0239 3856 760 | hatinh@gso.gov.vn
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2016 tỉnh Hà Tĩnh
  •   27/11/2016 16:35

Nhìn chung, thị trường giá cả hàng hóa trong tháng có xu hướng tăng so tháng trước nhưng mức tăng một số mặt hàng nhẹ, hiện tượng tăng giá đột biến không có. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 năm 2016, tăng 0,31% so tháng trước, tăng 2,40% so cùng tháng năm trước, tăng 2,28% so tháng 12 năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có:Bảy nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng hóa và dịch vụ ăn uống tăng 0,32% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,84% và tăng 3,15% so tháng 12 năm trước; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,15% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,10% và tăng 3,10 so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,07% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 0,52% và giảm 0,85% so tháng 12 năm trước; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,11% so tháng trước, so cùng kỳ tháng trước tăng 21,82% và tăng 21,81% so tháng 12 năm trước; Giao thông tăng 1,57% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 3,36% và giảm 1,95% so tháng 12 năm trước; Bưu chính viễn thông tăng 0,59% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 1,08% và giảm 1,14% so tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,58% và tăng 3,28% so tháng 12 năm trước. Hai nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,06% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 0,33%, và giảm 0,23% so tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ uống gia đình giảm 0,04% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,81% và tăng 1,70% so tháng 12 năm trước.Hai nhóm chỉ số giá không biến động so tháng trước: Giáo dục và Văn hóa, giải trí và du lịch. * CPI tháng 11 năm 2016 tăng so tháng trước chủ yếu do(1) Tháng 11 là thời gian các doanh nghiệp thực hiện sản xuất, dự trữ hàng hóa bắt đầu tăng cường chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhân dân trong dịp tết Dương lịch và tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017. Điều này, đã tác động gây sức ép lên mặt bằng giá làm cho giá một số mặt hàng có xu hướng bắt đầu có xu hướng tăng lên.  (2) Những ngày qua chịu ảnh hưởng thời tiết, làm cho một số địa phương trên địa bàn tỉnh bị ngập úng nặng, diện tích hoa màu bị hư hỏng nặng, làm thiệt hại nhiều sản phẩm lương thực, thực phẩm. Dẫn đến nguồn cung bị thiếu hụt, nên một số mặt hàng giá tăng nhẹ so tháng trước.  (3) Ngoài ra, ảnh hưởng giá xăng dầu tăng 6 lần liên tiếp trong thời gian qua (từ ngày 19/8 đến ngày 4/11/2016) làm cho nhóm nhiên liệu trong tháng tăng mạnh (tăng 3,64%), dẫn đến chi phí sản xuất cũng như chi phí vận chuyển một số mặt hàng tăng lên. Mặc dầu, ngày 19/11/2016 giá xăng được điều chỉnh giảm 530 đ/lít, nhưng nhìn chung chỉ số giá mặt hàng này vẫn tăng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng giá gas thế giới tăng, tăng 60 USD/tấn so tháng 10/2016 nên giá gas trong nước được điều chỉnh tăng, theo đó ngày 2/11/2016 giá gas trên địa bàn tỉnh điều chỉnh tăng 20.000đ/bình 12kg. Những điều này phần nào tác động đến chỉ số giá chung trong tháng tăng.* Dự kiến chỉ số giá tháng 12/2016, xu hướng tiếp tục tăng so tháng trước. Tăng chủ yếu nhóm hàng lương thực, thực phẩm và nhóm hàng may mặc ; đồ dùng, dụng cụ gia đình. Nguyên nhân, do thời điểm chuyển mùa hàng may mặc sẵn bộ đồ thể thao, áo ấm, bộ đồ comle, áo len, giày, dép... cũng như đồ dùng chăn, ga, gối, đệm sức mua sắm tăng tác động đến giá tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, sang tháng nhu cầu mua sắm vào thời điểm cuối năm thường tăng cao nên giá cả một số mặt hàng cũng tăng theo tác động đến chỉ số giá.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2016 Hà Tĩnh
  •   27/10/2016 16:34

