0239 3856 760 | hatinh@gso.gov.vn

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2017

30/08/2017 10:17

Thị trường giá tiêu dùng tháng 8 tiếp tục tăng do ảnh hưởng giá tăng giá xăng, dầu vào các ngày 04/8, 19/8/2017 và giá gas tăng ngày 01/8/2017 đã làm tác động chỉ số giá tiêu dùng tăng. Bên cạnh những yếu tố góp phần làm tăng CPI trong tháng thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới 2017-2018 nên nhu cầu mua sắm sách, vở, giấy, bút, đồ dùng dụng cụ học tập và văn phòng phẩm tăng, giá các mặt hàng này tăng hơn so các tháng trong năm. Mặt khác, thời tiết đang mùa nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt vẫn đang còn tăng cao do đó giá điện nước sinh hoạt bình quân trong tháng tăng.

Những ngày cuối tháng trùng Lễ Vu Lan (rằm tháng 7 Âm lịch), nhu cầu sử dụng lương thực, thực phẩm như gạo, nếp ngon, thực phẩm tươi sống như: thịt gà, thịt lợn, thịt bò…, thực phẩm dự kiến xu hướng tiếp tục tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2017 tăng 0,96% so tháng trước, tăng 3,21% so cùng tháng năm trước và tăng 0,14% so tháng 12 năm trước. So tháng trước khu vực thành thị tăng 1,09%; nông thôn tăng 0,87%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có:

Bảy nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,82% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 1,95% và giảm 2,78% so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,08% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,12% và tăng 0,65% so tháng 12 năm trước; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 1,27% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,19% và tăng 2,56% so tháng 12 năm trước; Giáo dục tăng 4,89% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 9,01%, so tháng 12 năm trước tăng 4,97%; Giao thông tăng 2,03% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,35% và tăng 0,67% so tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,08% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,56% và tăng 1,18% so tháng 12 năm trước ;Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,05% so tháng trước, so cùng kỳ tăng 2,98% và tăng 1,67% so tháng 12 năm trước.

Nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Văn hóa giải trí và du lịch giảm 0,15% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,78% và tăng 3,61% so tháng 12 năm trước; 

Các nhóm Bưu chính viễn thông;Thuốc và dịch vụ y tế; Đồ uống và thuốc lá ổn định, không có sự tăng giảm so tháng trước.

Tác động đến CPI tháng 8 năm 2017 tăng so tháng trước chủ yếu do

(1) Giá nước máy sinh hoạt được điều chỉnh tăng đơn giá;

(2) Điều chỉnh tăng học phí khối mầm non tư thục;

(3) Giá nhiên liệu xăng dầu và giá vật liệu xây dựng tăng mạnh;

(4) Giá các loại thực phẩm như thịt lợn, rau củ quả xu hướng tiếp tục tăng.

* Tính chung 8 tháng năm 2017: CPI bình quân chung tăng 3,70% so cùng kỳ năm trước. Có 3 tháng đầu năm chỉ số giá tăng so tháng trước, nhưng sang tháng 4, 5, 6 có chỉ số giá giảm. Sang tháng 7 và 8 chỉ số giá tăng trở lại. Qua sự theo dõi của các mặt hàng cho thấy, nhóm lương thực thực phẩm, xăng dầu, điện nước có tác động rất lớn đến sự tăng giảm chung của chỉ số giá tiêu dùng chung. Ngoài ra, những chính sách điều chỉnh của các cơ quan quản lý đến các mặt thiết yếu như tiền lương, y tế, giáo dục thường kéo theo những biến động lớn và mặt giá cả.

Dự kiến CPI tháng 9/2017, tiếp tục tăng, do ảnh hưởng tăng giá nhóm giáo dục và y tế, khám chữa bệnh, sau khi được thông qua Nghị quyết của tỉnh.