Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 năm 2017 tỉnh Hà Tĩnh
Năm 2017 đang bước vào những tháng cuối của năm, thời tiết không thuận lợi mưa bão lũ lụt xảy ra tháng 9 và đầu tháng 10 ảnh hưởng đến sản xuất – kinh doanh kéo theo thị trường giá cả hàng hóa tăng với biên độ rộng so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 năm 2017 tăng 0,53% so tháng trước, tăng 4,73% so cùng tháng năm trước và tăng 1,96% so tháng 12 năm trước. So tháng trước khu vực thành thị tăng 0,55%; nông thôn tăng 0,51%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính: 06 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,99% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 1,07% và giảm 1,42% so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,03% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,03% và tăng 0,75% so tháng 12 năm trước; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,92% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 4,72% và tăng 4,39% so tháng 12 năm trước; Giao thông tăng 0,51% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,38% và tăng 2,68% so tháng 12 năm trước; Bưu chính viễn thông tăng 0,12% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,43% và giảm 0,16% so với tháng 12 năm trước; Văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,21% so tháng trước, so cùng kỳ tăng 3,83% và tăng 3,83% so tháng 12 năm trước.
Nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,12% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 0,97% và tăng 0,91% so tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,05% so với tháng trước, so với cùng kỳ tháng trước tăng 1,63% và tăng 1,67% so với tháng 12 năm trước.
Các nhóm Đồ uống và thuốc lá; Thuốc và dịch vụ y tế; Giáo dục ổn định, không có sự tăng giảm so tháng trước.
Tác động đến CPI tháng 10 năm 2017 tăng so tháng trước chủ yếu do:
(1) Giá nhiên liệu, xăng dầu, gas tiếp tục tăng giá
(2) Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh do hoạt động khai thác và vận chuyển tiếp tục gặp khó khăn
(3) Giá các loại lương thực và thực phẩm bao gồm gạo, ngô, thịt, rau quả các loại tăng giá.
* Tính chung 10 tháng năm 2017; Việc kiềm chế lạm phát năm 2017 dưới 4% đang chịu nhiều sức ép khi trong tháng 10 giá xăng dầu bình quân, giá gas và điện sinh hoạt tiếp tục tăng. Cùng với việc từ đầu năm đến nay giá các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, nước sinh hoạt, dịch vụ giáo dục đều tăng giá. Bên cạnh đó, tình hình sau những đợt mưa lũ trong hai tháng qua khiến giá lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng có khả năng tiếp tục tăng giá. Những tháng cuối năm 2017, dự kiến Bộ y tế sẽ chỉ đạo các địa phương tăng giá các dịch vụ y tế theo lộ trình.
Dự kiến CPI tháng 11/2017, tiếp tục tăng so tháng trước, do những tháng cuối năm giá một số mặt hàng dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng. Trong khi đó, chưa có những dấu hiệu giá vật liệu xây dựng, xăng dầu, gas có thể hạ giá trong thời gian tới. Giá thịt các loại dự kiến tăng do tâm lý người chăn nuôi trữ hàng chờ Tết Nguyên đán 2018, ảnh hưởng đến nguồn cung thị trường.
Tin khác