0239 3856 760 | hatinh@gso.gov.vn
Hà Tĩnh: Tổ chức Hội nghị tập huấn Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp năm 2025
  •   04/06/2025 15:26

Sáng ngày 04/6/2025, tại Hội trường Chi cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh đã tổ chức Hội nghị tập huấn Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp năm 2025. Đây là hoạt động trọng tâm nhằm chuẩn bị cho cuộc Tổng điều tra quy mô lớn, dự kiến triển khai đồng loạt trên phạm vi toàn tỉnh trong thời gian tới.Hình ảnh toàn cảnh Hội nghịTham dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Trung Thành – Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh; cùng các thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp huyện; Tổ thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh; lãnh đạo, công chức các Đội Thống kê cấp huyện và các cán bộ tham gia công tác tập huấn, giám sát, điều tra tại địa phương.(Hình 1. Đồng chí Nguyễn Trung Thành – Phó Chi cục trưởng Phụ trách Chi cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh phát biểu khai mạc hội nghị) Phát biểu khai mạc, đồng chí Nguyễn Trung Thành nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của cuộc Tổng điều tra Nông thôn, Nông nghiệp và Thủy sản năm 2025 – một trong những cuộc điều tra thống kê quy mô lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thu thập thông tin toàn diện về nông thôn, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Mục tiêu chính của cuộc điều tra là nhằm cung cấp dữ liệu phục vụ xây dựng Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; đánh giá toàn diện thực trạng và xu hướng phát triển của khu vực nông thôn, đời sống dân cư nông thôn; nghiên cứu quy mô và cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp; theo dõi kết cấu hạ tầng nông thôn; đồng thời là cơ sở dữ liệu đầu vào phục vụ các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới, phát triển nông nghiệp bền vững, chuyển đổi số nông nghiệp.Theo Chi cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, khối lượng công việc năm nay là rất lớn: toàn tỉnh sẽ tiến hành điều tra tại 2.056 địa bàn, với hơn 360.000 hộ dân, 208 trang trại và 170 phiếu xã. Cuộc điều tra diễn ra trong bối cảnh cả nước đang tích cực triển khai Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tinh gọn bộ máy, sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện. Đây là yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến quá trình tổ chức điều tra nếu không có sự chủ động và phối hợp chặt chẽ từ các cấp, các ngành. Đồng chí Nguyễn Trung Thành lưu ý: để đảm bảo chất lượng và tiến độ điều tra, các đại biểu tham gia Hội nghị cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, nghiêm túc tiếp thu, nắm vững quy trình nghiệp vụ, phương pháp điều tra và sử dụng thành thạo các công cụ công nghệ thông tin trong thu thập dữ liệu. Đồng thời, cần chủ động chuẩn bị về nhân lực, phương tiện, hậu cần và xây dựng kế hoạch điều tra cụ thể, chi tiết ngay từ cấp cơ sở.Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh (Chi cục Thống kê) sẽ phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương trong tổ chức triển khai; thường xuyên theo dõi, kiểm tra, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.(Hình 2. Giảng viên tập huấn tại hội nghị) Đặc biệt, đồng chí nhấn mạnh: tính chính xác, đầy đủ, khách quan và trung thực của thông tin thu thập là yêu cầu tiên quyết, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị, từ tỉnh đến xã. Đây không chỉ là yêu cầu kỹ thuật mà còn là cơ sở để xây dựng chính sách đúng đắn, hiệu quả, sát với thực tiễn.Hội nghị tập huấn sẽ diễn ra trong 03 ngày, từ ngày 04 đến hết ngày 06/6/2025. Trong thời gian này, các học viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ; hướng dẫn sử dụng các công cụ điện tử trong quá trình thu thập, xử lý thông tin; đồng thời cùng trao đổi, tháo gỡ các vướng mắc thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả điều tra tại địa phương.Một số hình ảnh khác tại hội nghịNguyễn Thị Thu Hằng - Thống kê viên chính, Phòng Thống kê Tổng hợp, Chi cục Thống kê Hà Tĩnh

Hà Tĩnh tăng tốc hoàn thành cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2025
  •   24/05/2025 17:08

Hà Tĩnh tăng tốc hoàn thành cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2025(Baohatinh.vn) - Phấn đấu hoàn thành thu thập thông tin cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2025 trước 31/5, ngành Thống kê Hà Tĩnh tập trung đôn đốc doanh nghiệp kê khai phiếu đảm bảo tiến độ, chất lượng.Cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2025 được thực hiện trên toàn quốc, bắt đầu từ ngày 1/4/2025. Đây là hoạt động nhằm thu thập thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, lập chính sách, kế hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế và từng địa phương. Đồng thời, phục vụ tính chỉ tiêu GDP và GRDP của các tỉnh, thành năm 2024, các chỉ tiêu thống kê khác thuộc hệ thống tài khoản quốc gia…Cùng với cả nước, từ đầu tháng 4, Hà Tĩnh đã nhập cuộc điều tra doanh nghiệp với tinh thần khẩn trương, quyết tâm để đạt các phiếu điều tra có thông tin chất lượng.Điều tra doanh nghiệp năm 2025 nhằm thu thập thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá tình hình kinh tế- xã hội.TP Hà Tĩnh là địa phương có số lượng doanh nghiệp lớn nhất trên toàn tỉnh với gần 2.500 phiếu điều tra. Để quá trình điều tra diễn ra hiệu quả, chính xác và đúng tiến độ, đội thống kê số 1 đã huy động đến 112 điều tra viên trực tiếp theo dõi, hướng dẫn doanh nghiệp cung cấp thông tin vào phiếu.Ông Nguyễn Thanh Tùng – Đội trưởng Đội Thống kê số 1 (Chi cục Thống kê tỉnh) cho biết: "Xác định tầm quan trọng của cuộc điều tra, đội đã chủ động xây dựng kế hoạch, rà soát số lượng doanh nghiệp từ sớm để có sự chuẩn bị tốt nhất. Được sự phối hợp của các phòng, ngành trên địa bàn, đến nay, kết quả thu thập phiếu điều tra tại địa bàn TP Hà Tĩnh đã đạt 75,8%. Chúng tôi tiếp tục giám sát, đốc thúc các doanh nghiệp còn lại hoàn thành phiếu trong tháng 5 này”.Đội Thống kê số 5 hỗ trợ doanh nghiệp hoàn thành kê khai thông tin trên phiếu điều tra điện tử webform.Thời điểm này, Đội Thống kê số 5 (phụ trách huyện Can Lộc và Thạch Hà) cũng đang tăng tốc để hoàn thành thu thập phiếu điều tra doanh nghiệp trước ngày 31/5.Theo bà Uông Thị Hoàn – Đội trưởng Đội thống kê số 5, trên địa bàn 2 huyện có 58 điều tra viên tham gia điều tra doanh nghiệp năm nay. Với số lượng 1.145 doanh nghiệp, đến nay, có 912 doanh nghiệp đã hoàn thành kê khai phiếu điều tra.“Để hoàn thành thu thập thông tin doanh nghiệp đảm bảo công tác điều tra diễn ra đúng tiến độ và đạt chất lượng cao nhất, ngành thống kê đã tuyên truyền về chủ trương, mục đích, ý nghĩa cuộc điều tra đến các doanh nghiệp nhằm tạo sự đồng thuận, hợp tác trong cung cấp thông tin. Đồng thời, tuyển chọn điều tra viên kỹ lưỡng, tập huấn, hướng dẫn cho điều tra viên nắm vững quy trình, phương pháp thu thập thông tin trên hệ thống điện tử và hỗ trợ cho doanh nghiệp cung cấp thông” - bà Uông Thị Hoàn cho biết thêm.Ông Phan Hữu Trọng – Kế toán trưởng Công ty CP Thức ăn chăn nuôi Thiên Lộc (Can Lộc) cho biết: “Theo phổ biến, hướng dẫn của điều tra viên, doanh nghiệp đã thực hiện kê khai đầy đủ, chính xác thông tin về tình hình của doanh nghiệp hiện nay trong phiếu các điều tra. Việc thu thập thông tin được thực hiện trên phiếu điện tử webform nên khá thuận lợi và dễ dàng đối với doanh nghiệp”.Phiếu điều tra tập trung thu thập các thông tin liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Theo ngành thống kê và các doanh nghiệp, phiếu thông tin điều tra doanh nghiệp năm 2025 chủ yếu thu thập các nhóm thông tin như: ngành hoạt động sản xuất kinh doanh; loại hình doanh nghiệp; thông tin về lao động và thu nhập của người lao động; kết quả hoạt động, chi phí sản xuất kinh doanh; vốn đầu tư; sản lượng sản xuất của sản phẩm; thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ của doanh nghiệp; thông tin về chi phí vận tải, chi phí bảo hiểm của hàng hóa nhập khẩu; thông tin về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản…Theo số liệu từ Chi cục Thống kê Hà Tĩnh, cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2025 trên toàn tỉnh có 7.942 phiếu điều tra, trong đó có 6.682 phiếu toàn bộ và 1.260 phiếu mẫu. Đến nay, toàn tỉnh đã có 6.717 doanh nghiệp đã hoàn thành kê khai, đạt tỷ lệ 84,58%.Chi cục Thống kê Hà Tĩnh rà soát phiếu điều tra doanh nghiệp để đôn đốc các đơn vị hoàn thành trước 31/5.Mặc dù theo thời hạn, Hà Tĩnh phải hoàn thành cuộc điều tra trước ngày 30/6/2025 (các tỉnh, thành có số lượng doanh nghiệp từ 5.000 trở lên tiến hành điều tra từ ngày 1/4/2025 đến hết ngày 30/6/2025), tuy nhiên, Chi cục Thống kê tỉnh đã đặt mục tiêu phấn đấu hoàn thành trước ngày 31/5. Do đó, thời điểm này đang là giai đoạn “nước rút” để hoàn thành số phiếu còn lại.Bà Trần Thị Tú Oanh – Trưởng phòng Thống kê công nghiệp và xây dựng (Chi cục Thống kê tỉnh) cho biết: “Đây là cuộc điều tra có ý nghĩa quan trọng phản ánh đầy đủ bức tranh hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhờ được triển khai khẩn trương, khoa học và hiệu quả, đến nay, tiến độ thu thập thông tin phiếu điều tra doanh nghiệp đảm bảo kế hoạch. Từ nay đến hết tháng 5, ngành thống kê phấn đấu hoàn thành thu thập phiếu đạt tỷ lệ 100%. Các điều tra viên và ngành thống kê tiếp tục rà soát, liên hệ, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện kê khai phiếu điều tra đảm bảo chất lượng, tiến độ, đóng góp nguồn dữ liệu quan trọng phục vụ điều hành chiến lược phát triển kinh tế địa phương và quốc gia”.Dẫn nguồn: https://baohatinh.vn/ha-tinh-tang-toc-hoan-thanh-cuoc-dieu-tra-doanh-nghiep-nam-2025-post288459.html

