0239 3856 760 | hatinh@gso.gov.vn
Phát triển kinh tế tư nhân Hà Tĩnh
  •   07/07/2023 15:39

Trải qua hơn 35 năm đổi mới, kinh tế tư nhân đã có những bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là sau Đại hội X (năm 2006), khi kinh tế tư nhận được xác định chính thức là thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, không hạn chế về quy mô. Kinh tế tư nhân đã có những đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hội ngập quốc tế của Việt Nam nói cung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng.     Phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh - Những kết quả đạt được     Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế tư nhân trong tiến trình phát triển đất nước, nhưng năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng về khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển.     Nghị quyết Đại hội X của Đảng năm 2006 đã khẳng định: Kinh tế tư nhân (KTTN) là khu vực “có vai trò quan trọng, là một trong những động lực của nền kinh tế”… Đến Đại hội XII của Đảng năm 2016, khu vực KTTN được nhấn mạnh là “một động lực quan trọng của nền kinh tế”. Đây là bước tiến quan trọng trong tư duy, quan điểm của Đảng về vai trò của khu vực KTTN.     Ngày 31/3/2023, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 45/NQ-CP Chương trình hành động của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.     Thức hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tư nhân, Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Hà Tĩnh ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TY về đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đến năm 2025 và những năm tiếp theo; tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND ngày 16/7/2018 của Hội đồng nhân dân tỉnh về một số chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.     Theo đó, tỉnh khuyến khích ứng dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao sản xuất, quản lý nhằm nâng cao giá trị và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm; phát triển thị trường, đa dạng hàng hóa, dịch vụ và các loại hình kinh doanh thương mại; hoàn thành chuyển đổi mô hình quản lý chợ và đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư nhằm hoàn thiện cơ sở hạ tầng thương mại, thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần, loại hình kinh tế. Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong tỉnh, khai thác tốt thị trường trong nước cũng như thị trường xuất khẩu; ứng dụng thương mại điện tử và các phương thức thanh toán hiện đại, triển khai hiệu quả Kế hoạch phát triển thương mại điện tử của tỉnh giai đoạn 2016-2020; hỗ trợ doanh nghiệp nắm bắt, ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh doanh.     Số liệu thống kê cho thấy, số doanh nghiệp thực tế hoạt động của nền kinh tế Hà Tĩnh tại thời điểm 31/12/2020 là 4.024 doanh nghiệp, trong đó có 3.924 doanh nghiệp ngoài nhà nước, chiếm 97,51% doanh nghiệp toàn tỉnh, gấp 1,30 lần về quy mô và gấp 1,68 lần về quy mô mô vốn so với năm 2015. Doanh nghiệp ngoài nhà nước tạo công ăn việc làm cho 57.060 lao động, chiếm 77,76% trong tổng số lao động của toàn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thu nhập bình quân một tháng của người lao động trong doanh nghiệp năm 2020 là 6,23 triệu đồng, gấp 1,19 lần so với năm 2015.     Hà Tĩnh là tỉnh có số lượng Doanh nghiệp đang hoạt động xếp thứ 17 cả nước và thứ 3 tại khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền trung (sau Thanh Hoá và Nghệ An). Tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2021 đạt 43.502,81 tỷ đồng, trong đó thu từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ là 3.034,55 tỷ đồng, chiếm 6,98% so với tổng thu. Tổng vốn đầu tư phát triển tỉnh Hà Tĩnh năm 2021 theo giá hiện hành ước đạt 27.314,3 tỷ đồng, đạt 90% kế hoạch giao và tăng 5,34% so với cùng kỳ năm trước, tương đương với 31,01% GRDP. Khu vực vốn ngoài Nhà nước đạt 17.898,0 tỷ đồng, tăng 12,62% do một số dự án lớn như: Nhà máy bia Hồng Lĩnh, nhà máy thủy điện Ngàn Trươi - Cẩm Trang đẩy nhanh tiến độ thi công, ngoài ra, doanh nghiệp ngoài nhà nước trên địa bàn đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, máy móc thiết bị, gấp 1,65 lần so với năm 2015.     Điểm nhấn đáng chú ý là nhiều doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh đã tích cực đẩy mạnh triển khai thi công thực hiện các dự án, công trình trọng điểm bảo đảm tiến độ đề ra và đưa vào hoạt động. Cuối năm 2021, Nhà máy sản xuất pin VinES của Tập đoàn Vingroup chính thức khởi công tại Khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỷ đồng, phấn đấu đưa vào vận hành sản xuất trong quý I-2023. Cuối tháng 7-2022, Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh có tổng mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng đã chính thức hoạt động và sản xuất, với công nghệ tiêu chuẩn EU, công suất tối đa lên đến 500 triệu lít/năm, dự kiến sẽ đóng góp vào ngân sách tỉnh hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, tạo việc làm cho hơn 200 lao động…     Để kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh tiếp tục phát triển     Mặc dù đạt được một số thành quả đáng ghi nhận, song phát triển kinh tế tư nhân ở Hà Tĩnh hiện vẫn tồn tại một số hạn chế:     Thứ nhất: Phần lớn doanh nghiệp của Hà Tĩnh có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ, chiếm 97%, tập trung chủ yếu ở các ngành thương mại dịch vụ cần ít vốn đầu tư. Trình độ quản lý của các chủ doanh nghiệp còn thấp; Các chủ doanh nghiệp tư nhân trưởng thành qua học hỏi, qua bạn hàng, phần lớn trưởng thành từ kinh nghiệm thực tiễn. Do vậy chưa đáp ứng được đòi hỏi thực tế trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Bên cạnh đó, xảy ra hiện tượng làm ăn theo lối chộp giật, vẫn còn tình trạng doanh nghiệp “ma” tiến hành đăng ký, nhận giấy đăng ký, mã số thuế nhận hóa đơn, không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, biến mất khỏi địa bàn.     Thứ hai: Trình độ lao động của các doanh nghiệp chủ yếu còn hạn chế, thiếu nhân lực giỏi, không được đào tạo bài bản, kỹ năng thấp, do đó, khó tiếp thu được những tiến bộ khoa học, cùng với công nghệ sản xuất lạc hậu dẫn đến năng suất lao động không cao, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường thấp, kể cả thị trường trong và ngoài nước.     Thứ ba: Doanh nghiệp tư nhân luôn trong tình trạng thiếu hụt nguồn vốn và dòng tiền kinh doanh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ở quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Hiện các ngân hàng liên tục đưa ra nhiều chương trình cho vay với lãi suất hấp dẫn, nhưng điều kiện cho vay với doanh nghiệp nhỏ không dễ, đặc biệt là những yêu cầu về báo cáo tài chính, tài sản bảo đảm...     Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để gỡ khó cho các doanh nghiệp này? Theo tác giả, một số giải pháp cần được lưu ý:     Một là, tỉnh Hà Tĩnh cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa tất cả các doanh nghiệp, thúc đẩy cơ hội tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, mở rộng nguồn vốn dài hạn. Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển doanh nghiệp tư nhân, cụ thể cần tập trung hỗ trợ có hiệu quả cho hai nhóm doanh nghiệp là doanh nghiệp khởi nghiệp; doanh nghiệp nhỏ và vừa.     Hai là, bản thân các doanh nghiệp kinh tế tư nhân cần có ý thức, định hướng quan tâm phát triển nhanh và bền vững dựa chủ yếu vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; Đổi mới tư duy và hành động, chủ động nắm bắt kịp thời, tận dụng hiệu quả các cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn với quá trình hội nhập quốc tế để cơ cấu lại nền kinh tế, phát triển kinh tế số, xã hội số; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh.\     Ba là, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để các hộ kinh doanh tự nguyện liên kết hình thành các hình thức tổ chức hợp tác hoặc hoạt động theo mô hình doanh nghiệp. Thúc đẩy phát triển mọi hình thức liên kết sản xuất, kinh doanh, cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo mạng sản xuất, chuỗi giá trị thị trường giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm tiếp nhận, chuyển giao, tạo sự lan tỏa rộng rãi về công nghệ tiên tiến và quản trị hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng và mở rộng thị trường tiêu thụ./.Nguyễn Thị Thu Hằng, Chi cục Thống kê huyện Can Lộc

Kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê Nhà nước đối với Uỷ ban nhân dân huyện Vũ Quang – Hà Tĩnh
  •   20/06/2023 15:43

Sáng ngày 16/6/2023, tại Uỷ ban nhân dân huyện Vũ Quang, Đoàn kiểm tra sử dụng số liệu, thông tin thống kê Nhà nước của Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê Nhà nước đối với Uỷ ban nhân dân huyện Vũ Quang.    Căn cứ Quyết định số 1156/QĐ-TCTK ngày 14 tháng 12 năm 2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước năm 2023 của Tổng cục Thống kê; Cục Trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh đã ban hành Quyết định tiến hành kiểm tra số 54/QĐ-CTK, ngày 07 tháng 6 năm 2023 về việc tiến hành kiểm tra việc sử dụng số liệu, thông tin thống kê nhà nước năm 2021, 2022 tại UBND huyện Vũ Quang. Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Cục trưởng, Cục Thống kê, Trưởng Đoàn - Chủ trì cuộc làm việc    Đoàn kiểm tra gồm có: Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Cục trưởng, Cục Thống kê, Trưởng đoàn và lãnh đạo các phòng nghiệp vụ Cục Thống kê là thành viên đoàn. Về phía huyện có đồng chí Nguyễn Thanh Sơn – Phó Chủ tịch UBND huyện và đại diện các phòng ban, ngành liên quan. Nội dung kiểm tra gồm: Kiểm tra tính chính xác, phù hợp của số liệu, thông tin thống kê đã sử dụng so với số liệu, thông tin thống kê đã được cấp có thẩm quyền công bố; Kiểm tra việc trích dẫn nguồn thông tin khi sử dụng số liệu, thông tin thống kê Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền công bố. Nguồn số liệu, thông tin thống kê của các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tại buổi làm việc, Trưởng đoàn Đoàn kiểm tra đã giải thích và làm rõ một số chỉ tiêu thống kê cấp huyện, cấp xã để UBND huyện Vũ Quang cũng như các đơn vị liên quan sử dụng đúng mục đích và hiệu quả hơn.    UBND huyện Vũ Quang đã sử dụng số liệu, thông tin thống kê Nhà nước khá tốt và là nguồn thông tin pháp lý, chính thống, là cơ sở để UBND huyệnVũ Quang đánh giá, phân tích, chỉ đạo, dự báo tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phục vụ các phòng ban, ngành trong công tác chỉ đạo, điều hành phù hợp với chức năng quản lý nhà nước của từng đơn vị.    Kết thúc quá trình kiểm tra tại đơn vị, Trưởng đoàn kiểm tra đánh giá việc quản lý, khai thác, sử dụng thông tin, tài liệu thu thập các thông tin, số liệu thống kê năm 2021 và năm 2022 để đưa vào các báo cáo được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật; nguồn số liệu đảm bảo tính chính xác, phù hợp với số liệu, thông tin thống kê Nhà nước đã được cấp có thẩm quyền công bố. Đồng thời, đề nghị UBND huyện Vũ Quang và các phòng, ngành tiếp tục nâng cao sử dụng nguồn số liệu do Cục Thống kê công bố trong các báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương do đơn vị xây dựng, khi sử dụng số liệu cần có trích dẫn nguồn số liệu.    Qua công tác kiểm tra đã kịp thời nắm bắt và tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình tổng hợp cũng như việc sử dụng số liệu thống kê. Các ý kiến, đề xuất, kiến nghị của Đoàn cũng như của phòng, ngành được Đoàn kiểm tra tổng hợp, tham mưu Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh ra Thông báo kết quả kiểm tra theo quy định.     Đây cũng là dịp để tuyên truyền công tác thống kê, Luật Thống kê và các văn bản liên quan đến chế độ báo cáo thống kê tới UBND huyện Vũ Quang cũng như các đơn vị liên quan và để UBND huyệnVũ Quang hiểu và sử dụng đúng các chỉ tiêu thống kê tổng hợp./.                                   Võ Văn Thanh -Chi cục Thống kê huyện Vũ Quang – CTK Hà Tĩnh

