0239 3856 760 | hatinh@gso.gov.vn

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2017

30/09/2017 10:18

   Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 năm 2017 tăng 1,28% so tháng trước, tăng 4,34% so cùng tháng năm trước và tăng 1,43% so tháng 12 năm trước. So tháng trước khu vực thành thị tăng 1,29%; nông thôn tăng 1,28%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có: Sáu nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,41% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 1,89% và giảm 2,39% so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,06% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,04% và tăng 0,72% so tháng 12 năm trước; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,84% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,12% và tăng 3,43% so tháng 12 năm trước; Giáo dục tăng 15,37% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 21,10%, so tháng 12 năm trước tăng 21,10%; Giao thông tăng 1,49% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 4,63% và tăng 2,16% so tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,04% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,64% và tăng 1,71% so tháng 12 năm trước.

Nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,03% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 57,20% và tăng 0,12% so tháng 12 năm trước; Đồ uống và thuốc lá giảm 0,12% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 2,46% và tăng 1,52% so tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,15% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,15% và tăng 1,03% so tháng 12 năm trước;

Các nhóm Bưu chính viễn thông;Giáo dục; Văn hóa, giải trí và du lịch ổn định, không có sự tăng giảm so tháng trước.

   Tác động đến CPI tháng 9 năm 2017 tăng so tháng trước chủ yếu do:

   (1) Học phí giáo dục tăng mạnh theo quyết định của tỉnh, theo đó tăng toàn bộ cấp học từ tiểu học đến đại học;

   (2) Giá vật liệu xây dựng tăng mạnh do chịu ảnh hưởng sau bão số 10;

   (3) Giá nhiên liệu xăng dầu tiếp tục được điều chỉnh tăng;

   (4) Giá các loại lương thực bao gồm gạo, ngô, tinh bột tăng giá.

   * Tính chung 9 tháng năm 2017: Chỉ số giá tiêu dùng bình quân chung tăng 3,76% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình chỉ số giá tiêu dùng 9 tháng đầu năm chịu nhiều sức ép do giá cả các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, điện, nước sinh hoạt, dịch vụ giáo dục đều tăng giá. Việc tăng giá các mặt hàng trên tác động vào chi phí sản xuất và chi phí trung gian của nền kinh tế, tác động khiến các mặt hàng khác tăng giá theo. Ngoại trừ nhóm thịt gia súc do chịu ảnh hưởng của thị trường Trung Quốc, cầu giảm trong khi nguồn cung dư thừa khiến giá giảm mạnh so cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên nhờ làm tốt công tác điều tiết, tuyên truyền, quản lý tiền tệ mà chỉ số giá 9 tháng đầu năm vẫn đang được kiềm chế ở mức thấp hơn mục tiêu 4% của năm 2017.

   II. Dự kiến CPI tháng 10/2017 tăng hơn so tháng 9/2017. Những tháng cuối năm một số mặt hàng giá dịch vụ y tế được điều chỉnh tăng. Trong khi đó, giá vật liệu xây dựng, bảo dưỡng nhà ở đang tăng với biên độ mạnh do nhu cầu tăng đột biến sau cơn bão số 10. Do đó, đòi hỏi các cấp quản lý cần tăng cường kiểm soát, kiểm tra, xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất kinh doanh có dấu hiệu tăng giá, ép giá người dân. Có cơ chế kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội./.