Huyện Kỳ Anh - Hội nghị tập huấn nghiệp vụ lập bảng kê tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
  •   08/05/2025 14:49

Huyện Kỳ Anh - Hội nghị tập huấn nghiệp vụ lập bảng kê tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025Sáng ngày 8/5, Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp huyện Kỳ Anh tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ lập bảng kê tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.Đồng chí Phan Thị Hạnh, Phó Đội trưởng Đội Thống kê số 3, Phó Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp huyện phát biểu khai mạc lớp tập huấnĐại biểu tham dựTham dự có đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Trưởng phòng Thống kê Dịch vụ và Giá, Chi cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Tổ phó thường trực, Tổ giúp việc BCĐ TĐT tỉnh; đồng chí Phan Thị Hạnh, Phó Đội trưởng Đội Thống kê số 3, Phó Ban chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp huyện Kỳ Anh và các điều tra viên của các xã, thị trấn trong toàn huyện.Đồng chí Nguyễn Trung Kiên Trưởng phòng Thống kê Dịch vụ và Giá, Chi cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh lên lớp tại buổi tập huấnTại đây, các điều tra viên được hướng dẫn quy trình phân chia địa bàn điều tra và thu thập thông tin lập bảng kê đơn vị điều tra trên cơ sở đảm bảo tính đầy đủ, tính chính xác, kịp thời và được cập nhật những phát sinh nếu có. Cuộc Tổng điều tra lần này được chia làm 2 giai đoạn; giai đoạn 1 là lập bảng kê hộ và giai đoạn 2 là thu thập thông tin hộ, trang trại bắt đầu từ ngày 01/7/2025.Cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp lần này nhằm thu thập thông tin cơ bản, toàn diện và đầy đủ về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nông thôn, là nguồn dữ liệu đặc biệt quan trọng để giúp các ngành chức năng đánh giá thực trạng, xu hướng biến đổi của nông thôn, từ đó xây dựng chiến lược, chính sách phát triển nông nghiệp hiện đại, nông thôn văn minh và nâng cao đời sống người dân. Vì vậy, yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ điều tra viên là tích cực nghiên cứu, chủ động nắm chắc nội dung quy trình và biểu mẫu điều tra.Đặc biệt, cần làm chủ các ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị di động và phần mềm được sử dụng trong điều tra nhằm đảm bảo tính chính xác, hiệu quả và bảo mật thông tin. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện cần chủ động, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tuyên truyền sâu rộng đến người dân về mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của cuộc Tổng điều tra lần này, tạo mọi điều kiện thuận lợi để công tác điều tra được triển khai đúng tiến độ, an toàn và hiệu quả./.Dẫn nguồn: https://kyanh.hatinh.gov.vn/tin-tuc-van-hoa/tin-bai/36524

Hà Tĩnh triển khai thu thập thông tin Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp 2025
  •   08/05/2025 12:10

(Baohatinh.vn) - Các địa phương trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đang tập trung tiến hành việc thu thập thông tin, lập bảng kê hộ phục vụ cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc điều tra quy mô lớn, được triển khai trên phạm vi toàn quốc, nhằm thu thập thông tin toàn diện từ tất cả các đơn vị điều tra thuộc lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.Điểm mới nổi bật của cuộc tổng điều tra lần này là việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong toàn bộ các khâu: từ chuẩn bị, thu thập dữ liệu, xử lý số liệu đến công bố kết quả. Qua đó giúp nâng cao chất lượng thông tin thống kê, đồng thời rút ngắn thời gian xử lý và công bố kết quả điều tra.Theo kế hoạch, cuộc tổng điều tra sẽ diễn ra trong vòng 30 ngày (từ 1/7 đến hết ngày 30/7/2025). Kết quả sơ bộ sẽ được công bố vào tháng 12/2025, kết quả chính thức công bố vào tháng 3/2026 và các báo cáo phân tích chuyên đề dự kiến công bố vào tháng 7/2026.UBND huyện tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ lập bảng kê Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.Thực hiện Quyết định số 484/QĐ-TTg ngày 7/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025, tỉnh Hà Tĩnh đang khẩn trương triển khai các bước theo đúng tiến độ và hướng dẫn của Trung ương.Hiện nay, các điều tra viên cơ sở đang tập trung thực hiện công tác thu thập thông tin, lập bảng kê hộ ở cả khu vực thành thị và nông thôn; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Tổng điều tra cấp tỉnh để xác minh, rà soát, phản hồi các thông tin liên quan. Dự kiến, công tác lập bảng kê hộ sẽ được hoàn thành trước ngày 30/5.Việc thu thập thông tin, lập bảng kê đơn vị điều tra là khâu quan trọng giúp Ban Chỉ đạo Tổng điều tra tỉnh nắm được số lượng địa bàn điều tra, số lượng đơn vị điều tra; làm cơ sở cho việc lập kế hoạch huy động nguồn lực, tuyển chọn, tập huấn lực lượng tham gia điều tra và chỉ đạo, tổ chức, quản lý hiệu quả cuộc tổng điều tra. Đồng thời, giúp cho lực lượng tham gia thực hiện điều tra trên địa bàn tỉnh xác định đúng phạm vi địa bàn được phân công thực hiện, tránh trùng lặp hoặc bỏ sót các đơn vị.Trước đó, nhằm chuẩn bị kỹ lưỡng cho giai đoạn điều tra chính thức, các địa phương trên toàn tỉnh đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ lập bảng kê cho cán bộ thống kê và điều tra viên cấp cơ sở. Nội dung tập huấn tập trung vào quy trình phân chia địa bàn, cách thu thập thông tin từ phiếu bảng kê hộ và bảng kê doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm - thủy sản; đồng thời hướng dẫn sử dụng hiệu quả các công cụ công nghệ như phần mềm quản lý điều tra, trang web chuyên dụng và thiết bị di động thông minh.Copy nguồn: https://baohatinh.vn/ha-tinh-trien-khai-thu-thap-thong-tin-tong-dieu-tra-nong-thon-nong-nghiep-2025-post287363.html