Sở Nội vụ phối hợp với Cục Thống kê Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ thống kê cấp xã năm 2023
  •   15/06/2023 15:38

Thực hiện Quyết định số 2489/QĐ-UBND, ngày 08 /12/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Kế hoạch số 85/KH-UBND ngày 24/3/2023 của UBND tỉnh về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2023.Trong hai ngày 08 - 09/6/2023 tại thành phố Hà Tĩnh, Sở Nội vụ phối hợp với Cục Thống kê Hà Tĩnh tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ Thống kê cấp xã năm 2023.     Tham dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Đình Khuyến - Vụ trưởng vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê - Tổng cục Thống kê; đồng chí Trần Thanh Bình - Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh; các đồng chí lãnh đạo Cục, trưởng, phó các phòng nghiệp vụ Văn phòng Cục; đồng chí Cù Huy Cẩm - Phó giám đốc Sở Nội vụ và 210 đại biểu (đạt 97,22% học viên tham dự) là cán bộ Văn phòng thống kê của các xã, phường, thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. (Toàn cảnh các đại biểu, học viên tham dự hội nghị)     Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe và tiếp thu 4 chuyên đề: (1) Luật Thống kê 2015, Luật sửa đổi sung một số điều và Phụ lục danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê, Nghị định số 95/2016 NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thống kê, Một số nội dung cơ bản của Quyết định 05/2023/QĐ - TTg, ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. (2) Một số nội dung về lý thuyết thống kê cơ bản.(3) Một số nghiệp vụ thống kê chuyên ngành. (4) phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp tính thu nhập bình quân đầu người cấp xã theo Quyết định 1245/QĐ-BKHĐT ngày30/6/20222 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.     Lớp tập huấn nhằm giúp các học viên nắm rõ hơn các khái niệm về lý thiết thống kê cơ bản, các quy định trong hoạt động điều tra thống kê, các kỹ năng nghiệp vụ về số tuyệt đối, tương đối, tốc độ tăng giảm…vv. Phương pháp điều tra, thu thập tổng hợp thu nhập bình quân đầu người cấp xã từ đó nhằm giúp cán bộ Văn phòng thống kê cấp xã có thể tham mưu, thực hiện tốt các nhiệm vụ tại địa phương, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, góp phần ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.     Tại buổi tập huấn các báo cáo viên cũng đưa ra một số bài tập tình huống để các học viên trao đổi, thảo luận nhằm hiểu rõ hơn về các nghiệp vụ thống kê chuyên ngành. Các học viên cũng đã đưa ra một số khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác thống kê ở cấp xã và đã được các báo cáo viên và lãnh đạo Cục giải đáp cụ thể từng nội dung.Đ/c Cù Huy Cẩm - Phó Giám đốc Sở Nội vụ, phát biểu khai mạc hội nghị      Hội nghị tập huấn là một trong những hoạt động quan trọng góp phần đưa quy định pháp luật đi vào thực tiễn có hiệu quả hơn và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, tăng cường sự nghiêm minh của luật pháp trên mọi lĩnh vực".(Đ/c Nguyễn Đình Khuyến - Vụ trưởng vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê - Tổng cục Thống kê, phát biểu chỉ đạo hội nghị)     Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Khuyến - Vụ trưởng vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê - Tổng cục Thống kê ghi nhận và đánh giá cao công tác chuẩn bị tài liệu, các chuyên đề bài giảng của Cục Thống kê Hà Tĩnh, sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Nội vụ và Cục Thống kê Hà Tĩnh. Việc tổ chức triển khai hội nghị tập huấn nghiệp vụ thống kê cấp xã của Hà Tĩnh là một trong những đơn vị đầu tiên của cả nước tổ chức bài bản, có chiều sâu đã tạo được sự đồng thuận cao đối với các học viên.(Đ/c Trần Thanh Bình - Cục trưởng Cục Thống kê  Hà Tĩnh, phát biểu đánh giá, tổng kết hội nghị)      Trong thời gian 02 ngày, các học viên đã được cán bộ Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh phổ biến, hướng dẫn các chuyên đề về Luật Thống kê năm 2015, Luật sửa đổi bổ sung một số điều và phụ lục danh mục chỉ tiêu thống kê Quốc gia của Luật thống kê. Nghị định số 95/2016 NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thống kê, Một số nội dung cơ bản của Quyết định 05/2023/QĐ - TTg, ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.Một số nội dung về lý thuyết thống kê cơ bản, nghiệp vụ thống kê chuyên ngành và phương pháp điều tra, thu thập, tổng hợp tính thu nhập bình quân đầu người cấp xã..vv. Đây là những kiến thức cơ bản nhằm giúp các học viên hiểu và nắm rõ hơn các quy trình, phương pháp tínhtrong triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm tham mưu giúp lãnh đạo chính quyền địa phương cấp xã quản lý nhà nước về hoạt động thống kê được tốt hơn, phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Đảng, chính quyền cấp huyện và các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật./.                                        Trần Thị Tú Oanh - Phó phòng Thống kê Kinh tế - Cục Thống kê Hà Tĩnh  MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI NGHỊ TẬP HUẤNNGHIỆP VỤ THỐNG KÊ CẤP XÃ NĂM 2023  (Toàn cảnh các đại biểu, học viên tham dự hội nghị)(Đ/c Nguyễn Văn Chung - Phó Chánh văn phòng Sở Nội vụ điều hành khai mạc hội nghị)(Đ/c Nguyễn Trung Thành - Phó Cục trưởng – Cục Thống kê Hà Tĩnh, phổ biến Luật Thống kê 2015 và các Văn bản luật liên quan đến hoạt động thống kê)            (Văn phòng Thống kê các xã thuộc UBND huyện Đức Thọ tham dự tập huấn)   (Đ/c Trần Thị Tú Oanh - Phó phòng Thống kê Kinh tế - Cục Thống kê Hà Tĩnh hướng dẫn nghiệp vụ thống kê chuyên ngành) (Toàn cảnh các đại biểu, học viên tham dự hội nghị)

