0239 3856 760 | hatinh@gso.gov.vn

TỔNG MỨC BÁN LẺ HÀNG HÓA 6 tháng đầu năm 2017 tỉnh Hà Tĩnh

20/06/2017 16:42

Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội với những khó khăn của năm trước, dưới sự chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện chủ động, nghiêm túc nên những tháng đầu năm đạt kết quả tích cực trên các lĩnh vực như sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ, thu hút đầu tư. Đặc biệt, công tác giải quyết kịp thời chi trả bồi thường sự cố môi trường, các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các hộ, cơ sở sản xuất lợn giống, chăn nuôi lợn thương phẩm...; chỉ đạo các chủ đầu tư, các địa phương hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm và tiếp tục thúc đẩy phát triển khu kinh tế Vũng Áng.

Ngành sản xuất từng bước theo hướng tập trung quy mô lớn, đẩy mạnh liên kết các doanh nghiệp từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo quyết liệt. Nhiều dự án kinh doanh du lịch được đầu tư xây dựng và từng bước đi vào hoạt động đúng lịch trình, thu hút một lượng lớn du khách đến tham quan, du lịch và nghỉ mát như: Trung tâm giải trí đua chó xã Xuân Thành huyện Nghi Xuân, Tổ hợp biệt thự nghỉ dưỡng Vinpearl Cửa Sót huyện Lộc Hà…; Dịch vụ y tế, chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ được cải thiện, số cơ sở hoạt động dịch vụ thu hút lượt người đến khám chữa bệnh tăng.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa 6 tháng đầu năm 2017, ước đạt 13.745.119,1 triệu đồng (giảm 12,45%) so cùng kỳ năm trước.

Phân theo loại hình kinh tế, trong đó:

Kinh tế nhà nước ước đạt 1.028.649,8 triệu đồng, tăng 10,02%; Tập thể đạt 7.130,4 triệu đồng, tăng 20,14%. Nguyên nhân khối Nhà nước đạt được mức tăng khá so cùng kỳ chủ yếu kết quả kinh doanh nhóm hàng xăng dầu, theo báo cáo của các doanh nghiệp khối lượng bán ra và mức giá xăng dầu tăng so cùng kỳ.

Khối Cá thể ước đạt 8.587.787,5 triệu đồng (giảm 12,56%); Tư nhân đạt 4.121.551,3 triệu đồng (giảm 16,52%).

+  Nhóm ngành hàng giảm: Lương thực, thực phẩm đạt 5.513.716 triệu đồng (giảm 6,63%); May mặc đạt 863.953 triệu đồng (giảm 19,42%); Đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình đạt 1.756.110 triệu đồng (giảm 28,63%); Vật phẩm văn hóa, giáo dục đạt 114.202,4 triệu đồng (giảm 31,19%); Ô tô các loại đạt 302.083,5 triệu đồng (giảm 32,60%); Phương tiện đi lại (trừ ôtô, kể cả phụ tùng) đạt 859.126,8 triệu đồng (giảm 3,29%); Nhiên liệu khác đạt 227.904,9 triệu đồng (giảm 29,41%); Đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 324.478,5 triệu đồng (giảm 23,36%); Hàng hóa khác đạt 986.157,1 triệu đồng (giảm 23,65%); Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy và xe có động cơ đạt 272.493 triệu đồng (giảm 14,77%) so cùng kỳ.

+ Nhóm ngành hàng tăng: Gỗ và vật liệu xây dựng đạt 888.683,1 triệu đồng (tăng 8,15%) và xăng, dầu các loại đạt 1.636.210,8 triệu đồng, tăng 3,58%;

Tóm lại, kết quả kinh doanh các nhóm ngành hàng đều giảm mạnh, ngoại trừ nhóm ngành hàng xăng, dầu các loại và gỗ vật liệu xây dựng đạt mức tăng so cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân như sau:

Thứ nhất: Do trên địa bàn tỉnh xuất hiện ngày càng nhiều các cửa hàng kinh doanh là chi nhánh, văn phòng, cơ sở kinh doanh (hộ cá thể) hạch toán phụ thuộc vào trụ sở chính (DN đóng ở tỉnh khác). Mặc dầu thời gian kinh doanh trên địa bàn chỉ mới hoạt động thời gian chưa lâu nhưng với mức đầu tư lớn và thương hiệu đã nhanh chóng chiếm lĩnh một lượng lớn thị phần và ngày càng phát triển doanh thu qua từng năm, như: Hệ thống Thế Giới Di Động, Viettel Store, FPT Shop (kinh doanh điện thoại di động, sim, thẻ cào...); Kim khí điện máy Hồng Hà, Trần Anh, Điện Máy Xanh (điện tử, điện lạnh, đồ dùng gia đình); Vinmart (hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm). Qua đó làm giảm thị phần của các đơn vị sản xuất kinh doanh trong tỉnh, kể cả những đơn vị vốn được coi là có quy mô lớn của tỉnh, dẫn đến giảm tổng doanh thu.

Thứ hai: Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ nên nhu cầu mua sắm qua mạng phát triển mạnh, đặc biệt là mặt hàng hàng may mặc, đồ dùng gia đình...(Mức chi tiêu của người dân vào lĩnh vực này ngày càng tăng tỷ lệ trong khoản mục chi tiêu của người dân do giá cả hợp lý, hình thức thanh toán nhanh gọn, thời gian giao nhận hàng nhanh).

Thứ ba: Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trong dân cư

Hoạt động xây dựng là một trong những ngành nghề chiếm tỷ lệ lao động cao, đặc biệt là trong khu kinh tế Vũng Áng, Tuy nhiên do các công trình trong khu kinh tế đã gần hoàn thành nên một lượng lớn lao động giảm, dẫn tới người lao động sẽ dịch chuyển đến tỉnh khác kiếm việc làm nên nhu cầu mua sắm trên địa bàn giảm, đồng thời người lao động mất việc làm dẫn tới những người sống phụ thuộc cũng bị ảnh hưởng theo.

Những nguyên nhân trên ảnh hưởng lớn đến thu nhập chung của toàn xã hội, ảnh hưởng đến nhu cầu mua sắm, tiêu dùng hàng hóa.

Về tiêu dùng mặt hàng lương thực, thực phẩm đang ở mức bão hòa: năm 2016 gặp phải sự cố môi trường vào đầu tháng 4 nhưng nhu cầu về lương thực, thực phẩm so năm 2015 vẫn tăng, mặt hàng lương thực, thực phẩm là nhu cầu thiết yếu vì vậy, người dân thay vì sử dụng hải sản thì chuyển sang dùng các thực phẩm khác như thịt, cá nước ngọt. Năm 2017 thì nhu cầu hải sản đã tăng trở lại nhưng vì là nhu cầu thiết yếu nên khối lượng tiêu dùng/người không thay đổi nhưng giá thịt lợn hơi giảm nên giá tiêu dùng về mặt hàng thịt lợn giảm dẫn tới doanh thu chung của nhóm ngành hàng này giảm. Mặt khác, do nhu cầu thực phẩm sạch nên người dân sản lượng “tự cung, tự cấp” như các loại rau, củ quả tươi tự trồng, thực phẩm chăn nuôi (người sản xuất và người tiêu dùng không qua thông qua trung gian) ngày càng tăng mạnh nên thông qua mua bán ngày càng giảm.

Bên cạnh các yếu tố biến động tăng, giảm thị trường xăng dầu, gas nhiên liệu cũng như thị trường bán lẻ vật liệu xây dựng xi măng, sắt thép, cát.