Nhìn chung, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh không có biến động lớn, giá cả hàng hóa tương đổi ổn định. Mặc dù lượng hàng lượng các tiểu thương nhập số lượng lớn với mẫu mã đẹp, tuy nhiên sức mua của người tiêu dùng vẫn đang còn dè dặt. Bên cạnh đó, các chính sách bình ổn giá thị trường của Nhà nước vẫn được duy trì tốt nên giá cả các mặt hàng không có biến dộng tăng giảm đột biến.   Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 năm 2016 tăng 0,26% so tháng trước, tăng 2,32% so cùng tháng năm trước, tăng 2,07% so tháng 12 năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có:   Sáu nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng hóa và dịch vụ ăn uống tăng 0,14% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 4,0% và tăng 2,83% so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,03% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 0,79% và giảm 0,92% so tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,06% so tháng trước, so cùng kỳ tháng trước tăng 2,55% và tăng 1,74% so tháng 12 năm trước; Giao thông tăng 2,71% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 4,32% và giảm 2,53% so tháng 12 năm trước; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,03% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 0,29% và tăng 0,28% so tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,95% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,83% và tăng 3,26% so tháng 12 năm trước.    Hai nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,61% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 1,11%, và giảm 0,18% so tháng 12 năm trước; Bưu chính viễn thông giảm 0,32% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 1,65% và giảm 1,71% so tháng 12 năm trước.   Ba nhóm chỉ số giá không biến động so tháng trước: Đồ uống và thuốc lá; Thuốc và dịch vụ y tế và Giáo dục.  * CPI tháng 10 năm 2016 tăng so tháng trước chủ yếu do  (1) Tác động mạnh làm cho CPI tăng mạnh chủ yếu do ảnh hưởng giá xăng dầu được điều chỉnh tăng 3 lần liên tiếp vào ngày 20/9; ngày 5/10 và ngày 20/10/2016 đã tác động đến nhóm nhiên liệu trong tháng tăng cao (tăng 4,30%).   (2) Do ảnh hưởng thời tiết mưa bão, nhất là cơn bão số 6 vừa qua đã làm một số địa phương trên địa bàn tỉnh ngập lũ, diện tích hoa màu bị hư hỏng nặng làm cho giá một mặt hàng lương thực thực phẩm có xu hướng tăng lên.Ngoài ra, trong tháng trùng dịp lễ Doanh nhân Việt Nam; ngày 20/10 thành lập Hội LHPN Việt Nam, các nhu cầu hoa tươi, dịch vụ điện hoa…, cũng như dịch vụ vui chơi giải trí tăng phần nào tác động đến chỉ số chung tăng.   * Dự kiến chỉ số giá tháng 10/2016 tăng so tháng trước. Do tính chất thời vụ một số mặt hàng lương thực, thực phẩm do nhu cầu sử dụng tăng. Mặt khác, ảnh hưởng thời tiết mưa, lũ, nhất là mặt hàng rau xanh tăng giá cao, diện tích gieo trồng một số địa phương bị hỏng nặng. Thực phẩm tươi sống trâu, bò, lợn, gà sau lũ thường xẩy ra dịch bệnh dẫn đến ảnh hưởng thị trường giá.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2016
  •   29/09/2016 16:32