Hương Khê tập huấn lập bảng kê Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025
  •   07/05/2025 15:06

Hương Khê tập huấn lập bảng kê Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025Sáng 7/5, UBND huyện tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ lập bảng kê Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025. Đồng chí Đặng Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện dự và phát biểu.Đồng chí Nguyễn Sỹ Hùng, Phó Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp huyện, Đội trưởng phụ trách Đội Thống kê số 6 khai mạc hội nghị.Đồng chí Đặng Tuấn Anh, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp huyện phát biểu.Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra lớn thực hiện trên phạm vi cả nước, thu thập thông tin cơ bản về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và nông thôn nhằm mục đích biên soạn các chỉ tiêu thống kê liên quan thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; biên soạn các chỉ tiêu kinh tế xã hội trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, phục vụ đánh giá quy mô, cơ cấu lao động nông thôn và lao động nông lâm thủy sản, thay đổi kết cấu hạ tầng nông thôn; tình hình thực hiện một số nội dung của các chương trình, mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực nông thôn và nông lâm thủy sản; xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông lâm thủy sản. Trong quá trình thu thập thông tin lập bảng kê cần tăng cường kiểm tra, giám sát trực tiếp tại địa bàn và trực tuyến trên trang web điều hành, đảm bảo tiến độ, chất lượng theo yêu cầu.Đồng chí Ngô Hữu Phước, Đội phó, Đội Thống kê số 6 truyền đạt một số nội dung...Tại hội nghị, đại diện cán bộ Đội Thống kê số 6 đã quán triệt các nội dung chính gồm: Giới thiệu phương án Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025; hướng dẫn thu thập thông tin phiếu bảng kê hộ; giới thiệu phiếu bảng kê hộ; hướng dẫn và thực hành trang web điều hành quản lý điều tra; cài đặt và thực hành thu thập thông tin trên phần mềm CAPI.Mốc thời gian thực hiện: từ 8/5 đến 30/5/2025 điều tra viên cơ sở Thu thập thông tin; Kiểm tra, xử lý thông tin; Phối hợp với Ban Chỉ đạo tỉnh xác minh, phản hồi thông tin. Mục đích của đợt thống kê làm căn cứ để xác định địa bàn điều tra giúp cho Ban chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 nắm được số lượng địa bàn điều tra, số lượng đơn vị điều tra làm cơ sở cho việc lập kế hoạch huy động nguồn lực, tuyển chọn, tập huấn lực lượng tham gia điều tra và chỉ đạo, tổ chức, quản lý hiệu quả cuộc Tổng điều tra; Giúp cho lực lượng tham gia thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 xác định đúng phạm vi địa bàn được phân công thực hiện, tránh trùng lặp hoặc bỏ sót các đơn vị điều tra trong từng xã, thị trấn; Tổng hợp quy mô lao động thuộc các hộ không tham gia hoạt động nông lâm nghiệp, thủy sản ở khu vực nông thôn; Lập dàn chọn mẫu phục vụ điều tra mẫu thu thập các thông tin chuyên sâu của cuộc Tổng điều tra.Qua hội nghị tập huấn nhằm giúp các điều tra viên, người thu thập thông tin các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, giúp cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 đạt chất lượng và kết quả cao nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về nông thôn và nông nghiệp. Đồng thời, phục vụ nghiên cứu đánh giá quy mô, cơ cấu lao động nông thôn và lao động nông thôn và nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tình hình thực hiện một số nội dung của các chương trình, mục tiêu quốc gia trong lĩnh vực nông thôn.Dẫn nguồn: https://huongkhe.hatinh.gov.vn/huong-khe-tap-huan-lap-bang-ke-tong-dieu-tra-nong-thonnong-nghiep-nam-2025-1746603007.html

Lãnh đạo huyện Kỳ Anh chúc mừng Đội Thống kê số 3 nhân Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ngành
  •   06/05/2025 15:11

Lãnh đạo huyện Kỳ Anh chúc mừng Đội Thống kê số 3 nhân Kỷ niệm 79 năm ngày thành lập ngànhNhân Kỷ niệm 79 năm Ngày truyền thống ngành Thống kê Việt Nam (06/5/1946 - 06/5/2025), sáng nay 6/5, đồng chí Nguyễn Quang Linh, Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện cùng các đồng chí lãnh đạo huyện, các phòng, ban ngành, đoàn thể đã đến chúc mừng Đội Thống kê số 3.Cùng với ngành Thống kê cả nước, trong 79 năm qua, Đội Thống kê số 3 đã nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, cung cấp thông tin thống kê chính xác, kịp thời, phục vụ hiệu quả công tác đánh giá, dự báo và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện.Ngoài thực hiện điều tra, báo cáo thống kê thường kỳ và đột xuất phục vụ ngành Thống kê, Đội Thống kê số 3 luôn đảm bảo các thông tin thống kê khác phục vụ nhiệm vụ chính trị cho cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành, các cấp.Đến chúc mừng, động viên tập thể lãnh đạo, cán bộ Đội Thống kê số 3, đồng chí Nguyễn Quang Linh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện ghi nhận và đánh giá cao những kết quả của Đội Thống kê số 3 đã đạt được trong thời gian qua.Đ/c Nguyễn Quang Linh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện phát biểu chúc mừngĐồng thời, đồng chí mong muốn tập thể cán bộ, công chức Đội Thống kê số 3 tiếp tục phát huy truyền thống của ngành, đoàn kết, nỗ lực đổi mới, sáng tạo, bám sát sự chỉ đạo của Tổng Cục Thống kê, của tỉnh và huyện trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thu thập, xử lý thông tin, phân tích, dự báo, phổ biến thông tin thống kê bảo đảm tính trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ, kịp thời, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời gian tới./.Dẫn nguồn: https://kyanh.hatinh.gov.vn/tin-tuc-chinh-tri/tin-bai/36520

Công bố các quyết định về công tác cán bộ tại Chi cục Thống kê Hà Tĩnh
  •   18/04/2025 16:43

