Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2018 tỉnh Hà Tĩnh
- 28/12/2018 14:25
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2018 tỉnh Hà Tĩnh 28/12/2018 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm 2018 giảm so tháng trước. Giá nhiên liệu, xăng dầu giảm mạnh theo tình hình chung thị trường thế giới. Giá các dịch vụ khám chữa bệnh tăng mạnh theo sự điều chỉnh của Bộ y tế. Cụ thể: * CPI tháng 12 năm 2018, giảm 0,15% so với tháng trước, tăng 2,59% so với cùng tháng năm trước. So với tháng trước khu vực thành thị giảm 0,11%; nông thôn giảm 0,18%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính: 05 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,12% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 4,46%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,80% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 2,21%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,89% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 1,46%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 6,94% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 11,53%; Bưu chính viễn thông tăng 0,02% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước giảm 0,86%. Nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,82% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,82%; Giao thông giảm 4,32% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 1,58%; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 1,48% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm 3,29%; Hàng hoá và dịch vụ khác giảm 0,04%, so cùng tháng năm trước tăng 3,94%. Các nhóm Đồ uống và thuốc lá, Giáo dục không có sự giảm giảm so với tháng trước. * Chỉ số giá tiêu dùng năm 2018 tăng 3,68% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực thành thị tăng 3,52%; nông thôn tăng 3,80%. Chỉ số giá một số nhóm mặt hàng tiêu dùng bán lẻ hàng hóacác tháng năm 2018 so với cùng kỳ năm trước Phân theo nhóm ngành hàng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,99%; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,22%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,82%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,71%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,28%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,73%; Giao thông tăng 6,29%; Bưu chính viễn thông giảm 0,59%; Giáo dục tăng 13,34%; Văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,98%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,22% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2018, chỉ số giá tiêu dùng chịu ảnh hưởng chủ yếu từ sự tăng giảm của 04 nhóm hàng hoá, dịch vụ gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống; Thuốc và dịch vụ y tế; Giao thông; Giáo dục. Bên cạnh đó, nhờ sự tăng trưởng cao của nền kinh tế, thu nhập của người dân tăng cao, kích thích nhu cầu tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ. Dự kiến CPI tháng 01/2019, tăng mạnh. Do là tháng cận Tết Nguyên đán, nhu cầu tiêu dùng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến một số nhóm hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng so với tháng 12/2018. Công tác kiểm tra quản lý giá, bình ổn thị trường thương mại trong những tháng cuối năm được các cấp các ngành quan tâm hơn. Để bảo đảm nguồn hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, các siêu thị lớn, doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã có sự chuẩn bị chu đáo về nguồn hàng cũng như đưa ra nhiều chương trình kích cầu, bình ổn giá… Bên cạnh đó, các ngành chức năng đã tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu, gian lận thương mại; đảm bảo nhu cầu hàng hóa, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu, các dịch vụ công thông suốt để phục vụ đời sống cũng như sử dụng hợp lý quỹ bình ổn giá để bình ổn thị trường.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2018 tỉnh Hà Tĩnh
- 29/11/2018 14:22
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2018 tỉnh Hà Tĩnh 29/11/2018 Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 năm 2018 giảm so tháng trước. Chịu ảnh hưởng từ giá lương thực, thực phẩm đều tăng, nhất là giá nhiên liệu xăng dầu được điều chỉnh tăng với biên độ cao. Một mặt hàng thiết yếu khác là giá gas nhiên liệu cũng được điều chỉnh tăng giá là những yếu tố khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng này tăng khá cao. CPI tháng 11 năm 2018, giảm 0,33% so với tháng trước, tăng 3,0% so với cùng tháng năm trước và tăng 2,75% so với tháng 12 năm trước. So tháng trước khu vực thành thị giảm 0,35%; nông thôn giảm 0,31%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính: 04 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Đồ uống và thuốc lá tăng 0,39% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 1,24%, tăng 0,80% so với tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,79% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 3,11%, tăng 1,39% so với tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,03% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,80%, tăng 0,56% so với tháng 12 năm trước; Hàng hoá và dịch vụ khác tăng 0,03% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 3,99%, tăng 3,99% so với tháng 12 năm trước. Nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,56% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 3,99%, tăng 4,34% so với tháng 12 năm trước; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,26% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 2,58%, tăng 1,66% so với tháng 12 năm trước; Giao thông giảm 1,44% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 6,84%, tăng 6,16% so với tháng 12 năm trước; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,19% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước giảm 1,80%, giảm 1,84% so với tháng 12 năm trước. Các nhóm Giáo dục; Bưu chính viễn thông; Thuốc và dịch vụ y tế ổn định, không có sự giảm giảm so tháng trước. Infographic về chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 năm 2018 tỉnh Hà Tĩnh so với tháng trước * CPI 11 tháng đầu năm 2018 tăng 3,78% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực thành thị tăng 3,61%; nông thôn tăng 3,90%. Phân theo nhóm ngành hàng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,86%; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,25%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,88%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,98%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,26%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,22%; Giao thông tăng 6,73%; Bưu chính viễn thông giảm 0,56%; Giáo dục tăng 14,59%; Văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,76%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,24% so với cùng kỳ năm trước. * Dự kiến tháng 12/2018, Chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trong tháng xu hướng tăng giá. Trong đó, giá lương thực, thực phẩm dự kiến tăng cao nhất. Do nguồn cung có thể bị ảnh hưởng khi tâm lý người dân có xu hướng tích trữ để bán ra vào dịp Tết âm lịch năm 2019. Giá các nhóm mặt hàng đồ dùng gia đình, bao gồm hàng điện tử, đồ dùng nhà bếp; hàng may mặc dự kiến tiếp tục tăng giá do nhu cầu mua sắm những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, do nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở dịp cuối năm nên giá bán lẻ sắt thép, vật liệu xây dựng dự kiến tăng giá.