Thị trường 9 tháng năm 2016 tương đối ổn định, không có biến động lớn, giá một số mặt hàng biến động nhẹ, dưới tác động của giá xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên thế giới, giá xăng dầu và LPG trong nước cũng được điều chỉnh tăng giảm theo biến động giá thị trường. Từ đầu năm đến nay giá xăng được điều chỉnh 8 lần giảm và 7 lần tăng; dầu diezel được điều chỉnh 4 lần giảm, 7 lần tăng còn giá gas với 1 lần tăng và 2 lần giảm, những điều này làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển hàng hóa…, kéo theo yếu tố giá bán lẻ hàng hóa biến động tăng, giảm.Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2016 tăng 0,19% so tháng trước, tăng 1,80% so cùng tháng năm trước, tăng 1,81% so tháng 12 năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 6 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,35% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,06% và tăng 2,68% so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,15% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,32% và giảm 0,95% so tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,25% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 2,42% và tăng 1,68% so tháng 12 năm trước; Giáo dục tăng 3,85% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 4,18% và tăng 4,13% so tháng 12 năm trước; Văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,13% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 10,12% và tăng 0,25% so tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,38% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,06% và tăng 2,29% so tháng 12 năm trước. Ba nhóm có chỉ số giảm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,07% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 0,32%, và tăng 0,43% so tháng 12 năm trước; Giao thông giảm 0,73% so tháng trước; so cùng kỳ năm trước giảm 7,09% và giảm 5,10% so tháng 12 năm trước; Bưu chính viễn thông giảm 1,38% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 1,34% và giảm 1,40% so tháng 12 năm trước. Hai nhóm chỉ số giá không biến động so tháng trước: Đồ uống và thuốc lá; Thuốc và dịch vụ y tế. * CPI tháng 9 năm 2016 tăng so tháng trước chủ yếu do(1) Tác động mạnh làm cho CPI tháng 9 tăng chủ yếu mức học phí mầm non đã làm cho nhóm giáo dục trong tháng tăng 3,85%.(2) Nhu cầu mua sắm, đi lại trong ngày tựu trường của học sinh, sinh viên nhóm dụng cụ sách vở, giấy bút, đồ dùng học tập, các mặt hàng mũ nón, giày dép…, cùng với nhu cầu vui chơi giải trí trong dịp lễ Quốc khánh 2-9, tết Trung thu tăng hơn so tháng trước đã phần nào góp phần tác động đến chỉ số giá chung trong tháng tăng.(3) Ngoài ra, do ảnh hưởng giá xăng dầu tăng 2 lần liên tiếp ngày 19/8 và ngày 05/9/2016 làm cho nhóm nhiên liệu tăng 1,39%. Đồng thời, giá một số thực phẩm, đồ dùng gia đình cũng như các hàng hóa dịch vụ khác trong tháng đang có xu hướng tăng góp phần làm chỉ số tăng.* Chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng tăng 2,53% so cùng kỳ năm 2015. Trong đó, có 9 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,41%; Đồ uống và thuốc lá tăng 3,51%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,70%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 2,24%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 16,63%; Giáo dục tăng 14,89%; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 12,28%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 2,14%. Ba nhóm hàng hóa chỉ số giá giảm so cùng kỳ: Nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,22%; Giao thông giảm 8,96%; Bưu chính viễn thông giảm 0,10%.* Dự kiến chỉ số giá tháng 10/2016 xu hướng giảm nhẹ. Do sang tháng một số mặt hàng có xu hướng ổn định, nhu cầu tiêu thụ thấp.

THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC NĂM 2016
  •   31/08/2016 13:04

CỤC THỐNG KÊ HÀ TĨNHTHÔNG BÁOTHI TUYỂN CÔNG CHỨC  Cục Thống kê Hà Tĩnh tuyển dụng công chức năm 2016 số lượng 14 chỉ tiêu cho các phòng nghiệp vụ Văn phòng Cục và Chi cục Thống kê cấp huyện. 1.  Điều kiện đăng ký dự tuyển: Điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký thi tuyển, xét tuyển, hình thức, thời gian và nội dung thi được quy định tại Thông báo số 102/TB-TCTK ngày 29/7/2016 về việc thi tuyển công chức, viên chức năm 2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê. Thông tin chi tiết của thông báo được đăng trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê tại địa chỉ: (http://www.gso.gov.vn) 2. Cụ thể từng vị trí việc làm như sau:  2.1 Văn phòng Cục 4 vị trí Thống kê viên ở các phòng: Tổng hợp, Nông nghiệp, Thương mại, Công nghiệp -Xây dựng; 1 vị trí Công nghệ thông tin ở phòng Thanh tra. 2.2 Chi cục Thống kê: 9 vị trí Thống kê viên ở huyện: Hương Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh; thị xã Kỳ Anh. 3. Điều kiện, tiêu chuẩn 3.1,Điều kiện, tiêu chuẩn về chuyên ngành đào tạo: Vị trí thống kê viên cần tuyển tốt nghiệp Đại học chuyên ngành: Thống kê kinh tế; Thống kê kinh tế xã hội; Kinh tế; Toán ứng dụng trong kinh tế; Toán tài chính; Kinh tế đầu tư; Kinh tế quốc dân; Quản trị kinh doanh; Kinh doanh thương mại; Kinh doanh quốc tế; Tài chính- Ngân hàng; Kế toán; Kiểm toán; Hệ thống thông tin quản lý; Kinh tế nông nghiệp; Kinh tế đối ngoại; Thương mại quốc tế. Vị trí công nghệ thông tin cần tuyển tốt nghiệp Đại học chuyên ngành: Khoa học máy tính; Truyền thông và mạng máy tính; Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Công nghệ thông tin; Toán – Tin ứng dụng; Điện tử viễn thông. 3.2, Điều kiện cụ thể về chứng chỉ tin học, ngoại ngữ. a, Có chứng chỉ Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc…: Trình độ B trở lên. b, Có chứng chỉ tin học Văn phòng trình độ B trở lên.    4. Đăng ký dự tuyển Cục Thống kê Hà Tĩnh thông báo những người có nhu cầu, nộp hồ sơ đăng ký dự thi về Cục Thống kê Hà Tĩnh hoặc Tổng cục Thống kê: từ 8 giờ 30 phút ngày 05/9/2016 đến 16 giờ ngày 09/9/2016. Mọi chi tiết cụ thể về tuyển sinh, liên hệ tại Phòng Tổ chức – Hành chính. Cục Thống kê Hà Tĩnh, trong giờ hành chính (gặp đồng chí Giang – Trưởng Phòng). Số 01 Đường Nguyễn Huy Oánh – Phường Nguyễn Du – Thành phố Hà Tĩnh./.                                               CỤC TRƯỞNG CỤC THỐNG KÊ HÀ TĨNH                                                                 Nguyễn Việt Hùng