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát điều tra thống kê
  •   04/06/2023 15:29

Thực hiện Quyết định số 276/QĐ-TCTK ngày 07/3/2023 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc ban hành Phương án điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2023; Quyết định số 739/QĐ-TCTK ngày 23/6/2021 về việc ban hành phương án Điều tra chăn nuôi của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê; Kế hoạch công tác năm 2023 của Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh giao. Chi cục Thống kê huyện Can Lộc đã ban hành Kế hoạch tổ chức thực hiện điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2023 và điều tra Chăn nuôi 01/4/2023 trên địa bàn huyện cụ thể như sau:1. Mục đích- Điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2023: Nhằm thu thập thông tin về dân số và một số đặc trung cơ bản của dân số; tình hình biến động dân số, mức độ sử dụng các biện pháp tránh thai và nạo, phá thai làm cơ sở để tổng hợp, biên soạn các chỉ tiêu về dân số và kế hoạch hóa gia đình. Phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của các cấp, các ngành đánh giá tình hình, lập kế hoạch trong lĩnh vực dân số và KHHGĐ, xây dựng cơ sở dữ liêu quốc gia về dân số và KHHGĐ, đáp ứng nhu cầu của người dùng tin.- Điều tra chăn nuôi: Nhằm mục đích thu thập thông tin về tình hình sản xuất chăn nuôi trên phạm vi cả nước phục vụ việc tính toán các chỉ tiêu thống kê cấp quốc gia, cấp tỉnh của ngành chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu quản lý, lập kế hoạch, quy hoạch, hoạch định các chính sách phát triển sản xuất chăn nuôi của các cấp, các ngành và nhu cầu thông tin của các đối tượng dùng tin khác.2. Yêu cầu- Kế hoạch tổ chức thực hiện cuộc điều tra Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2023 và điều tra Chăn nuôi 01/4/2023 trên địa bàn huyện cần nêu rõ những nội dung tuyên truyền cuộc điều tra về mục đích, ý nghĩa, phạm vi, đối tượng, đơn vị điều tra; về trách nhiệm của lực lượng tham gia điều tra; nội dung giải pháp phải đồng bộ, khả thi, xác định rõ các bước công việc, đảm bảo tiến độ điều tra theo phương án đề ra.- Xác định nhiệm vụ quan trọng; tập trung chỉ đạo thực hiện tốt ngay từ khâu chuẩn bị, tổ chức điều tra.3. Công tác kiểm tra, giám sátGiám sát viên cùng điều tra viên thực hiện công tác kiểm tra giám sát trong công tác thu thập thông tin tại địa bàn từ những ngày đầu ra quân để nắm bắt kịp thời những sai sót của điều tra viên trong quá trình phỏng vấn, thu thập thông tin và ghi phiếu điều tra; Giám sát viên đã kịp thời chỉ ra cho điều tra viên những vấn đề còn hạn chế như: Cách tiếp cận, tuyên truyền mục đích cuộc điều tra, cách đặt các câu hỏi phụ để kiểm tra các thông tin của đối tượng được điều tra nhằm nâng cao chất lượng số liệu đầu vào của hai cuộc điều tra trên.Trong quá trình giám sát, Chi cục Thống kê đã nhận thấy những bất cập sau đây: Điều tra chăn nuôi 01/4 chỉ tiến hành lập Bảng kê 02- Quy mô lớn, nhưng khi chọn mẫu điều tra vẫn dựa thêm vào Bảng kê 01- Quy mô nhỏ (được lập từ 01/01). Dẫn đến trường hợp mất mẫu. Đặc biệt ở những hộ được chọn mẫu V02 (Vịt từ 50-199 con) nguyên nhân là do bà con nông dân thường thả nuôi vịt sau thời điểm vụ mùa xong để tận dụng thức ăn trên đồng ruộng. Một số hình ảnh giám sát thu thập thông tin Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2023 và điều tra Chăn nuôi 01/4/2023Giám sát điều tra viên thu thập thông tin Biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 01/4/2023 tại xã Phú Lộc huyện Can LộcGiám sát điều tra viên thu thập thông tin điều tra Chăn nuôi 01/4/2023 tại xã Gia Hanh huyện Can Lộc                                     Uông Thị Hoàn - Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Can Lộc

Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028
  •   25/04/2023 15:32

Sáng ngày 20/4/2023, tại cơ quan Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028. Về dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức và đồng chí Lê Thị Phương Thảo, Ủy viên BCH Công đoàn Viêc chức tỉnh Hà Tĩnh; đồng chí Trần Thanh Bình, Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Cục Thống kê cùng toàn thể đoàn viên công đoàn cơ quan Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh.Nhiệm kỳ 2017-2022, được sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công đoàn Viên chức tỉnh, Cấp ủy Chi bộ, Công đoàn cơ sở Cục Thống kê Hà Tĩnh đã thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Nghị quyết đại hội nhiệm kỳ qua đã đề ra. Các phong trào hoạt động đã phát huy tốt vai trò của tổ chức công đoàn, khắc phục khó khăn, đạt được nhiều kết quả trong phong trào hoạt động công đoàn cũng như kế hoạch công tác được giao; công tác cải cách hành chính ngày càng có bước chuyển biến tích cực. Những kết quả đó đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ổn định chính trị trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.Thực hiện kết quả 5 năm kế hoạch công tác chuyên môn trong nhiệm kỳ 2017-2022, được Tổng cục Thống kê đánh giá, xếp thứ bậc từ 11-16/63 tỉnh, thành phố, có năm xếp thứ 4/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương. Theo đồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Đại hội Nghị quyết của công đoàn xếp trước 10/63 tỉnh, thành phố và 5 năm liền đạt Tập thể lao động xuất sắc của cả nước là đặt mục tiêu quá cao.Công đoàn cơ quan luôn chăm lo và quan tâm đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, kịp thời động viên, thăm hỏi và giúp đỡ các đoàn viên khi ốm đau hoặc gia đình có việc hiếu, việc hỷ. Đời sống vật chất và tinh thần của đoàn viên công đoàn từng bước được nâng lên; đoàn viên công đoàn luôn an tâm và tin tưởng vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tích cực phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ được giao.BCH Công đoàn tiếp tục tích cực tạo được những phong trào thi đua, hoạt động sôi nổi, thiết thực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của các đoàn viên công đoàn. Phát huy hơn nữa vai trò giám sát, vai trò phối hợp để cùng cấp ủy, Chi bộ, lãnh đạo Cục nâng cao chất lượng thực hiện các nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn. Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cùng cấp ủy, Chi bộ và tập thể Cục Thống kê kiên quyết bảo vệ cái đúng, đấu tranh với những hành vi sai trái, những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, trong đó các đồng chí đoàn viên Công đoàn trong cấp ủy, lãnh đạo Cục, Ban Chấp hành công đoàn cần gương mẫu, đi đầu. Đại hội đã bầu ra BCH công đoàn Cục Thống kê nhiệm kỳ 2023-2028 gồm 03 đồng chí. Một số hình ảnh tại Đại hội công đoàn cơ sở Cục Thống kê nhiệm kỳ 2023-2028 Đ/c Nguyễn Thái Trung trình bày Báo cáo tổng kết tại Đại hội Đồng chí Trần Thanh Bình, Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Cục Thống kê phát biểu tại Đại hộiĐồng chí Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh phát biểu chỉ đạo tại Đại hộiĐ/c Nguyễn Thị Hạnh, Phó Chủ tịch Công đoàn Viên chức tỉnh và đ/c Trần Thanh Bình, Bí thư Chi bộ, Cục trưởng Cục Thống kê tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành công đoàn cơ sở Cục Thống kê nhiệm kỳ 2023 - 2028Đại diện Công đoàn Viên chức tỉnh và BCH Công đoàn, Lãnh đạo Cục Thống kê tặng hoa BCH công đoàn nhiệm kỳ 2017-2022 không tái cử                                                        Uông Thị Hoàn - nguyên ĐVCĐ Cục Thống kê

Thông báo - Thông báo kết quả trúng tuyển kỳ thi công chức năm 2022
  •   23/04/2023 10:42

Thông báo - Thông báo kết quả trúng tuyển kỳ thi công chức năm 2022

Hà Tĩnh chuẩn bị sẵn sàng cuộc điều tra Doanh nghiệp năm 2023
  •   01/04/2023 15:24