(Baohatinh.vn) - Ông Nguyễn Trung Thành – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Hà Tĩnh được Cục trưởng Cục Thống kê giao Phụ trách Chi cục Thống kê Hà Tĩnh từ ngày 1/4/2025.Các đại biểu tham dự hội nghị.Chiều 18/4, Chi cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị công bố quyết định của Cục trưởng Cục Thống kê (Bộ Tài chính) về công tác cán bộ.Phó Cục trưởng Cục Thống kê Lê Trung Hiếu và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng tham dự.Tại hội nghị, đại diện Ban Tổ chức cán bộ - Cục Thống kê đã thông qua quyết định của Cục trưởng Cục Thống kê về việc nghỉ hưu đối với ông Trần Thanh Bình – nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Hà Tĩnh.Phó Cục trưởng Cục Thống kê Lê Trung Hiếu và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng trao các quyết định, tặng hoa chúc mừng các đồng chí Trần Thanh Bình và Nguyễn Trung Thành.Trước đó, thực hiện chủ trương của Bộ chính trị về tinh gọn tổ chức bộ máy, với tinh thần tiên phong gương mẫu của đảng viên, đồng thời tạo điều kiện cho tổ chức trong sắp xếp, bố trí cán bộ, ngày 26/2/2025, ông Trần Thanh Bình - Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Hà Tĩnh đã có đơn tự nguyện xin nghỉ công tác và được phê duyệt.Ông Trần Thanh Bình được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 và Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Tiếp theo chương trình hội nghị, Ban Tổ chức cán bộ - Cục Thống kê công bố quyết định của Cục trưởng Cục Thống kê về việc giao Phụ trách Chi cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh cho ông Nguyễn Trung Thành – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thống kê Hà Tĩnh. Quyết định có hiệu lực từ ngày 1/4/2025 cho đến khi có nhân sự giữ chức Chi cục trưởng.Phó Cục trưởng Cục Thống kê Lê Trung Hiếu phát biểu tại hội nghị.Phát biểu tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Thống kê Lê Trung Hiếu và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng chúc mừng, đánh giá cao ông Trần Thanh Bình về những đóng góp trong gần 40 năm hoạt động cho sự nghiệp thống kê; đến nay đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 178.Lãnh đạo Cục Thống kê và lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cũng chúc mừng và đề nghị đồng chí Nguyễn Trung Thành tiếp tục quy tụ sức mạnh tập thể để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong bối cảnh sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp tỉnh như hiện nay. Cùng đó, cần quan tâm, lắng nghe, nắm bắt tâm tư của công chức, người lao động trong việc sắp xếp, kiện toàn nhân sự theo mô hình mới, đảm bảo ổn định tổ chức, phát huy năng lực sở trường mỗi cá nhân và kế thừa, phát huy những thành tích đã đạt được.Đề nghị các đồng chí lãnh đạo, công chức, người lao động Chi cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh đồng sức, đồng lòng; tư tưởng chính trị vững vàng trong bối cảnh sắp xếp, kiện toàn hiện nay để tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong cuộc tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng phát biểu tại hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng nhấn mạnh, thời điểm này, Hà Tĩnh cùng với cả nước đang tập trung thực hiện nhiều chủ trương của Trung ương về sắp xếp, tổ chức bộ máy và chuẩn bị các nội dung đại hội Đảng các cấp. Trong bối cảnh thời gian gấp rút, khối lượng công việc lớn, đề nghị ngành Thống kê Hà Tĩnh cùng tham gia tổ công tác xây dựng văn kiện đại hội Đảng; tiếp tục khảo sát, đánh giá và tham gia dự báo tăng trưởng kinh tế của tỉnh; bóc tách cơ cấu kinh tế địa phương; khảo sát tốc độ tăng trưởng các địa phương khác… để tỉnh có cơ sở hoạch định chiến lược phát triển trong nhiệm kỳ mới.Trước mắt, ngành Thống kê Hà Tĩnh cần có đánh giá, cung cấp số liệu đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, dự báo tăng trưởng cho chính quyền cấp xã sau sáp nhập.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đề nghị Chi cục Thống kê nâng cao tinh thần trách nhiệm, cán bộ, công chức, đảng viên, nâng cao sự thống nhất, đoàn kết trong tập thể đơn vị để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đồng thời, mong muốn Cục Thống kê tiếp tục hỗ trợ Hà Tĩnh trong việc đánh giá tình hình, hoạch định chiến lược phát triển địa phương.Dẫn nguồn: https://daihoidang.baohatinh.vn/cong-bo-cac-quyet-dinh-ve-cong-tac-can-bo-tai-chi-cuc-thong-ke-ha-tinh-post286244.html

74% doanh nghiệp chế biến – chế tạo dự báo sản xuất kinh doanh tốt hơn
  •   09/04/2025 07:52

(Baohatinh.vn) - Theo khảo sát của Chi cục Thống kê Hà Tĩnh, 74% doanh nghiệp chế biến – chế tạo trên địa bàn dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn trong quý II/2025.Trong quý I/2025, có 66% doanh nghiệp ngành chế biến - chế tạo đánh giá hoạt động tốt hơn và giữ ổn định so với năm 2024.Theo thông tin từ Chi cục Thống kê Hà Tĩnh, trong quý I/2025, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành chế biến – chế tạo trên địa bàn có những chuyển biến tích cực hơn so với năm 2024. Theo đó, 66% doanh nghiệp đánh giá hoạt động tốt hơn và giữ ổn định; 34% doanh nghiệp đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh khó khăn hơn.Trong các yếu tố được khảo sát, 2 khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong quý I/2025 là nhu cầu thị trường trong nước thấp và tính cạnh tranh của hàng trong nước cao.Kết quả khảo sát điều tra của Chi cục Thống kê Hà Tĩnh cũng cho thấy, 100% doanh nghiệp ngành chế biến – chế tạo dự báo trong quý II, xu hướng hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn và ổn định so quý I/2025. Trong đó, 74% doanh nghiệp dự báo hoạt động tốt hơn và 26% doanh nghiệp dự báo giữ ổn định.Cùng với đó, 98% doanh nghiệp ngành này đánh giá sản lượng sản xuất sẽ tăng lên hoặc giữ ổn định trong quý II; 68% doanh nghiệp cho rằng xu hướng đơn đặt hàng tăng lên; 96% doanh nghiệp đánh giá chi phí và lao động tăng lên hoặc giữ nguyên.74% doanh nghiệp chế biến - chế tạo dự báo hoạt động tốt hơn trong quý II/2025.“Sức khỏe” doanh nghiệp ngành chế biến - chế tạo có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, bởi đây là ngành chủ lực của ngành công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.Kết quả khảo sát cho thấy tình hình sản xuất ngành chế biến - chế tạo đang có những chuyển biến tích cực và thuận lợi hơn. Đây cũng là những dấu hiệu tích cực cho kinh tế Hà Tĩnh trong những tháng tới, góp phần quan trọng vào thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8% của tỉnh.Dẫn nguồn: https://baohatinh.vn/74-doanh-nghiep-che-bien-che-tao-du-bao-san-xuat-kinh-doanh-tot-hon-post285523.html

Huyện Can Lộc - Đẩy mạnh mô hình tập trung ruộng đất đưa sản xuất nông nghiệp đạt mục tiêu, kế hoạch năm 2025
  •   07/01/2025 11:03