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8 năm 2016
  •   26/08/2016 15:30

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 năm 2016 bằng 99,81% giảm 0,19% so tháng trước, tăng 2,70% so cùng tháng năm trước; tăng 1,56% so tháng 12 năm trước.Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 6 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,37% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,06% và tăng 2,33% so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,05% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,62% và giảm 1,1% so tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,04% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 1,90% và tăng 1,43% so tháng 12 năm trước; Giáo dục tăng 0,20% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 16,19% và tăng 0,27% so tháng 12 năm trước; Văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,05% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 9,99% và tăng 0,12% so tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,03% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,69% và tăng 1,90% so tháng 12 năm trước. Ba nhóm có chỉ số giảm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,15% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 2,49%, và tăng 0,51% so tháng 12 năm trước; Giao thông giảm 3,01% so với tháng trước; so với cùng kỳ năm trước giảm 9,74% và giảm 4,97% so với tháng 12 năm trước; Bưu chính viễn thông giảm 0,02% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,04% và giảm 0,02% so với tháng 12 năm trước. Hai nhóm chỉ số giá không biến động so tháng trước: Đồ uống và thuốc lá; Thuốc và dịch vụ y tế. * CPI tháng 8 năm 2016 giảm so tháng trước chủ yếu do:(1) Do ảnh hưởng giá xăng giảm liên tiếp vào các ngày 21/7 và 4/8/2016 và giá dầu giảm ngày 4/8/2016 đã tác động đến giá xăng dầu trong tháng giảm 5,56%.(2) Tác động của giá gas trên thế giới bình quân tháng 8/2016 vừa công bố ở mức 287,5 USD/tấn giảm 15 USD/tấn so tháng 7/2016 nên giá gas trong nước được điều chỉnh giảm nhẹ, nhằm tuân thủ quy luật thị trường và quyền lợi của người tiêu dùng. Theo đó, ngày 02 tháng 8 năm 2016 thị trường giá gas tại Hà Tĩnh giảm 5.000đ/bình 12kg (giảm 4,57%). (3) Ảnh hưởng giá dầu giảm ngày 04/8/2016 làm cho giá dầu hỏa giảm 0,89% so tháng trước, tác động đến chỉ số chung giảm. Ngoài ra, ảnh hưởng giá các loại sắt thép giảm trong (kỳ 3) tháng 8/2016 đã kéo theo giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính giảm 0,08% so tháng trước. Bên cạnh những yếu tố gây giảm giá nêu trên cũng có những yếu tố góp phần làm tăng CPI trong tháng 8 năm 2016 như:(1) Tháng 8 là tháng chuẩn bị bước vào năm học mới 2016-2017 nên nhu cầu mua sắm văn phòng phẩm sách, vở, giấy, bút, đồ dùng dụng cụ học tập và văn phòng phẩm tăng, giá các mặt hàng này tăng hơn so các tháng trong năm.(2) Do trong tháng thời tiết vẫn đang còn nắng nóng nên nhu cầu sử dụng điện nước sinh hoạt vẫn đang còn tăng cao do đó giá điện nước sinh hoạt bình quân trong tháng tăng hơn so tháng trước (Điện sinh hoạt tăng 1,30%; nước sinh hoạt 0,35%).* Dự kiến chỉ số giá tháng 9/2016 xu hướng tăng nhẹ. Do sang tháng, bước vào năm học mới năm 2016-2017 nên nhu cầu mua sắm quần áo mới, cặp sách, đồ dùng học tập cũng như sách giáo khoa vẫn có xu hướng tăng. Mặt khác, dự kiến ảnh hưởng một số trường có điều chỉnh việc tăng thu học phí. Nếu trường hợp các mức thu học phí giữ nguyên có thể CPI sẽ tiếp tục giảm.Phòng TK Thương mại