Tập huấn nghiệp vụ quản lý và lập bảng kê Tổng điều tra dân số 2019
- 27/11/2018 08:21
Thực hiện Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 06/12/2017 và Quyết định số 772/QĐ-TTg ngày 26/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019.Ngày 26/11/2018, Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác quản lý và lập bảng kê Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Thành phần tham dự Hội nghị có ông Nguyễn Việt Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019; các thành viên Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tỉnh Hà Tĩnh; các thành viên Văn phòng Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh; Trưởng, phó Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở cấp huyện, giảng viên cấp huyện; cơ quan Báo Hà Tĩnh, Đài phát thanh truyền hình tỉnh cùng tham dự và đưa tin. Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Việt Hùng, Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đã nhấn mạnh đến mục đích, ý nghĩa của cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở là nguồn thông tin chủ yếu và tin cậy về tình hình dân số, nhân khẩu học và tình trạng nhà ở của dân cư nhằm đáp ứng các mục tiêu về tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia quy định trong Luật Thống kê, đồng thời cũng là nguồn thông tin phục vụ Đảng, Quốc Hội và Chính phủ trong đánh giá tình hình, xây dựng chiến lược, chính sách liên quan đến người dân và các chính sách phát triển đất nước. Ban Chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 phát biểu khai mạc tại Hội nghị Hội nghị tập huấn giúp các thành viên Ban chỉ đạo cấp tỉnh; Văn phòng Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh; Trưởng, phó Ban chỉ đạo cấp huyện, giảng viên cấp huyện nắm vững, bổ sung cập nhật các yêu cầu nghiệp vụ mới nhất trong công tác quản lý và lập bảng kê Tổng điều tra. Đồng thời phổ biến, quán triệt phương pháp thu thập thông tin qua hai phương pháp là phỏng vấn trực tiếp và hộ tự cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử của Tổng điều tra. Là cuộc Tổng điều tra đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong tất cả các công đoạn của Tổng điều tra từ chuẫn bị xây dựng mạng lưới, thu thập thông tin, kiểm tra và nghiệm thu số liệu, xử lý số liệu đến công bố kết quả Tổng điều tra. Sử dụng hai hình thức thu thập thông tin, đó là: sử dụng thiết bị điện tử di động trong thu thập thông tin và sử dụng phiếu trực tuyến để các hộ dân cư tự cung cấp thông tin thông qua sử dụng internet. Một số hình ảnh tại hội nghị:Bà Phan Thị Hạnh, Trưởng phòng Thống kê Dân số - Văn xã, Chánh Văn phòng BCĐ TĐT,giảng viên hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác quản lý và lập bảng kêÔng Ngô Hữu Phước, Thống kê viên, phòng Thống kê Dân số - Văn xã, giảng viên hướng dẫn nghiệp vụ trong công tác quản lý và lập bảng kêToàn cảnh Hội nghị tập huấn công tác quản lý, lập bảng kê Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tỉnh Hà TĩnhGửi bởi Nguyễn Trung Kiên, Phòng Thanh tra Thống kê, Cục Thống kê Hà Tĩnh
Tổng đàn gia súc, gia cầm theo kết quả điều tra chăn nuôi 01/10/2018
- 22/11/2018 13:29