Trong năm 2024, cùng với sự chỉ đạo tập trung, quyết liệt, nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ cấp huyện đến cơ sở và sự đồng hành, đồng thuận của nhân dân, ngành Nông nghiệp huyện Can Lộc đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận như: Thực hiện tập trung ruộng đất, tăng giá trị hàng hóa trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi..., tăng tỷ lệ tiêm phòng và khống chế tốt dịch bệnh gia súc, gia cầm; mạnh dạn triển khai một số mô hình mới và trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong sản xuất nông nghiệp của Tỉnh.Năm 2024, Can Lộc là huyện đầu tiên ban hành Nghị quyết 01-NQ/HU ngày 20/8/2020 của Ban Thường vụ huyện ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án tập trung ruộng đất, hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, tăng cường liên kết để nâng cao hiệu quả, giá trị trong sản xuất nông nghiệp, giai đoạn 2020 - 2025. Trong quá trình triển khai thực hiện, đã rút ra những bài học kinh nghiệm và tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết 06 - NQ/TU ngày 18/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tập trung, tích tụ ruộng đất gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và những năm tiếp theo. Đến ngày 09/12/2024, toàn Huyện thực hiện tập trung 6081,43 ha ruộng đất (chiếm 66% diện tích đất trồng lúa toàn Huyện), trong đó có 4476 ha chuyển đổi ruộng đất lần 3 gắn với xây dựng cánh đồng mẫu. Theo rà soát, diện tích đủ điều kiện để hưởng chính sách theo nghị quyết của HĐND tỉnh là 2400 ha/4476 ha đã chuyển đổi.  Sau khi thực hiện mô hình tập trung ruộng đất đã chuyển đổi trạng thái từ tư duy sản xuất manh mún, nhỏ lẻ sang hướng điều hành sản xuất hàng hoá nên năng suất, sản lượng lúa trong giai đoạn 2020-2024 tăng nhanh, khẳng định được hiệu quả trong sản xuất lúa và được nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.Những kết quả tích cực trên là cơ sở để Huyện tiếp tục tập trung phấn đấu đạt mục tiêu, kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2025, đó là: Phấn đấu sản lượng lương thực đạt trên 10 vạn tấn, thực hiện thành công Đề án tập trung ruộng đất tại 17 xã, thị trấn. Tổng đàn trâu bò đạt 19.700 con, đàn lợn 46.000 con, gia cầm 1.200.000 con, diện tích thủy sản đạt 511 ha. Mỗi địa phương triển khai ít nhất 01 mô hình sản xuất hữu cơ và theo hướng hữu cơ liên kết, định hướng như sau: Mô hình sản xuất lúa hữu cơ và theo hướng hữu cơ diện tích 25 ha (Thượng Lộc 05 ha, Kim Song Trường 05 ha, Khánh Vĩnh Yên 10 ha, Vượng Lộc 05 ha); lợn hữu cơ 2-3 mô hình tại Đồng Lộc, Quang Lộc; bò nái hữu cơ (5 con) tại Thiên Lộc, mô hình măng 2 ha tại Thượng Lộc.Phấn đấu diện tích gieo trồng một số cây trồng chính 20.749 ha, sản lượng lương thực đạt 108.197 tấn. Trong đó: Lúa, diện tích 18.054 ha (Vụ Xuân và Hè Thu); năng suất bình quân 59,3 tạ/ha (Vụ Xuân 64 tạ/ha, Hè Thu 54,5 tạ/ha, Sản lượng 107.049 tấn); Lạc diện tích 335 ha, năng suất bình quân 26,7 tạ/ha, sản lượng 894 tấn; Rau với diện tích 1.740 ha, năng suất 70,7 tạ/ha, sản lượng 12.293 tấn; Đậu diện tích gieo trồng 185 ha, năng suất 12,7 tạ/ha, sản lượng 234 tấn; Ngô diện tích gieo trồng 250 ha, năng suất 45,9 tạ/ha, sản lượng 1.148 tấn; Khoai diện tích 185 ha, năng suất 69,7 tạ/ha, sản lượng 1.289 tấn. Cây ăn quả: diện tích trồng mới 30 ha cam giòn. Đánh giá hiệu quả của một số loại cây ăn quả truyền thống như cây hồng để phát triển, đa dạng hoá sản phẩm nông nghiệp.Song song với đó, Huyện tiếp tục thực hiện các mô hình tập trung ruộng đất đạt 600 ha để đưa diện tích mô hình tập trung ruộng đất đạt khoảng 7.000ha/9.100ha (đạt 76%) diện tích đất trồng lúa trên địa bàn Huyện. Tập trung chỉ đạo, cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu và định hướng về phát triển nông nghiệp hữu cơ, an toàn, sinh thái, hiệu quả, bền vững, tích hợp đa giá trị; chuyển mạnh sang phát triển kinh tế nông nghiệp theo Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chương trình hành động số 16-CTr/TU về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chú trọng nâng cao vai trò, vị thế, năng lực người nông dân là chủ thể, là trung tâm của cơ cấu lại nông nghiệp.Mạnh dạn đưa các mô hình mới vào sản xuất, đánh giá trên địa bàn. Duy trì và mở rộng các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn. Tiếp tục khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến phù hợp, chuyển giao khoa học công nghệ, cơ giới hóa, sản xuất nông nghiệp an toàn; theo dõi, đánh giá các mô hình giống cây, con mới, xây dựng các mô hình cánh đồng mẫu, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, cấp mã số vùng trồng; khuyến khích, thu hút doanh nghiệp đầu tư các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn./.  Uông Thị HoànChi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Can Lộc, tỉnh Hà TĩnhDẫn nguồn: https://consosukien.vn/huyen-can-loc-tinh-ha-tinh-day-manh-mo-hinh-tap-trung-ruong-dat-phan-dau-dua-san-xuat-nong-nghiep-da.htm

THÔNG CÁO BÁO CHÍ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2024
  •   06/01/2025 17:32

Năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Từ đầu năm đến nay, tăng trưởng kinh tế tiếp tục phục hồi, các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra sôi động hơn, một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2024 đạt kết quả ấn tượng. Tuy vậy, nền kinh tế tỉnh nhà vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường với nhiều khó khăn hơn; xung đột quân sự tiếp tục leo thang tại một số quốc gia, khu vực; nhiều nền kinh tế lớn phục hồi còn chậm. Thị phần bán nội địa giảm, thị trường quốc tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp đang phải đối mặt với việc tìm kiếm thị trường mới. Trước bối cảnh đó, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp ngay từ đầu năm. Trong đó, đẩy mạnh tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho sản xuất, kinh doanh; triển khai nhiều giải pháp phục hồi phát triển kinh tế, quy hoạch tỉnh, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn, tổ chức các hoạt động mùa du lịch, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; chăm lo đời sống Nhân dân, an sinh xã hội; tập trung cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi phát triển.I. VỀ LĨNH VỰC KINH TẾ1. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2024 ước tính tăng 7,48% so với năm trước, xếp thứ 31 toàn quốc và thứ 4 khu vực Bắc Trung Bộ.Trong mức tăng trưởng chung toàn tỉnh, khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản ước tăng 3,80%, đóng góp 6,59%; khu vực công nghiệp và xây dựng ước tăng 8,20%, đóng góp 48,18 %; khu vực dịch vụ ước tăng 8,06% đóng góp 36,62 % và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm ước tăng 7,06%, đóng góp 8,60% vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm. Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Ngành nông nghiệp ước tăng 3,48%, đóng góp 0,35 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh; ngành lâm nghiệp ước tăng 6,39% nhưng chiếm tỷ trọng thấp nên chỉ đóng góp 0,07 điểm phần trăm; ngành thủy sản ước tăng 4,04%, đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào mức tăng chung toàn ngành. Trong khu vực công nghiệp, xây dựng: Ngành công nghiệp ước tăng 6,54%, đóng góp 2,24 điểm phần trăm. Trong đó: Ngành khai khoáng ước tăng 39,04%, đóng góp 0,17 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,12%, đóng góp 0,55 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 19,72%, đóng góp 1,49 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,07%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm; ngành xây dựng tăng 14,09%, đóng góp 1,36 điểm phần trăm vào mức tăng chung tổng giá trị tăng thêm toàn tỉnh. Khu vực dịch vụ: Dịch vụ, du lịch tăng trưởng khá. Các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch diễn ra sôi động, hạ tầng du lịch có nhiều cải thiện, chất lượng dịch vụ ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Đóng góp của một số ngành dịch vụ có tỷ trọng lớn vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn tỉnh như sau: Ngành bán buôn, bán lẻ tăng 11,69% so với năm trước, đóng góp 0,73 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh; ngành vận tải kho bãi tăng 13,46%, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 5,61%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 8,04%, đóng góp 0,25 điểm phần trăm,...Quy mô kinh tế: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 112.855 tỷ đồng, xếp thứ 34/63 tỉnh, thành phố trong cả nước và xếp thứ 3 khu vực Bắc Trung Bộ. Cơ cấu kinh tế: Năm 2024, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 14,07%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,38% (trong đó, ngành Công nghiệp chiếm 31,75%; ngành xây dựng chiếm 9,63%); khu vực Dịch vụ chiếm 35,64%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,91%.2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục đà tăng trưởng. Sản xuất nông nghiệp được mùa; vụ Xuân đạt năng suất, sản lượng cao nhất từ trước tới nay; giá bán cao hơn các năm trước; chăn nuôi duy trì ổn định, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng nhẹ; sản xuất lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục duy trì ổn định.a. Trồng trọt Trồng cây hàng năm: Tổng diện tích gieo trồng toàn tỉnh đạt 157.226 ha, bằng 99,16% (giảm 1.330 ha) so với năm trước. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm ước tính đạt 670.660 tấn, so với thực hiện năm trước bằng 103,8% (tăng 24.572 tấn). Kết quả cụ thể đối với một số cây trồng chủ lực như sau: Diện tích gieo trồng cây lúa cả năm ước tính đạt 104.356 ha, bằng 100,06% (tăng 64 ha), tổng sản lượng lúa năm 2024 ước tính đạt 598.018 tấn, bằng 103,35% (tăng 19.400 tấn), năng suất gieo trồng lúa cả năm ước tính đạt 57,31 tạ/ha, bằng 103,29% (tăng 1,83 tạ/ha); diện tích gieo trồng ngô ước tính đạt 14.383 ha, bằng 100,07% (tăng 10 ha), sản lượng ngô cả năm ước tính đạt 72.642 tấn, bằng 107,67% (tăng 5.173 tấn), năng suất ngô cả năm ước tính đạt 50,51 tạ/ha, bằng 107,59% (tăng 3,57 tạ/ha),... Nhìn chung, năm 2024 sản xuất nông nghiệp diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt cho năng suất thu hoạch đạt cao, đặc biệt trên cây lúa thắng lợi ở cả 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu.Trồng cây lâu năm: Tổng diện tích cây lâu năm sơ bộ đạt 31.394 ha, bằng 99,09% (giảm 289 ha) so với năm 2023, trong đó: Diện tích cây ăn quả sơ bộ đạt 19.547 ha, bằng 100,80% (tăng 155 ha), chiếm 62,26% tổng diện tích cây lâu năm. Sản lượng cây ăn quả sơ bộ đạt 181.885 tấn, bằng 103,05% (tăng 5.386 tấn) so với năm trước. Trong đó: Sản lượng các loại quả nhiệt đới và cận nhiệt đới sơ bộ đạt 53.121 tấn, bằng 101,51%, (tăng 788 tấn); Sản lượng các loại quả có múi thuộc họ cam, quýt sơ bộ đạt 126.712 tấn, bằng 103,85%, (tăng 4.703 tấn) so với năm 2023. Năm 2024, do không ngừng đưa các tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, mức độ đầu tư được tăng lên, công tác chọn giống từng bước được coi trọng. Cùng với điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi làm cho cây trồng nói chung và cây ăn quả nói riêng phát triển tốt.Về chăn nuôi: Hoạt động sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh ở mức ổn định, dịch bệnh đối với chăn nuôi vẫn xảy ra nhưng cơ bản được kiểm soát; việc tái đàn và phục hồi chăn nuôi tiếp tục được quan tâm thực hiện. Tổng đàn lợn và gia cầm 3 có mức tăng so với năm trước. Tuy nhiên, tổng đàn trâu và đàn bò có xu hướng ngày càng giảm do chăn nuôi không hiệu quả. Kết quả về số lượng và sản lượng đàn vật nuôi năm 2024 ước tính như sau: Đàn trâu hiện có 65.470 con, bằng 97,85% (giảm 1.440 con); đàn bò hiện có 161.265 con, bằng 98,32% (giảm 2.755 con); tổng đàn lợn hiện có 405.267 con, bằng 101,30% (tăng 5.187 con) so với năm 2023; đàn gia cầm hiện có 10.251 ngàn con, bằng 101,91% (tăng 192 ngàn con), trong đó, đàn gà hiện có là 8.524 ngàn con, bằng 102,18% (tăng 182 ngàn con). Tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2024 ước đạt 114.647 tấn tăng 5,38% (tăng 5.853 tấn) so với năm 2023.b. Lâm nghiệp Năm 2024, diện tích rừng trồng mới tập trung ước đạt 9.788 ha, bằng 99,57%; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 625.952 m3, bằng 107,34%; sản lượng củi khai thác ước đạt 405.619 ste, bằng 95,21%; số cây lâm nghiệp trồng phân tán ước đạt 2.811 ngàn cây, bằng 97,06% so với năm trước. Tính từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh xảy ra 4 vụ cháy rừng (giảm 2 vụ), với diện tích rừng bị cháy là 1,74 ha (giảm 3,14 ha) và 51 vụ phá rừng (giảm 65 vụ), với diện tích rừng bị phá là 13,94 ha (giảm 40,09 ha) so với năm 2023.c. Thủy sảnCác hoạt động nuôi trồng, đánh bắt đạt kết quả khá, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 58.737 tấn, tăng 4,05% so với năm 2023. Trong đó, sản lượng khai thác ước đạt 41.378 tấn, bằng 104,46%, tăng 1.765 tấn, sản lượng nuôi trồng ước đạt 17.359 tấn, bằng 103,09%, tăng 520 tấn. Ngành thủy sản đã từng bước chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; thu hút nhiều thành phần kinh tế xã hội tham gia bảo vệ và phát triển bền vững nguồn thủy hải sản, thích ứng với biến đổi khí hậu; sản phẩm chủ lực như tôm thẻ chân trắng đang có xu hướng tăng dần do nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng. 3. Sản xuất công nghiệp Nhờ nỗ lực vượt khó, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2024 tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá. Tăng trưởng toàn ngành ước tăng 6,54%, đóng góp 2,24 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn tỉnh. Trong năm, ngành công nghiệp có nhiều điểm thuận lợi như: Sản phẩm vật liệu xây dựng, vỏ bào, dăm gỗ cũng đang được đẩy mạnh xuất khẩu; ngành may mặc có nhiều tín hiệu tích cực; Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I hoạt động 2 tổ máy; nhà máy sợi Nghệ Tĩnh đi vào sản xuất thương mại ổn định, sản lượng bình quân dự tính đạt hơn 200 tấn/1 tháng. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp vẫn còn những khó khăn, thách thức như: Nhà máy thép Formosa gặp nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu thép ra thị trường ngoài nước. Sản xuất công nghiệp chưa đạt kỳ vọng chủ yếu do sản xuất thép, điện chưa phục hồi ổn định, ngoài nguyên nhân thị trường thép khó khăn còn do Formosa bảo dưỡng dây chuyền cán nóng (từ ngày 1/4/2024 đến ngày 14/4/2024), Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I bảo dưỡng Tổ máy số 2 (từ 15/8/2024 đến ngày 14/10/2024).Ước tính năm 2024, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giảm 1,03% so với năm 2023. Cụ thể: Ngành công nghiệp khai khoáng tăng 40,37% đóng góp 0,5 điểm vào mức tăng chung toàn ngành; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 5,39% làm giảm 4,31 điểm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 19,61% đóng góp 2,53 điểm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 11,19% đóng góp 0,25 điểm vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp Hà Tĩnh.4. Tình hình hoạt động doanh nghiệp Năm 2024, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá có chuyển biến tích cực hơn trước. Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố thuận lợi, thì hiện nay nhiều doanh nghiệp đang phải đối diện với không ít khó khăn, thách thức. Theo các doanh nghiệp, khó khăn nhất hiện nay vẫn là nhu cầu thị trường sụt giảm và chi phí sản xuất cao. Tính từ đầu năm đến ngày 25/12/2024, toàn tỉnh thành lập mới 1.336 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc, tăng 12,65% so với cùng kỳ năm 2023. Nâng tổng số doanh nghiệp lên gần 12.500 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc trên toàn tỉnh. Tổng vốn đăng ký đạt 7.021 tỷ đồng, tăng 25,40% so với cùng kỳ năm 2023, vốn bình quân trên một doanh nghiệp đạt 5,26 tỷ đồng, tăng 11,32% so cùng kỳ năm trước. Trong năm có 409 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc hoạt động trở lại, tăng 7,35% so với năm 2023. Bên cạnh các doanh nghiệp thành lập mới, trong năm qua có nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, tạm ngừng và giải thể, cụ thể: Có 661 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc đăng ký tạm ngừng hoạt động, tăng 14,36% so với cùng kỳ năm trước; 242 doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc giải thể, giảm 1,63% so với cùng kỳ năm 2023.5.Thương mại, dịch vụ Năm 2024, ngành dịch vụ được đánh giá là một điểm sáng trong phục hồi nền kinh tế tỉnh nhà, đã tác động lan tỏa tới nhiều lĩnh vực, góp phần cải thiện động lực tăng trưởng của nền kinh tế là đầu tư và tiêu dùng. Năm nay hoạt động thương mại, du lịch, và dịch vụ trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 ước đạt 82.941 tỷ đồng, tăng 15,57% so với năm trước. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 69.761 tỷ đồng, tăng 16,70% so với năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 8.600 tỷ đồng, tăng 12,41%; doanh thu dịch vụ khác ước đạt 4.580 tỷ đồng, tăng 5,58% so với năm 2023. Hoạt động vận tải, kho bãi năm 2024 có doanh thu tăng mạnh so với năm trước, do tình hình thị trường nhìn chung ổn định, giao thương thuận lợi, cùng với đó các dự án xây dựng cơ bản, đầu tư lớn đẩy nhanh tiến độ thi công. Từ đó làm cho hoạt động vận tải hành khách, hàng hóa và hoạt động kho bãi trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh hơn so với năm trước. Doanh thu vận tải, kho bãi năm 2024 ước đạt 8.465,23 tỷ đồng, tăng 17,39% so với năm trước, trong đó: Vận tải hành khách ước đạt 1.459,62 tỷ đồng, tăng 33,52%; vận tải hàng hóa ước đạt 5.297,36 tỷ đồng, tăng 13,82%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 1.645,28 tỷ đồng, tăng 25,57%; doanh thu bưu chính chuyển phát ước đạt 62,98 tỷ đồng, giảm 59,09% so với năm trước.6. Thu, chi ngân sách Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 đạt cao hơn so với năm trước. Chi ngân sách Nhà nước cơ bản đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đầu tư phát triển, chi thường xuyên, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục hồi nền kinh tế. Thu ngân sách nhà nước tính đến ngày 31/12/2024 đạt 18.133 tỷ đồng (tăng 0,95% so với cùng kỳ). Trong đó, thu nội địa đạt 10.149 tỷ đồng, tăng 10,56% so với cùng kỳ; thu hoạt động xuất nhập khẩu đạt 7.712 tỷ đồng, giảm 11,80% so với cùng kỳ. Chi ngân sách nhà nước tính đến ngày 31/12/2024 đạt 26.145 tỷ đồng, tăng 7,58% so với cùng kỳ. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 11.698 tỷ đồng, chiếm 44,74% tăng 4,44%; chi thường xuyên đạt 14.184 tỷ đồng, chiếm 55,13% tổng chi, tăng 11,22% so với cùng kỳ năm trước.7. Hoạt động ngân hàng Năm 2024, ngành Ngân hàng Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ, người dân và doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Huy động vốn tăng khá, dư nợ tín dụng xu hướng tăng trưởng tích cực hơn. Tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng tại Hà Tĩnh ước đến thời điểm 31/12/2024 đạt 110.578 tỷ đồng, tăng 10% so với cuối năm 2023. Số dư huy động vốn bằng đồng Việt Nam đạt 107.928 tỷ đồng, bằng ngoại tệ đạt 2.650 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động trung, dài hạn đạt 10.842 tỷ đồng, chiếm 9,8% tổng nguồn vốn huy động, tăng 2,52%; nguồn dư huy động vốn ngắn hạn đạt 99.736 tỷ đồng, chiếm 90,20% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 10,88% so với cuối năm 2023.Dư nợ tín dụng ước đến 31/12/2024 đạt 109.500 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2023. Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 84.062 tỷ đồng (chiếm 76,77% tổng dư nợ), tăng 21,54% so với cuối năm 2023; dư nợ trung dài hạn đạt 25.438 tỷ đồng (chiếm 23,23% tổng dư nợ), giảm 5,38% so với cuối năm 2023. 8. Đầu tư và xây dựngTổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội năm 2024 tăng khá, ước tính cả năm 2024 đạt 57.106 tỷ đồng, tăng 10,84% so với năm trước nhờ đóng góp của các dự án lớn khu vực kinh tế nhà nước (cao tốc Bắc Nam, đường dây 500 kV) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (Nhiệt điện Vũng Áng II, Pin Lithium, VSIP). Chấp thuận chủ trương 21 dự án đầu tư tổng vốn hơn 17.500 tỷ đồng. Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh năm 2024 ước đạt 57.106 tỷ đồng, tăng 10,84% so với năm trước. Trong đó: Vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 23.678 tỷ đồng, chiếm 41,46% tổng vốn tăng 91,82% so với năm trước; vốn đầu tư ngoài nhà nước ước đạt 16.097 tỷ đồng chiếm 28,19% tổng vốn, giảm 18,89% so với năm trước do hoạt động đầu tư từ khu vực doanh nghiệp còn khó khăn; vốn đầu tư thực hiện khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 17.331 tỷ đồng, chiếm 30,35% tổng vốn giảm 10,36% so với năm trước. Nhìn chung tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2024 tăng so với cùng kỳ năm trước nguyên nhân chủ yếu: (1) Dự án đường cao tốc Bắc Nam qua địa bàn Hà Tĩnh đang đẩy nhanh tiến độ thi công. (2) dự án đường dây 500kV mạch 3 đoạn qua Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư 4.719 tỷ đồng đã hoàn thành. (3) Hiện nay một số dự án lớn có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng đang gấp rút thi công. (4) Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Bắc Thạch Hà (VSIP) cơ bản đã hoàn thành giải phóng mặt bằng sẵn sàng khởi công dự án dự ước đạt 278 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái chưa triển khai dự án). (5) Ngoài ra, thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh ghi nhận những chuyển biến tốt sau những chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, tạo điều kiện phục hồi cho hoạt động đầu tư xây dựng.9. Xuất, nhập khẩu hàng hóa Hoạt động xuất - nhập khẩu trong năm 2024 mặc dù không đạt được như kỳ vọng, nhưng ghi nhận những nỗ lực trong những tháng cuối năm để đạt mục tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân tỉnh với giá trị xuất khẩu 2,4 tỷ USD. Mặc dù mặt hàng thép vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm thị trường đầu ra, nhưng việc các hàng hoá khác đạt giá trị xuất khẩu tăng vượt bậc là những tín hiệu đáng mừng đối với nền kinh tế tỉnh nhà khi đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu, giảm dần sự phụ thuộc vào ngành thép. Về xuất khẩu: Trong năm, trị giá xuất khẩu ước đạt 2.400 triệu USD, giảm 2,20% so với cùng kỳ năm trước (giảm 54 triệu USD). Nguyên nhân chủ yếu do từ đầu năm tình hình kinh tế toàn cầu chịu tác động tiêu cực từ lạm phát, tăng lãi suất dẫn đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thép trên thế giới giảm sút, mặc dù quý IV đã có nhiều tín hiệu tích cực tuy nhiên vẫn chưa đạt được như kỳ vọng, ngoài ra, trị giá xuất khẩu mặt hàng xơ, sợi dệt cũng giảm đến 18,16% so với cùng kỳ. Mặc dù trị giá xuất khẩu các mặt hàng khác như chè, dệt và may mặc tăng trưởng khá tuy nhiên do tỷ trọng không lớn nên không tác động nhiều đến kết quả chung