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm việc với Tổng cục Thống kê
  •   17/08/2016 12:23

Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ làm việc với Tổng cục Thống kê về triển khai thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020 (09:11 17/08/2016)     Sáng ngày 16/8/2016 ngành Thống kê nói chung và cơ quan Tổng cục Thống kê (TCTK) nói riêng được vinh dự đón ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ đến thăm và làm việc với cơ quan TCTK về triển khai nhiệm vụ của TCTK giai đoạn 2016 - 2020. Tham dự buổi làm việc có đại diện Lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan; một số đơn vị Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Về phía TCTK có ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng TCTK; các ông Phó Tổng cục trưởng  TCTK; Lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan TCTK và đại diện Lãnh đạo một số Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng TCTK trình bày Báo cáo về việc triển khai nhiệm vụ của TCTK giai đoạn 2016 – 2020. Nội dung Báo cáo tập trung vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015; Nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2016 – 2020 và một số kiến nghị. Về thực hiện nhiệm vụ chủ yếu giai đoạn 2011 – 2015, Tổng cục Thống kê triển khai và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao: (1) Quản lý nhà nước và điều phối hoạt động thống kê; (2) Thực hiện nhiệm vụ chính trị chuyên môn; (3) Hoạt động phối hợp, chia sẻ thông tin thống kê Bộ, ngành; (4) Sử dụng dữ liệu hành chính trong hoạt động thống kê. Báo cáo cũng đề cập sâu các hoạt động chủ yếu của ngành; Biên soạn, cung cấp và phổ biến thông tin thống kê; Điều tra, xử lý và tổng hợp thông tin các cuộc điều tra thống kê; Nâng cao chất lượng thông tin thống kê; Thực hiện Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (GRDP), hoạt động bảo đảm, phổ biến và chia sẻ thông tin thống kê, thực hiện Chiến lược phát triển thống kê và các Đề án của Ngành, phân tích và dự báo thống kê, ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến, công nghệ thông tin và truyền thông, đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức trong hệ thống thống kê Nhà nước. Sau khi nghe Báo cáo, đại diện Lãnh đạo TCTK và một số đơn vị nghiệp vụ thuộc cơ quan TCTK giải trình trước Phó Thủ tướng và các đại biểu tham dự nguyên nhân, phương pháp tính toán và những tồn tại, hạn chế liên quan đến các số liệu thống kê chủ yếu được Nhà nước và xã hội quan tâm như: Chênh lệch số liệu xuất nhập, khẩu; tính thống nhất trong tính toán GDP giữa trung ương và địa phương; bệnh thành tích ảnh hưởng tới tính trung thực của số liệu…Tại buổi làm việc, đại diện Lãnh đạo các Bộ, nghành liên quan cũng có những phát biểu tích cực nhằm cải thiện cơ chế phối hợp giữa TCTK với các Bộ, ngành. Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng đề cao những thành tựu đạt được của ngành Thống kê trong thời gian qua: Nâng cao hoàn thiện khuôn khổ hành lang pháp lý, đặc biệt là soạn thảo Luật Thống kê 2015 và được Quốc hội khóa XIII thông qua; cho đến nay chúng ta đã có hệ thống tổ chức thống kê tập trung thống nhất từ trung ương đến địa phương; thống kê các Bộ, ngành được củng cố, tăng cường; sản phẩm thống kê ngày càng đa dạng; chất lượng thống kê cũng có những phát triển tích cực, hiện nay chỉ tiêu GDP đã khá sát với số liệu tính toán của các tổ chức quốc tế công bố; đã cung cấp khá đầy đủ, kịp thời số liệu kinh tế vĩ mô…Tuy nhiên, ngành Thống kê cũng cần không ngừng hoàn thiện mình để bắt kịp nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội, cần chủ động hơn nữa trong cơ chế phối hợp giữa TCTK với các Bộ, ngành; đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm thống kê; nâng cao chất lượng, độ tin cậy của thông tin thống kê; đảm bảo tính công khai, minh bạch trong hoạt động thống kê nhằm tạo niềm tin của xã hội vào số liệu thống kê. Trong thời gian sắp tới, Ngành Thống kê cần tập trung rà soát lại bộ máy làm việc từ trung ương đến địa phương nhằm tăng cường hiệu quả làm việc, hoàn thiện chức năng nhiệm vụ của Ngành; đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường quan tâm, chăm lo, tạo điều kiện cho ngành Thống kê giải quyết những khó khăn, phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất kinh phí hợp lý cho các cuộc điều tra lớn; Chính phủ sẽ tăng cường quan tâm và xem xét giải quyết những kiến nghị của TCTK trong thời gian sớm nhất.Toàn cảnh buổi làm việc   Nguồn: Văn phòng TCTK