Thực hiện Kế hoạch công tác thông tin thống kê nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 ban hành theo Quyết định số 1009/QĐ-TCTK ngày 17/9/2018 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Cục Thống kê Hà Tĩnh có Công văn số 242/CTK-NLTS ngày 17/9/2018 gửi các Chi cục Thống kê huyện, thành phố và thị xã về một số lưu ý trong việc tổ chức thực hiện điều tra chăn nuôi thời điểm 01-10-2018 tại cơ sở. Điều tra với 3630 hộ mẫu (2820 hộ mẫu khu vực nông thôn, 810 hộ mẫu khu vực thành thị), điều tra mẫu 405/1189 gia trại lợn, 199/270 gia trại gia cầm; điều tra toàn bộ 109 doanh nghiệp/hợp tác xã và 209 trang trại về số đầu con và sản lượng sản phẩm lợn và gia cầm, điều tra toàn bộ 2040 thôn; kết quả: Tổng đàn đại gia súc trâu, bò: Toàn tỉnh hiện có 265377 con, bằng 91% (giảm 26233 con) so với thời điểm 01/10/2017. Trong đó: Đàn trâu hiện có 73047 con, bằng 91,55% giảm 6741 con; số con xuất chuồng đạt 17723 con, bằng 92,43% giảm 1452 con, sản lượng xuất chuồng đạt 3961 tấn, bằng 89,03% giảm 488,3 tấn so với năm trước. Đàn trâu có xu hướng giảm dần do chưa có các mô hình chăn nuôi lớn chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ trong dân, nuôi kết hợp với các loại vật nuôi khác, mặt khác loại thực phẩm này cũng chưa có xu hướng tiêu dùng mạnh trong dân. Hiện nay xu hướng ở nông thôn người dân rảnh rỗi đi buôn bán, làm thuê ở những nơi khác chỉ có những người già cả chăn dắt nên xu hướng chăn nuôi trâu trong dân giảm. Đàn bò hiện có 192330 con, bằng 90,8% giảm 19492 con; số con xuất chuồng đạt 63741 con, bằng 93,16% giảm 4677 con, sản lượng xuất chuồng đạt 10874,8 tấn, bằng 90,84% giảm 1096,9 tấn so với năm trước. Tổng đàn bò sữa hiện có 2724 con bằng 98,41% và bò cái sữa có 1238 con bằng 88,11% so với thời điểm 1.10.2017 nên sản lượng sữa tươi đạt 8346 tấn bằng 78,06% (giảm 2346 tấn) so với năm trước. Dự án chăn nuôi bò Bình Hà là dự án có quy mô lớn nhưng hiện nay còn 1147 con (trong khi quy mô năm 2016 hơn 30 ngàn con, năm 2017 còn hơn 10 nghìn con), số con xuất chuồng trong cả năm 2018 hơn 1500 con. Dự án chăn nuôi bò thịt của Tổng công ty Khoảng sản và Thương mại Hà Tĩnh vẫn duy trì tổng đàn ở mức 564 con; dự án chăn nuôi bò sữa Vinamilk hiện nay tổng đàn có 2.724 con, giảm 44 con so với năm trước. Xu hướng chăn nuôi bò trong dân hiện nay cũng có xu hướng giảm dần vì ngoài thời gian làm nông nghiệp thời gian rảnh rỗi người dân ở khu vực nông thôn thường đi làm thuê, việc chăn thả bò chỉ có những người già không có việc làm thêm mới chăn thả một vài con. Mặt khác diện tích chăn thả có xu hướng hẹp dần vì người dân đầu tư trồng trọt trên các vùng đồi đất trống. Số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chăn nuôi bò rất ít chỉ có 29 hợp tác xã, doanh nghiệp chiếm tỷ lệ hơn 5% trên tổng số các doanh nghiệp hoạt động nông, lâm nghiệp, thủy sản. Đàn lợn hiện có 426450 con, bằng 101,04% (tăng 4383 con). Trong đó: Lợn thịt tăng 9287 con, lợn nái giảm 4664 con; số con xuất chuồng đạt 901915 con, bằng 87,97% giảm 123376 con, sản lượng xuất chuồng đạt 74628,3 tấn, bằng 94,65% giảm 4216,4 tấn so với năm trước. Cuối năm 2017 và các tháng đầu năm 2018, chăn nuôi lợn gặp rất nhiều khó khăn do giá lợn hơi giảm, từ tháng 5 năm 2018 lại nay giá lợn đã tăng trở lại nên đàn lợn có xu hướng tăng. Tuy nhiên, xu hướng tăng mới chỉ ở các mô hình gia trại mới chỉ tăng về quy mô. Năm 2017, số lượng gia trại 1350 gia trại, bình quân mỗi gia trại 42,47 con/gia trại, năm 2018 số lượng gia trại 1184 gia trại, bình quân mỗi gia trại 46,26 con/gia trại. Chăn nuôi ở khu vực trang trại và hợp tác xã vẫn cầm chừng. Xu hướng chăn nuôi ở hộ nông thôn giảm do diện tích chăn nuôi ở khu vực xa dân cư hạn chế, ở khu vực gần dân ảnh hưởng đến môi trường nên người dân hạn chế nuôi. Số hộ chăn nuôi năm 2018 giảm hơn so với năm trước (giảm 