao tặng xã Đức Long món quà trị giá 15 triệu đồng./.