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2016 tỉnh Hà Tĩnh
  •   29/07/2016 15:29

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 năm 2016 tăng 0,09% so tháng trước, tăng 2,87% so cùng tháng năm trước; tăng 1,76% so tháng 12 năm trước .Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 7 nhóm tăng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,08% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,0% và tăng 1,95% so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,03% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,09% và giảm 1,15% so tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,05% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 2,01% và tăng 1,39% so tháng 12 năm trước; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,07% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 21,63% và tăng 21,67% so tháng 12 năm trước; Giao thông tăng 0,85% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm 8,80% và giảm 2,02% so tháng 12 năm trước; Văn hóa giải trí và du lịch tăng 0,06% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 9,94% và tăng 0,07% so tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,14% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,68% và tăng 1,88% so tháng 12 năm trước.   Một nhóm có chỉ số giảm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,23% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 3,14%, và tăng 0,66% so tháng 12 năm trước.   Ba nhóm chỉ số giá không biến động so tháng trước: Đồ uống và thuốc lá; Bưu chính viễn thông và Giáo dục.   * CPI tháng 7 năm 2016 tăng chủ yếu do   (1) Do ảnh hưởng thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng các thiết bị làm mát tăng dẫn đến giá điện nước sinh hoạt trong tháng tăng mạnh, nhất là khu vực thành thị (giá điện sinh hoạt tăng 3,83%; giá nước sinh hoạt tăng 1,34%).   (2) Mặc dù, giá xăng giảm 2 lần liên tiếp vào các ngày 20/6 và ngày 05/7/2016 và giá dầu giảm ngày 20/6. Tuy nhiên, do tác động của những lần tăng giá xăng đợt trước nên giá xăng bình quân trong tháng vẫn còn tăng so tháng trước đã làm chỉ số giá chung tăng.     (3) Do nhu cầu tiêu dùng các loại nước giải khát tăng, nhất là các dịch vụ ăn uống ngoài gia đình.     Bên cạnh những yếu tố gây tăng giá nêu trên cũng có những yếu tố góp phần kiềm chế CPI trong tháng 7 năm 2016 như:    (1) Do tác động của giá gas trên thị trường thế giới giảm làm cho giá gas nhập khẩu cũng giảm theo, chính vì thế, các doanh nghiệp trong nước có cơ hội giảm giá cho người tiêu dùng. Theo đó ngày 03 tháng 7 năm 2016 giá gas tại Hà Tĩnh giảm 20.000đ/bình 12kg (giảm 2,84%).    (2) Ảnh hưởng giá sắt thép giảm mạnh trong (kỳ 1) tháng 7/2016 đã kéo theo giá nhóm vật liệu bảo dưỡng nhà ở chính giảm 2,18% so tháng trước.     * Dự kiến chỉ số giá tháng 8/2016 tiếp tục tăng so tháng 7/2016. Do ảnh hưởng giá xăng, dầu tăng làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất một số mặt hàng tăng. Bên cạnh, tháng 8 chuẩn bị bước vào năm học mới 2016-2017 nhu cầu mua sắm văn phòng phẩm sách, vở, giấy, bút, đồ dùng dụng cụ học tập và văn phòng phẩm tăng, tác động đến chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa tăng. Mặt khác việc đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình xây dựng dựng trước mùa mưa bão, dự kiến nhóm hàng vật liệu xây dựng, nội thất... tăng