7,46%), tuy nhiên quy mô chăn nuôi mỗi hộ vẫn tăng hơn so với năm trước (năm 2017 quy mô 3,88con/hộ, năm 2018 quy mô 4,17 con/hộ). Đàn dê đang có xu hướng giảm vì số lượng dê ở các tỉnh khác nhập về giá rẻ hơn nên người dân bỏ nuôi nhiều. Đàn hươu những năm qua phát triển mạnh do có chính sách hỗ trợ của nhà nước, chăn nuôi hươu mang lại hiệu quả kinh tế cao nên người dân vẫn duy trì, đàn hươu chủ yếu ở huyện Hương Sơn (chiếm tỷ trọng 94% toàn tỉnh) vì đây là huyện có vùng đồi núi rộng, mát mẻ thích hợp với chăn nuôi hươu. Mô hình chăn nuôi thỏ những năm trước phát triển mạnh do quá trình xây dựng các mô hình về đích nông thôn mới, chủ yếu tập trung ở huyện Hương Sơn, tuy nhiên hiện nay đàn thỏ có xu hướng giảm mạnh do chăn nuôi không hiệu quả, đầu ra sản phẩm không có nên người dân bỏ nuôi. Tổng đàn gia cầm hiện có 8625,7 ngàn con, bằng 102,64% (tăng 221,5 ngàn con); số con xuất chuồng đạt 12179,1 ngàn con, bằng 109,2% tăng 1082,8 ngàn con; sản lượng gia cầm đạt 19287,5 tấn, bằng 112,5% tăng 2136,5 tấn so với 01/10/2017. Chăn nuôi gà tiếp tục phát triển theo hướng mô hình trang trại, gia trại, cùng với đó việc chăn nuôi gà với quy mô nhỏ vẫn đang phát triển mạnh và rộng rãi không chỉ phát triển ở khu vực nông thôn mà hiện nay ở khu vực thành thị nhiều hộ cũng phát triển chăn nuôi gà theo hướng tự cung, tự cấp nên đàn gà vẫn tăng, mặt khác thời điểm này người dân bắt đầu thả nhiều để chuẩn bị cung cấp cho dịp Tết Nguyên Đán. Như vậy, nhìn chung đàn gia cầm phát triển nhẹ chủ yếu ở đàn gà (đàn gà hiện có chiếm gần 80% trong tổng số gia cầm) do chăn nuôi gà được phát triển theo hướng trang trại, gia trại nhiều hơn các loại gia cầm khác, mặt khác nhu cầu tiêu dùng thực phẩm này thường xuyên và cao hơn các loại thực phẩm gia cầm khác nên người dân đầu tư nhiều hơn. Các loại gia cầm khác như vịt, chim cút, chim bồ câu, đà điểu có xu hướng giảm do hiện nay chưa có các mô hình chăn nuôi quy mô lớn mới chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ nên đầu tư thất thường, tuy nhiên các loại gia cầm này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng đàn vì vậy ảnh hưởng rất ít trong tốc độ phát triển của tổng đàn gia cầm.
Sản lượng thủy sản ước tính năm 2018
- 21/11/2018 12:39
Thời tiết thuận lợi cho việc phát huy các diện tích nuôi trồng và đánh bắt hải sản. Tổng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ước tính năm 2018 đạt 47260 tấn, bằng 104,97% tăng 2239 tấn so với năm 2017. Trong đó: Sản lượng khai thác ước đạt 33276 tấn, bằng 103,87% tăng 1241 tấn so với năm 2017. Sản lượng khai thác cá tăng 1091 tấn; tôm tăng 114 tấn; thủy sản khác tăng 36 tấn. Trong đó: Khai thác biển ước đạt 28658 tấn, tăng 952 tấn. Sản lượng nuôi trồng ước đạt 13984 tấn, bằng 107,69% tăng 998 tấn so với năm 2017. Sản lượng nuôi trồng cá tăng 159 tấn; tôm tăng 306 tấn; thuỷ sản khác tăng 613 tấn. Huyện Lộc Hà tăng 405 tấn; Nghi Xuân tăng 156 tấn; Thị xã Kỳ Anh tăng 103 tấn; Thạch Hà tăng 45 tấn... Tôm thẻ chân trắng ước đạt 3499 tấn, tăng 449 tấn;
Năng suất lúa Hè thu 2018
- 19/11/2018 12:21
