Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2016 tỉnh Hà Tĩnh
Nhìn chung, thị trường giá cả hàng hóa trong tháng có xu hướng tăng so tháng trước nhưng mức tăng một số mặt hàng nhẹ, hiện tượng tăng giá đột biến không có. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 năm 2016, tăng 0,31% so tháng trước, tăng 2,40% so cùng tháng năm trước, tăng 2,28% so tháng 12 năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có:
Bảy nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng hóa và dịch vụ ăn uống tăng 0,32% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,84% và tăng 3,15% so tháng 12 năm trước; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,15% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,10% và tăng 3,10 so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,07% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 0,52% và giảm 0,85% so tháng 12 năm trước; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,11% so tháng trước, so cùng kỳ tháng trước tăng 21,82% và tăng 21,81% so tháng 12 năm trước; Giao thông tăng 1,57% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 3,36% và giảm 1,95% so tháng 12 năm trước; Bưu chính viễn thông tăng 0,59% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 1,08% và giảm 1,14% so tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,02% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,58% và tăng 3,28% so tháng 12 năm trước.
Hai nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,06% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 0,33%, và giảm 0,23% so tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ uống gia đình giảm 0,04% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 1,81% và tăng 1,70% so tháng 12 năm trước.
Hai nhóm chỉ số giá không biến động so tháng trước: Giáo dục và Văn hóa, giải trí và du lịch.
* CPI tháng 11 năm 2016 tăng so tháng trước chủ yếu do
(1) Tháng 11 là thời gian các doanh nghiệp thực hiện sản xuất, dự trữ hàng hóa bắt đầu tăng cường chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhân dân trong dịp tết Dương lịch và tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017. Điều này, đã tác động gây sức ép lên mặt bằng giá làm cho giá một số mặt hàng có xu hướng bắt đầu có xu hướng tăng lên.
(2) Những ngày qua chịu ảnh hưởng thời tiết, làm cho một số địa phương trên địa bàn tỉnh bị ngập úng nặng, diện tích hoa màu bị hư hỏng nặng, làm thiệt hại nhiều sản phẩm lương thực, thực phẩm. Dẫn đến nguồn cung bị thiếu hụt, nên một số mặt hàng giá tăng nhẹ so tháng trước.
(3) Ngoài ra, ảnh hưởng giá xăng dầu tăng 6 lần liên tiếp trong thời gian qua (từ ngày 19/8 đến ngày 4/11/2016) làm cho nhóm nhiên liệu trong tháng tăng mạnh (tăng 3,64%), dẫn đến chi phí sản xuất cũng như chi phí vận chuyển một số mặt hàng tăng lên. Mặc dầu, ngày 19/11/2016 giá xăng được điều chỉnh giảm 530 đ/lít, nhưng nhìn chung chỉ số giá mặt hàng này vẫn tăng. Bên cạnh đó, ảnh hưởng giá gas thế giới tăng, tăng 60 USD/tấn so tháng 10/2016 nên giá gas trong nước được điều chỉnh tăng, theo đó ngày 2/11/2016 giá gas trên địa bàn tỉnh điều chỉnh tăng 20.000đ/bình 12kg. Những điều này phần nào tác động đến chỉ số giá chung trong tháng tăng.
* Dự kiến chỉ số giá tháng 12/2016, xu hướng tiếp tục tăng so tháng trước. Tăng chủ yếu nhóm hàng lương thực, thực phẩm và nhóm hàng may mặc ; đồ dùng, dụng cụ gia đình. Nguyên nhân, do thời điểm chuyển mùa hàng may mặc sẵn bộ đồ thể thao, áo ấm, bộ đồ comle, áo len, giày, dép... cũng như đồ dùng chăn, ga, gối, đệm sức mua sắm tăng tác động đến giá tiếp tục tăng. Bên cạnh đó, sang tháng nhu cầu mua sắm vào thời điểm cuối năm thường tăng cao nên giá cả một số mặt hàng cũng tăng theo tác động đến chỉ số giá.
Tin khác