toàn tỉnh.Về nhập khẩu: Trị giá nhập khẩu năm 2024 ước đạt 3.740 triệu USD tăng 3,89%. Việc nhập khẩu hàng hoá tăng cũng mang tín hiệu tích cực cho thấy yêu cầu tiêu dùng ngày càng cao, tăng sức cạnh tranh đối với hàng hoá trong nước thúc đẩy doanh nghiệp đẩy mạnh nâng cao chất lượng và hình thức vươn tầm quốc tế thay vì chỉ chú trọng vào yếu tố giá thành.10. Giá cả, lạm phát Tình hình giá cả năm 2024 cơ bản nằm ở mức kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 4,03%. Từ đầu năm đến nay các mặt hàng có mức biến động mạnh chủ yếu tập trung ở các nhóm lương thực, ăn uống, thuốc và dịch vụ y tế, điện nước sinh hoạt. Phân theo nhóm ngành hàng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 6,79%; đồ uống và thuốc lá tăng 5,97%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 3,81%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 3,06%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,17%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 7%; giao thông giảm 0,49%; bưu chính viễn thông giảm 1,24%; giáo dục tăng 2,27%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 2,49%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 6,12% so với cùng kỳ năm trước. II. MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI 1. Dân số, lao động, việc làmDân số trung bình năm 2024 ước tính 1.329.825 người, tăng 0,46 % so với năm 2023. Trong đó, dân số thành thị 300.380 người, chiếm 22,59%; dân số nông thôn 1.029.445 người, chiếm 77,41%; dân số nam 661.219 người, chiếm 49,72% và dân số nữ 668.606 người, chiếm 50,28%.Lực lượng lao động 15 tuổi trở lên ước tính là 527.641 người, tăng 0,10% so với năm 2023. Trong đó lao động có việc làm là 503.538 người, chiếm 95,43% và tăng 0,25% so với năm 2023. Phân theo khu vực kinh tế, số lao động làm việc trong lĩnh vực ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 chiếm 29,15% (tương ứng 146.758 người, giảm 0,42% so với năm 2023); khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 28,65% (tương ứng 144.248 người, tăng 1,24% so với năm trước); còn khu vực dịch vụ chiếm 42,21% (tương ứng 212.532 người, tăng 0,06% so với năm 2023. Năm 2024, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là 5,27%, giảm 0,24 điểm phần trăm so với năm trước; tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao đông là 2,49%, tăng 0,16 điểm phần trăm so với năm 2023. Số người được giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động năm 2024 là 23.501 người, đạt 102,18% so với kế hoạch và tăng 1,63% so với năm 2023.2. Công tác bảo đảm an sinh xã hộiTrong năm, toàn tỉnh đã chi trả trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ đột xuất cho đối tượng người có công với tổng số tiền là 1.197,883 tỷ đồng; chi trả trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ đột xuất cho các đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại các chương 2, 3, 4 và 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP với tổng số tiền là 544,21 tỷ đồng; chi trả trợ cấp hàng tháng và hỗ trợ đột xuất cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng khác với tổng số tiền là 59,939 tỷ đồng; hỗ trợ 189 triệu đồng mua 10,52 tấn gạo cho các hộ dân tộc Chứt thuộc huyện Hương Khê và các hộ nghèo, hộ cận nghèo huyện Cẩm Xuyên. Đã cấp phát miễn phí khoảng 403.285 thẻ bảo hiểm y tế khám chữa bệnh miễn phí. Trong đó, cấp 13.934 thẻ bảo hiểm cho hộ nghèo; 28.610 thẻ cho hộ cận nghèo; 141.374 thẻ cho trẻ em dưới 6 tuổi; 42.862 thẻ cho người có công và 176.505 thẻ cho các đối tượng khác trong năm. 3. Giáo dục đào tạo Với những kết quả và thành tích đạt được trong năm học 2023 - 2024 với nhiều con số ấn tượng khi xếp thứ 7 toàn quốc về điểm thi bình quân tốt nghiệp THPT; thứ 10 toàn quốc về số lượng học sinh đạt giải quốc gia, đạt Huy chương bạc Olympic Toán học quốc tế; thứ 4/12 tại Hội khỏe Phù Đổng khu vực III tại tỉnh Quảng Nam.Bước vào năm học mới 2024 - 2025 Hà Tĩnh có hơn 362 ngàn giáo viên và học sinh ở 668 trường học (255 trường mầm non, 221 trường tiểu học, 147 trường THCS và 45 trường THPT) với 10.695 lớp (mẫu giáo 2.916 lớp, tiểu học 4.182 lớp, THCS 2.407 lớp, THPT 1.190 lớp).Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Trong năm học 2024 - 2025, kỳ thi chọn học sinh giỏi tỉnh lớp 12, Hà Tĩnh có 1.039 thí sinh tham gia với 10 môn thi: Toán 151 em, Vật lý 134 em, Hoá học 110 em, Sinh học 126 em, Tin học 76 em, Ngữ Văn 125 em, Lịch sử 119 em, Địa lý 119 em, Tiếng Anh 54 em và Tiếng Pháp 25 em. Việc tổ chức các kỳ thi chọn học sinh giỏi ở Hà Tĩnh đã góp phần thúc đẩy phong trào thi đua dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. 4. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩmCông tác phòng chống HIV/AIDS: Trong năm, trên địa bàn tỉnh phát hiện 31 ca nhiễm mới HIV/AIDS, có 20 ca chuyển sang AIDS và 6 ca chết vì AIDS (giảm 11 ca nhiễm mới, giảm 16 ca chuyển sang AIDS và giảm 3 ca chết vì AIDS so với năm trước); Tình hình dịch bệnh khác: Trong năm, ghi nhận 450 ca mắc Sởi trên địa bàn, khống chế thành công 04 ổ dịch xảy ra tại các huyện: Lộc Hà (40 ca); Nghi Xuân (11 ca); Hương khê (40 ca) và Đức Thọ (53 ca).Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Trong năm, xảy ra 3 vụ ngộ độc thực phẩm tập thể, làm 13 người bị ngộ độc và có 872 người bị ngộ độc đơn lẻ (giảm 01 vụ ngộ độc tập thể, giảm 29 người bị ngộ độc so với năm trước).5. Tai nạn giao thông Tính chung năm 2024, trên địa bàn tỉnh xảy ra 403 vụ tai nạn đường bộ, làm 224 người chết, 249 người bị thương (tăng 43 vụ, tăng 25 người chết, tăng 34 người bị thương so với năm trước); 4 vụ tai nạn đường sắt, làm chết 2 người, 1 người bị thương (tăng 1 vụ, tăng 1 người bị thương và số người chết không thay đổi so với năm trước).6. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ Công tác bảo vệ môi trường: Trong năm, phát hiện 260 vụ vi phạm môi trường, giảm 174 vụ (giảm 40,09%); đã xử phạt 247 vụ, giảm 220 vụ (giảm 47,11%); tổng số tiền xử phạt là 2.110,7 triệu đồng, tăng 350,74 triệu đồng (tăng 19,93%) so với cùng kỳ năm trước. Tình hình cháy, nổ: Trong năm, trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã xảy ra 86 vụ cháy, giá trị thiệt hại ước tính 2.199,9 triệu đồng (giảm 22 vụ, không làm thiệt hại về người như năm trước). Năm 2024 trên địa bàn không xảy ra vụ nổ nào (giảm 2 vụ, giảm 1 người chết, giảm 3 người bị thương so với năm trước).III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚITiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, khai thác dư địa trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương; phấn đấu hoàn thành cao nhất mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025 và Công điện số 140/CĐ-TTg ngày 27/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phấn đấu tăng trưởng kinh tế hai con số năm 2025. Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh đề ra, thời gian tới cần tập trung giải quyết một số nội dung chủ yếu sau đây: Một là, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tập trung phát triển công nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các dự án công nghiệp lớn, trọng điểm tạo nền tảng thúc đẩy tăng trưởng xanh, bền vũng cho giai đoạn tới. Tăng cường các hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn, dự theo định hướng quy hoạch tỉnh, đặc biệt là các dự án lớn, các nhà đầu tư chiến lược đã ký cam kết. Hai là, duy trì ổn định sản xuất nông nghiệp, chủ động bám sát diễn biến thời tiết, phòng chống thiên tai, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch tả lợn Châu Phi, dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu bò; tập trung triển khai đề án, chính sách phát triển nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn gắn với tập trung tích tụ ruộng đất. Ba là, khai thác hiệu quả khu vực dịch vụ, du lịch. Xây dựng chính sách hỗ trợ phát triển thương mại, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gắn với phát triển dịch vụ logistics. Chủ động dự báo tình hình thị trường, theo dõi sát cung - cầu hàng hóa trên địa bàn. Tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đẩy mạnh quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh có điều kiện. Thực hiện có hiệu quả cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch đáp ứng xu hướng mới của thị trường; tăng cường xúc tiến du lịch, liên kết vùng, chuyển đổi số trong phát triển du lịch. Hướng dẫn nhà đầu tư tập trung hoàn thiện hồ sơ thủ tục, sớm triển khai các dự án du lịch, dịch vụ, ven biển.Bốn là, tăng cường quản lý, điều hành, sử dụng hiệu quả ngân sách, tín dụng ngân hàng để phục vụ phát triển kinh tế. Tăng cường công tác hậu kiểm, chống thất thu, thu hồi nợ thuế. Tiếp tục quán triệt nguyên tắc quản lý, điều hành chi ngân sách đảm bảo dự toán giao đầu năm, đúng chế độ quy định; ưu tiên các nhiệm vụ trọng tâm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX./.CỤC THỐNG KÊ HÀ TĨNH