Năm 2018, sản xuất nông nghiệp chịu tác động của biến đổi khí hậu; nhưng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp, các ngành về cơ cấu giống, thời vụ, điều hành tưới nước, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, phòng trừ kịp thời sâu bệnh; sản xuất liên kết giống, phân bón và tiêu thụ là bài học quan trọng trong sản xuất vụ Hè thu. Diện tích: Toàn tỉnh gieo cấy lúa Hè Thu đạt 43145 ha bằng 97% kế hoạch (KH 2018 = 44369 ha); so với cùng kỳ năm trước bằng 96,93% (giảm 1365 ha). Một số huyện diện tích lúa giảm như: Hương Khê giảm 155 ha, Hương Sơn giảm 728 ha; Đức Thọ giảm 575 ha; ... Nguyên nhân diện tích lúa Hè Thu giảm do ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây mưa lớn, ngập lụt trên địa bàn làm cho một số diện tích lúa gieo trồng đang thời kỳ phát triển bị ngập úng. Một số huyện có diện tích cây lúa phục hồi sau lụt như huyện Can Lộc 306 ha; Lộc Hà 115 ha... Tuy nhiên, diện tích sau khi phục hồi, kém phát triển, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa Hè Thu chung của toàn huyện. Bên cạnh đó có một số huyện có diện tích lúa tăng như Thị xã Hồng Lĩnh tăng 24 ha; huyện Thạch Hà tăng 106 ha; huyện Kỳ Anh tăng 24 ha... Năng suất, sản lượng: Năng suất lúa Hè Thu đạt 46,48 tạ/ha, bằng 103,55% tăng 1,59 tạ/ha so với thực hiện cùng kỳ. Sản lượng lúa đạt 200533 tấn, bằng 100,38%, tăng 752 tấn so với cùng kỳ năm trước. Một số hình ảnh thăm đồng vụ lúa Hè Thu năm 2018Đ/c Trần Thanh Bình, Phó cục trưởng Cục Thống kê và đ/c Trần Hữu DuyệtPhó chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên Thăm đồng kiểm tra đánh giá năng suất lúa Hè thu 2018.
Sơ bộ diện tích, năng suất, sản lượng cây hàng năm, cả năm 2018
- 19/11/2018 00:47
Năm 2018, hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh về cơ bản đạt khá. Vụ Đông Xuân 2018 diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển. Vụ Xuân 2018 chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh đầu vụ (từ tháng 12/2017 đến giữa tháng 02/2018) nhiệt độ xuống thấp làm chết cục bộ một số diện tích lúa gieo thẳng. Tháng 02 đến tháng 3/2018 có 2 đợt không khí lạnh, nhiệt độ trung bình 19,5-26,70C; thời kỳ phân hóa đòng, một số diện tích lúa vụ Xuân bị ảnh hưởng khô đầu bông khi trổ. Đầu vụ Hè Thu nắng nóng diện rộng làm cho một số diện tích lúa bị hạn cục bộ và diện tích gieo trỉa đậu xanh đạt thấp (65,8% KH). Từ ngày 15 - 19/7/2018 ảnh hưởng của bão số 3, gây mưa to, làm ngập úng và đổ ngã nhiều diện tích lúa, cây trồng cạn vụ Hè Thu (7.748,2 ha lúa, 1.918 ha hoa màu, rau màu; 2.966,7 ha cây trồng hàng năm bị ảnh hưởng). Vụ Mùa năm 2018 diễn ra trong điều kiện thời tiết không thuận lợi, từ giữa tháng 6 đến cuối tháng 7, thời tiết chủ yếu nắng nóng gay gắt, từ ngày 13/7/2018 đến ngày 19/7/2018 do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới và cơn bão số 3 đã làm ảnh hưởng đến tình hình gieo trồng và năng suất sản lượng các loại cây hàng năm. Việc chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn phòng trừ các đối tượng dịch hại cây trồng, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông được triển khai quyết liệt, đồng bộ, kịp thời từ tỉnh đến cơ sở. Tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm cả năm 2018 toàn tỉnh sơ bộ đạt 154926 ha, bằng 97,30% giảm 4302 ha so với năm trước, diện tích giảm chủ yếu cây lúa vụ Hè Thu giảm 1365 ha, cây khoai lang giảm 469 ha, cây lạc vụ Xuân giảm 1453 ha, cây đậu các loại giảm 3208 ha. Tổng sản lượng lương thực có hạt sơ bộ đạt 570884 tấn, so với cùng kỳ năm trước bằng 121,16% tăng 99363 tấn. Trong đó sản lượng lúa sơ bộ đạt 535253 tấn, so với cùng kỳ năm trước bằng 120,90% tăng 92521 tấn cơ bản khắc phục được sản lượng lúa năm 2017 mất do giống lúa Thiên Ưu. Sản lượng ngô sơ bộ đạt 35631 tấn, so với năm trước bằng 125,31% giảm 7197 tấn. 1. Cây lúa: Diện tích gieo trồng sơ bộ đạt 102798 ha, bằng 98,78% giảm 1273 ha so với thực hiện năm trước. Trong đó: Diện tích lúa Đông Xuân đạt 59143 ha, bằng 100,47% tăng 276,9 ha so với năm trước. Diện tích gieo cấy lúa Hè Thu đạt 43145 ha bằng 97% kế hoạch (KH 2018 = 44369 ha). So với cùng kỳ năm trước bằng 96,93% (giảm 1365 ha).... Diện tích gieo cấy lúa Mùa sơ bộ đạt 511 ha, bằng 73,4% giảm 185 ha so với vụ Mùa năm trước. Năng suất lúa cả năm sơ bộ đạt 52,07 tạ/ha, bằng 122,40% tăng 9,54 tạ/ha. Sản lượng lúa sơ bộ đạt 535253 tấn so năm trước bằng 120,90% tăng 92521 tấn. Diện tích lúa giảm 1273 ha đã làm cho sản lượng lúa giảm 6659 tấn, năng suất lúa tăng 9,54 tạ/ha đã làm cho sản lượng lúa tăng 99180 tấn. 2. Cây ngô: Diện tích ngô sơ bộ đạt 9252 ha, bằng 120,23% tăng 1557 ha. Năng suất ngô cả năm sơ bộ đạt 38,51 tạ/ha bằng 104,22% tăng 1,56 tạ/ha; sản lượng ngô sơ bộ đạt 35631 tấn bằng 125,31%, tăng 7197 tấn so với cùng kỳ năm trước. Diện tích ngô tăng 1557 ha đã làm cho sản lượng ngô tăng 5996 tấn; năng suất ngô tăng 1,56 tạ/ha đã làm cho sản lượng ngô tăng 1201 tấn. 3. Cây khoai lang: Diện tích gieo trồng sơ bộ đạt 3692 ha, bằng 88,74% giảm 469 ha so với cùng kỳ năm trước. Năng suất khoai lang sơ bộ đạt 70,60 tạ/ha bằng 107,58%, tăng 4,97 tạ/ha so với thực hiện năm trước. Sản lượng khoai sơ bộ đạt 26063 tấn, so với cùng kỳ năm trước bằng 95,46% giảm 1240 tấn. Diện tích khoai sọ sơ bộ đạt 53 ha. Cây lấy củ có chất bột khác diện tích sơ bộ đạt 78 ha. 4. Cây sắn: Diện tích sắn sơ bộ đạt 2965 ha, so với cùng kỳ bằng 100,98%, tăng 29 ha. Năng suất sơ bộ đạt 142,67 tạ/ha, bằng 103,54% tăng 4,77 tạ/ha. Sản lượng sắn sơ bộ đạt 42299 tấn, bằng 104,47%, tăng 1809 tấn so với cùng kỳ. 5. Cây có hạt chứa dầu: Cây lạc diện tích cả năm sơ bộ đạt 13563 ha, bằng 89,72% giảm 1554 ha; trong đó lạc vụ Đông 30 ha tăng 12 ha, diện tích lạc vụ Xuân 13050 ha giảm 1453 ha, diện tích lạc vụ Mùa sơ bộ đạt 482 ha giảm 88 ha. Năng suất lạc cả năm sơ bộ đạt 26,74 tạ/ha bằng 114,18%, tăng 3,32 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng lạc sơ bộ đạt 36265 tấn bằng 102,44%, tăng 864 tấn so với cùng kỳ. Cây vừng diện tích cả năm sơ bộ đạt 576 ha , bằng 77,66% giảm 166 ha; năng suất vừng sơ bộ đạt 4,77 tạ/ha bằng 105,10%, tăng 0,23 tạ/ha; sản lượng vừng sơ bộ đạt 275 tấn bằng 81,63%, giảm 62 tấn so với cùng kỳ năm trước. 6. Rau các loại: Diện tích rau các loại sơ bộ đạt 11988 ha, bằng 111,71% tăng 1257 ha so với cùng kỳ năm trước. Trong đó diện tích rau các loại vụ Đông Xuân chính thức đạt 9620 ha bằng 115,56% tăng 1296 ha so với cùng kỳ năm trước. Năng suất các loại rau cả năm (chủ yếu là rau muống, rau cải, dưa hấu, dưa chuột, bí xanh) sơ bộ đạt 68,18 tạ/ha, bằng 103,21% tăng 2,12 tạ/ha so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng rau sơ bộ đạt 81730 tấn, bằng 115,30% tăng 10843 tấn so với cùng kỳ năm trước. 7. Đậu các loại: Diện tích gieo trồng đậu cả năm sơ bộ đạt 3503 ha, bằng 52,2% giảm 3208 ha, trong đó vụ Mùa diện tích đậu các loại ước đạt 2979 ha, bằng 47,84%, giảm 3247 ha so với thực hiện cùng kỳ. Huyện Hương Sơn giảm 1176 ha, Hương Khê giảm 721 ha, Vũ Quang giảm 287 ha. Năng suất đậu sơ bộ đạt 5,91 tạ/ha, bằng 100,07%; sản lượng đậu đạt 2072 tấn, bằng 52,24% giảm 1894 tấn so với cùng kỳ. 8. Hoa và cây cảnh: Do điều kiện thời tiết và kinh nghiệm trồng và chăm sóc còn hạn chế nên hiệu quả kinh tế từ trồng hoa và cây cảnh mang lại còn thấp. 9. Cây hàng năm khác: Diện tích cây hàng năm khác toàn tỉnh sơ bộ đạt 5138 ha, bằng 90,04% so với cùng kỳ năm trước, giảm 568 ha.
Công tác lập danh sách thôn xóm, vẽ sơ đồ nền, phân chia địa bàn Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 tỉnh Hà Tĩnh
- 16/11/2018 19:16
Tổng điều tra dân số và nhà ở vào thời điểm 0 giờ ngày 01/4/2019 thu thập các thông tin cơ bản về dân số và nhà ở nhằm các mục đích chính sau: Thứ nhất, biên soạn các chỉ tiêu dân số, nhân khẩu học và nhà ở phục vụ Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; phân tích và dự báo tình hình phát triển dân số và nhà ở trên phạm vi cả nước và từng địa phương. Thứ hai, đáp ứng nhu cầu thông tin về dân số và nhà ở phục vụ đánh giá kết quả thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020; xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030; phục vụ công tác giám sát thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; giám sát các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết. Thứ ba, cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu tổng hợp quốc gia về dân số; xây dựng dàn mẫu chủ phục vụ các cuộc điều tra hộ dân cư thời kỳ 2019 - 2029. Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 được tiến hành theo hình thức điều tra phiếu capi (phiếu điện tử) và phiếu papi (phiếu giấy). Đối với Hà Tĩnh, 100% địa bàn áp dụng hình thức điều tra theo phiếu capi. Điều tra viên sẽ được tập huấn, hướng dẫn và sử dụng điện thoại thông minh để tiến hành thu thập thông tin. Đây là một hình thức điều tra mới với nhiều ưu điểm vượt trội so với hình thức điều tra phiếu giấy như trước đây. Một số ưu điểm vượt trội như: quản lý được điều tra viên có đến hộ hay không thông qua chức năng định vị GPS; kiểm soát các bước nhảy trong hệ thống bảng hỏi; quản lý, cập nhật hệ thống thông tin nhanh chóng… Để chuẩn bị tốt cho công tác Tổng điều tra, Tổng cục Thống kê đã phối hợp với Trung tâm tin học xây dựng hệ thống chương trình được sử dụng để quản lý, giám sát tiến độ và kết quả điều tra. Chương trình cho phép cập nhật danh sách lực lượng tham gia Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2019 như: Ban chỉ đạo và Giám sát viên các cấp (Trung ương, Tỉnh, Huyện, Xã); Điều tra viên. Sau đó, phân quyền cho các Giám sát viên, Điều tra viên các cấp. Chương trình cung cấp chức năng duyệt số liệu điều tra để xác định đơn vị hành chính nào đã được kiểm tra. Ngoài ra, chương trình còn có các chức năng, tiện ích để thực hiện thống kê tiến độ, danh sách các hộ có trong bảng kê nhưng chưa được điều tra, cập nhật tiến độ điều tra phiếu giấy, báo cáo kết quả sơ bộ theo từng loại phiếu và phương pháp điều tra. Địa chỉ trang điều hành tác nghiệp: http://danso2019.gso.gov.vn/ Thực hiện Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 06 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuẩn bị Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019. Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc chuẩn bị Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019; Thực hiện Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 15 tháng 8 năm 2018 của Trưởng ban, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra Trung ương về việc ban hành Phương án Tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 01 tháng 4 năm 2019. Tính đến ngày 12/10/2018, Ban chỉ đạo tổng điều tra tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện xong công tác lập danh sách thôn xóm, vẽ sơ đồ nền, phân chia địa bàn điều tra là một trong những bước quan trọng trong việc chuẩn bị cho Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019. Công tác nghiệm thu sơ đồ nền, phân chia địa bàn được Ban chỉ đạo tỉnh thực hiện nghiêm túc, đúng phương án. Về cơ bản, sơ đồ nền và phân chia địa bàn điều tra đạt yêu cầu nghiệm thu. Dữ liệu sơ đồ nền, danh sách thôn xóm, phân chia địa bàn điều tra đã được số hoá và cập nhật lên trang điều hành tác nghiệp Tổng điều tra. Toàn tỉnh có 262 xã, phường, thị trấn tương ứng với 262 sơ đồ nền xã phường. Toàn tỉnh có 2.109 thôn, xóm ,tổ dân phố được phân chia thành 2.680 địa bàn điều tra. Trong đó, có 477 địa bàn thuộc khu vực thành thị và 2.203 địa bàn khu vực nông thôn. Toàn tỉnh có 148 địa bàn đặc thù (trong đó 37 địa bàn ở khu vựa thành thị và 111 địa bàn ở khu vực nông thôn).
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2018 tỉnh Hà Tĩnh
- 01/11/2018 14:07
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2018 tỉnh Hà Tĩnh01/11/2018 Thị trường tháng 10 năm 2018 CPI tiếp tục tăng giá. Chịu ảnh hưởng từ giá lương thực, thực phẩm đều tăng, nhất là giá nhiên liệu xăng dầu được điều chỉnh tăng với biên độ cao. Một mặt hàng thiết yếu khác là giá gas nhiên liệu cũng được điều chỉnh tăng giá là những yếu tố khiến chỉ số giá tiêu dùng tháng này tăng khá cao. * CPI tháng 10 năm 2018, tăng 0,44% so với tháng trước, tăng 3,48% so với cùng tháng năm trước và tăng 3,09% so với tháng 12 năm trước. So tháng trước khu vực thành thị tăng 0,45%; nông thôn tăng 0,42%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính: 05 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,65% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 5,03%, tăng 4,92% so với tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,56% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 3,08%, tăng 0,59% so với tháng 12 năm trước; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,56% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 2,10%, tăng 1,92% so với tháng 12 năm trước; Giao thông tăng 1,18% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước tăng 9,05%, tăng 7,71% so với tháng 12 năm trước; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,09% so với tháng trước, so với cùng tháng năm trước giảm 3,50%, giảm 1,65% so với tháng 12 năm trước. Nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,21% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,84%, tăng 0,54% so với tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,09% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 4,69%, tăng 3,96% so với tháng 12 năm trước. Các nhóm Giáo dục; Bưu chính viễn thông; Thuốc và dịch vụ y tế; Đồ uống và thuốc lá ổn định, không có sự tăng giảm so tháng trước. Tác động đến CPI tháng 10/2018 biến động tăng, giảm so với tháng trước chủ yếu do: (1) Giá lương thực, thực phẩm, bao gồm rau củ quả, thịt lợn tiếp tục tăng giá; (2) Giá nhiên liệu xăng dầu điều chỉnh tăng mạnh so với tháng trước; (3) Giá mặt hàng vật liệu xây dựng, gas nhiên liệu tăng. * CPI 10 tháng đầu năm 2018 tăng 3,87% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khu vực thành thị tăng 3,71%; nông thôn tăng 3,97%. Phân theo nhóm ngành hàng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,74%; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,25%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,84%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,11%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,30%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,31%; Giao thông tăng 6,71%; Bưu chính viễn thông giảm 0,54%; Giáo dục tăng 16,11%; Văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,66%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,26% so với cùng kỳ năm trước. Sau 10 tháng, giá cả hàng hoá dịch vụ tiêu dùng vẫn chưa có dấu hiệu giảm, khi mà mức tăng trong tháng 10 vừa qua tiếp tục ở mức khá. Những nguyên nhân chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm chưa giảm giá mà còn tiếp tục tăng. Trong khi những mặt hàng, dịch vụ mà Nhà nước quản lý và phân phối như giá điện, nước sinh hoạt, xăng dầu tiếp tục tăng. * Dự kiến tháng 11/2018, Chỉ số giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trong hai tháng cuối năm tiếp tục tăng. Khi mà giá lương thực, thực phẩm chưa có những dấu hiệu ảnh hưởng đến cung cầu tiêu dùng. Giá rau củ quả có thể giảm khi các loại rau vụ Đông sản xuất trong tỉnh có mặt trên thị trường. Trong khi đó, một số mặt hàng như lạc, đậu xanh, đường, gừng dự kiến tăng giá do các cơ sở sản xuất bánh kẹo, mứt các loại tăng lượng thu mua nhằm chuẩn bị nguyên liệu sản xuất phục vụ Tết Nguyên đán năm 2019. Giá các nhóm mặt hàng đồ dùng gia đình, bao gồm hàng điện tử, điện lạnh, đồ dùng nhà bếp; hàng may mặc dự kiến tiếp tục tăng giá do nhu cầu mua sắm những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, do nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở dịp cuối năm nên giá sắp thép, vật liệu xây dựng tăng giá.