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU ĐIỀU TRA1. Mục đích điều traĐiều tra doanh nghiệp năm 2023 thu thập các thông tin về doanh nghiệp, hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp) nhằm mục đích:- Phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế - xã hội, lập chính sách, kế hoạch phát triển của toàn bộ nền kinh tế và từng địa phương;- Phục vụ tính chỉ tiêu Tổng sản phẩm trong nước (GDP), Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (GRDP) năm 2022, các chỉ tiêu thống kê khác thuộc Hệ thống tài khoản quốc gia và các chỉ tiêu thống kê của các chuyên ngành kinh tế;- Biên soạn "Sách trắng doanh nghiệp năm 2023" và “Sách trắng hợp tác xã năm 2023”;- Cập nhật cơ sở dữ liệu làm dàn mẫu của các cuộc điều tra thống kê về doanh nghiệp;- Đáp ứng nhu cầu của các đối tượng dùng tin khác.2. Yêu cầu điều traĐiều tra doanh nghiệp năm 2023 phải bảo đảm các yêu cầu sau:- Thực hiện đúng các nội dung quy định trong Phương án điều tra. Phạm vi, nội dung điều tra phải đầy đủ, thống nhất và không trùng chéo với các điều tra khác;- Bảo mật thông tin thu thập từ các đối tượng điều tra theo quy định của Luật Thống kê;- Quản lý và sử dụng kinh phí của cuộc điều tra đúng chế độ hiện hành, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả;- Kết quả điều tra phải đáp ứng yêu cầu của người dùng tin trong và ngoài nước; đảm bảo tính so sánh quốc tế.II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, ĐƠN VỊ ĐIỀU TRA1. Phạm vi điều traĐiều tra doanh nghiệp năm 2023 được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (viết gọn là tỉnh, thành phố) đối với các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các ngành trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2018) trừ 3 ngành sau:- Ngành O - Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc.- Ngành U - Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế.- Ngành T - Hoạt động làm thuê các công việc trong các gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình. Do đối tượng điều tra không phát sinh trong các ngành này.2. Đối tượng điều traĐối tượng điều tra: Cơ sở sản xuất, kinh doanh có hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi một ngành kinh tế tại một địa điểm (đơn vị ngành kinh tế theo địa bàn) của tất cả ngành kinh tế quốc dân (trừ ngành O, ngành U và ngành T trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân).3. Đơn vị điều traCác tập đoàn; Tổng công ty; doanh nghiệp; hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) và các chi nhánh hạch toán độc lập trực thuộc doanh nghiệp.Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập và chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp; Luật Hợp tác xã/Liên hiệp hợp tác xã, các quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo Luật hợp tác xã và các doanh nghiệp được thành lập, chịu sự điều chỉnh bởi các Luật chuyên ngành như: Luật Bảo hiểm, Luật Chứng khoán, …Chi nhánh hạch toán độc lập:Là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền;Có mã số thuế riêng 13 số; có con dấu riêng; tài khoản ngân hàng riêng, sử dụng hóa đơn và báo cáo tài chính sử dụng hóa đơn tại chi nhánh; trực tiếp kê khai thuế tại chi nhánh; có tổ chức bộ máy kế toán; tự lập và nộp Báo cáo tài chính tại chi nhánh.Tập đoàn, tổng công ty gồm 64 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp có hoạt động hạch toán toàn ngành (bao gồm 03 tập đoàn, tổng công ty thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng - danh sách kèm theo tại Phụ lục 1).III. LOẠI ĐIỀU TRAĐiều tra doanh nghiệp năm 2023 là cuộc điều tra thực hiện điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu.1. Điều tra toàn bộÁp dụng đối với toàn bộ doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin cơ bản về thông tin định danh, ngành nghề sản xuất kinh doanh, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh.2. Điều tra chọn mẫuÁp dụng đối với các doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra nhằm mục đích mở rộng nội dung điều tra, phục vụ tính các chỉ tiêu chuyên ngành, giúp nâng cao chất lượng điều tra nhất là đối với các câu hỏi phức tạp, chuyên sâu. Các đơn vị điều tra mẫu sẽ thực hiện điền thêm thông tin Phiếu số 1/DN-MAU và các phiếu chuyên ngành.Tiêu chí và phương pháp chọn mẫu:- Tiêu chí chọn mẫu dựa vào 03 tiêu chí: loại hình doanh nghiệp, ngành kinh tế cấp 4 và doanh thu thuần.- Phương pháp chọn mẫu: Sử dụng phương pháp chọn mẫu chủ đích kết hợp với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống.- Suy rộng kết quả: Mẫu chọn đại diện cho cấp tỉnh, thành phố theo ngành cấp 4 để suy rộng kết quả cho cấp tỉnh, thành phố đến ngành kinh tế cấp 4.- Quy trình chọn mẫu được quy định tại Phụ lục 2.IV. THỜI ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA1. Thời điểm điều traThời điểm điều tra được tiến hành vào ngày 01/4/2023. Các chỉ tiêu thu thập theo thời điểm điều tra được quy định cụ thể trong từng phiếu điều tra.Thời kỳ thu thập thông tinThời kỳ thu thập thông tin đối với các chỉ tiêu của cuộc điều tra là số liệu năm 2022. Các chỉ tiêu thu thập theo thời kỳ như: Kết quả sản xuất kinh doanh, vốn đầu tư thực hiện, sản lượng sản phẩm sản xuất và một số chỉ tiêu khác.3. Thời gian điều tra- Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: thời gian tiến hành từ ngày 01/4/2023 đến hết ngày 31/7/2023;- Các tỉnh, thành phố có số lượng doanh nghiệp từ 5.000 doanh nghiệp trở lên: thời gian tiến hành từ ngày 01/4/2023 đến hết ngày 30/6/2023;- Các tỉnh, thành phố còn lại: thời gian tiến hành từ ngày 01/4/2023 đến hết ngày 30/5/2023.4. Phương pháp điều traĐiều tra doanh nghiệp năm 2023 sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp thông qua hình thức thu thập thông tin trực tuyến.Các đơn vị điều tra thực hiện cung cấp thông tin trên Trang thông tin điện tử điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê - Cục TTDL).V. NỘI DUNG, PHIẾU ĐIỀU TRA1. Nội dung điều traĐiều tra doanh nghiệp năm 2023 thu thập các thông tin sau:- Thông tin nhận dạng: Thông tin định danh của đơn vị điều tra; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; loại hình doanh nghiệp; cơ sở trực thuộc của doanh nghiệp;- Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động: Số lao động; thu nhập của người lao động;- Thông tin về kết quả, chi phí sản xuất kinh doanh: Kết quả hoạt động, chi phí sản xuất kinh doanh; vốn đầu tư; sản lượng sản xuất của sản phẩm; tiêu dùng năng lượng; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân tổ theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam;- Thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ của doanh nghiệp.2. Phiếu điều traĐiều tra doanh nghiệp năm 2023 sử dụng 14 loại phiếu điều tra sau:(1) Phiếu 1/DN-TB: Phiếu thu thập thông tin năm 2022 đối với doanh nghiệp điều tra toàn bộ.(2) Phiếu số 1/DN-MAU: Phiếu thu thập thông tin năm 2022 đối với doanh nghiệp điều tra mẫu.(3) Phiếu số 1.1/DN-MAUCN: Kết quả hoạt động công nghiệp năm 2022 - Áp dụng cho các doanh nghiệp/chi nhánh có hoạt động công nghiệp.(4) Phiếu số 1.2/DN-MAUXD: Kết quả hoạt động xây dựng năm 2022 - Áp dụng cho doanh nghiệp có hoạt động xây dựng.(5) Phiếu số 1.3/DN-MAUVTKB: Kết quả hoạt động dịch vụ vận tải, kho bãi năm 2022 - Áp dụng cho các doanh nghiệp/chi nhánh có hoạt động dịch vụ vận tải, kho bãi. (6) Phiếu số 1.4/DN-MAULT: Kết quả hoạt động dịch vụ lưu trú năm 2022 - Áp dụng cho các doanh nghiệp/chi nhánh có hoạt động dịch vụ lưu trú.(7) Phiếu số 1.5/DN-MAULH: Kết quả hoạt động dịch vụ lữ hành năm 2022 - Áp dụng cho các doanh nghiệp/chi nhánh có hoạt động dịch vụ lữ hành.(8) Phiếu số 1.6/DN-MAUDVGC: Kết quả hoạt động gia công hàng hóa với đối tác nước ngoài năm 2022 - Áp dụng cho doanh nghiệp có hoạt động gia công, lắp ráp hàng hóa trực tiếp cho nước ngoài. (9) Phiếu số 1.7/DN-MAUFATS: Tình hình thực hiện góp vốn điều lệ năm 2022 - Áp dụng cho doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.(10) Phiếu số 1.8/DN-MAUTCTD: Kết quả hoạt động dịch vụ tài chính năm 2022 - Áp dụng cho doanh nghiệp/chi nhánh thuộc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm ngân hàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và chi nhánh ngân hàng nước ngoài.(11) Phiếu số 1.9/DN-MAUBH: Kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm năm 2022 - Áp dụng cho các công ty kinh doanh bảo hiểm.(12) Phiếu số 1.10/DN-MAUVĐT: Vốn đầu tư thực hiện năm 2022 - Áp dụng cho doanh nghiệp trong năm 2022 có thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định… phục vụ hoạt động SXKD.(13) Phiếu số 1.11/DN-MAUNL: Sản xuất kinh doanh và tiêu dùng năng lượng trong doanh nghiệp năm 2022 - Áp dụng cho các doanh nghiệp được chọn mẫu điều tra về tiêu dùng năng lượng.(14) Phiếu số 2/DN-XNKDV: Phiếu thu thập thông tin về hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ năm 2022 - Áp dụng cho doanh nghiệp được chọn vào mẫu điều tra xuất, nhập khẩu dịch vụ.

Tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh quý I năm 2023 ước đạt 4,08%
  •   31/03/2023 15:24

Tình hình kinh tế trên địa bàn Hà Tĩnh quý I năm 2023 có bước phát triển khá hơn so với cùng kỳ năm trước, là cơ sở để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.        Quý I năm 2023, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh trong điều kiện vẫn đối mặt với không ít những khó khăn thách thức: Tác động tiêu cực từ lạm phát, suy thoái nền kinh tế thế giới làm giảm lượng cầu hàng hóa trong và ngoài nước; lãi suất ngân hàng tăng cao đã cản trở sức đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp...Trước những khó khăn đó nhưng kinh tế của Hà Tĩnh quý I năm 2023 vẫn đạt được mức tăng 4,08% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,84%, (riêng ngành xây dựng tăng 13,69%); khu vực dịch vụ tăng 6,04%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 0,54%. Việc tăng trưởng trong quý I là một tín hiệu tích cực và là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong cả năm 2023.       1. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản: Hoạt động sản xuất trồng trọt trong quý I/2023 chỉ thu hoạch cây vụ Đông là chủ yếu, trong khi giá thức ăn chăn nuôi, giá nhiên liệu tăng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm lâm nghiệp gặp khó khăn nên chưa thể có bước đột phá đối với khu vực này. Mặt khác, do quy mô cũng như cơ cấu của khu vực này chiếm tỷ trọng khá nhỏ và chỉ đóng góp 0,21 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Vì vậy, khu vực này không thể là bàn đẩy cho tăng trưởng chung.         2. Hoạt động công nghiệp, xây dựng: Đây là động lực tăng trưởng kinh tế của Hà Tĩnh. Tuy nhiên, từ việc Tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 bị sự cố phải dừng hoạt động từ tháng 9/2021 và hoạt động sản xuất thép của Formosa gặp khó khăn do chi phí tăng cao trong khi giá bán thấp nên lượng hàng tồn kho lớn và phải cắt giảm sản lượng sản xuất từ giữa năm 2022 đến nay. Những nguyên nhân đó đã tác động làm sụt giảm mức tăng trưởng của ngành công nghiệp nói riêng cũng như kinh tế của Hà Tĩnh trong năm 2021 và 2022. Bước sang quý I/2023, hoạt động ngành sản xuất, phân phối điện tăng 9,35% so với cùng kỳ năm trước và đây cũng là nhân tố tạo ra sự tăng trưởng của toàn ngành công nghiệp trong quý I/2023. Hoạt động đầu tư, xây dựng có rất nhiều khởi sắc với tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh quý I/2023 ước đạt 9.864 tỷ đồng, tăng 46,08% so với cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngành xây dựng quý I/2023 ước tăng 13,69% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là điểm sáng để góp phần đưa tăng trưởng của khu vực công nghiệp - xây dựng đạt 3,84% và đóng góp 1,61 điểm phần trăm trong mức tăng chung.       3. Hoạt động thương mại, dịch vụ: Diễn ra khá sôi động; mức tiêu dùng hàng hoá và dịch vụ của người dân ngày càng tăng, thị trường giá cả ổn định, lượng cung dồi dào đã đưa kết quả tổng mức bán lẻ hàng hóa quý I/2023 ước đạt 14.213,5 tỷ đồng, tăng 23,84% và doanh thu hoạt động l¬ưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành ước đạt 1.594,7 tỷ đồng, tăng 31,61% so với cùng kỳ. Như vậy, trong khi ngành công nghiệp đang gặp khó khăn thì khu vực dịch vụ đang là yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh nhà, với mức tăng trưởng 6,04% so với cùng kỳ và đóng góp đến 2,2 điểm phần trăm trong mức tăng chung.       Tình hình kinh tế - xã hội quý I/2023 trên địa bàn Hà Tĩnh đã có bước phát triển khá hơn so với cùng kỳ năm trước. Để thực hiện đạt được kế hoạch tăng trưởng kinh tế trong năm 2023 (tăng trên 8%) thì các cấp, các ngành cần phải tiếp tục chỉ đạo và tích cực chủ động triển khai thực hiện kịp thời, linh hoạt, quyết liệt một số nhiệm vụ trọng tâm: Tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi sản xuất vụ Xuân, vụ Hè Thu năm 2023 và đẩy mạnh phát triển sản xuất chăn nuôi trong điều kiện dịch bệnh vẫn còn tiềm ẩn; tích cực thu hút đầu tư, tập trung giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đối với các dự án lớn, trọng điểm trên địa bàn tỉnh; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đồng hành với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn về vốn, lãi suất và giá cả một số mặt hàng đang tăng cao; ổn định phát triển các hoạt động thương mại, dịch vụ, nhất là trong mùa du lịch biển…Cùng với sự nỗ lực quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, cần phải có sự đồng thuận và tích cực sản xuất của cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp Nhân dân. Có như vậy chúng ta mới có thể thực hiện đạt được mức cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong năm 2023./.                   Trần Hoài Nam -Cục Thống kê Hà Tĩnh

HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH ĐIỀU ĐỘNG, BỔ NHIỆM LÃNH ĐẠO CÁC ĐƠN VỊ THUỘC CỤC THỐNG KÊ TỈNH HÀ TĨNH
  •   22/03/2023 14:42

Sáng ngày 21/3/2023, Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh tổ chức công bố quyết định của Cục trưởng Cục Thống kê về công tác cán bộ. Tham dự hội nghị có ông Trần Thanh Bình, Cục trưởng, ông Nguyễn Trung Thành, bà Mai Thị Cẩm Giang, Phó Cục trưởng Cục Thống kê và toàn thể lãnh đạo các phòng, Chi cục Thống kê các huyện, thành phố, thị xã cùng tham dự.     Tại Hội nghị, ông Nguyễn Trung Thành, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh đọc công bố các Quyết định của Cục trưởng Cục Thống kê về việc điều động, bổ nhiệm đối với các đồng chí sau: (1) Quyết định số 19/QĐ-CTK ngày 17/3/2023 điều động, bổ nhiệm bà Uông Thị Hoàn, Trưởng phòng, Phòng Tổ chức - Hành chính giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Can Lộc; (2) Quyết định số 20/QĐ-CTK ngày 18/3/2023 điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Trâm Oanh, Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Can Lộc giữ chức vụ Trưởng phòng, Phòng Thống kê Xã hội; (3) Quyết định số 21/QĐ-CTK ngày 18/3/2023 điều động, bổ nhiệm bà Ngô Thị Thập, Trưởng phòng, Phòng Thống kê Xã hội giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Thạch Hà; (4) Quyết định số 22/QĐ-CTK ngày 18/3/2023 điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Hoài, Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Thạch Hà giữ chức vụ Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Lộc Hà; (5) Quyết định số 23/QĐ-CTK ngày 18/3/2023 điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Thái Trung, Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Lộc Hà giữ chức vụ Trưởng phòng, Phòng Tổ chức - Hành chính; (6) Quyết định số 24/QĐ-CTK ngày 18/3/2023 điều động, bổ nhiệm bà Phan Thị Hạnh, Trưởng phòng, Phòng Thu thập Thông tin thống kê giữ chức vụ Trưởng phòng, Phòng Thống kê Tổng hợp.     Phát biểu cảm tưởng của đồng chí Nguyễn Thái Trung, tân Trường phòng Tổ chức Hành chính, thay mặt các đồng chí được điều động bổ nhiệm lần này cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Cục đã ghi nhận và tin tưởng giao cho nhiệm vụ mới; chấp hành sự phân công điều động của tổ chức theo quy định của Đảng và Nhà nước; đúng làm việc một chỗ trong thời gian quá dài, gây sức ỳ lớn và chùng xuống.         Thay mặt Lãnh đạo Cục, đồng chí Cục trưởng chúc mừng và ghi nhận những cố gắng, đóng góp của các đồng chí trong thời gian vừa qua và mong rằng các đồng chí phát huy những kinh nghiệm, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo ở vị trí mới, thiết lập mối quan hệ mới, sáng tạo hoàn thành xuất sắc nhiệm trên cương vị mới.     Một số hình ảnh Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh trao quyết định và tặng hoaLãnh đạo Cục Thống kê tặng hoa chức mừng các đồng chí được điều động, bổ nhiệmCục trưởng Trần Thanh Bình phát biểu chúc mừng các đồng chí được điều động, bổ nhiệm                                                       Uông Thị Hoàn-Trưởng phòng Tổ chức-Hành chính

Nâng cao kiến thức, nghiệp vụ xử lý vi phạm hành chính và Luật Thống kê năm 2015 cho cán bộ Nghi Xuân
  •   16/03/2023 14:25

Chiều 15/3, UBND huyện Nghi Xuân phối hợp với Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Sở Tư pháp Hà Tĩnh tổ chức phổ biến Luật Thống kê năm 2015; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về xử lý vi phạm hành chính cho cán bộ phòng ban thuộc UBND huyện; lãnh đạo và đội nghiệp vụ công an huyện; lãnh đạo, công chức, cán bộ công an xã, thị.Cùng dự có lãnh đạo Sở Tư Pháp, Cục thống kê tỉnh và huyện Nghi Xuân.Lớp tập huấn nhằm giúp các học viên nắm rõ hơn các quy định, kỹ năng nghiệp vụ, để tham mưu, thực hiện tốt nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính. Từ đó, nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, góp phần ổn định an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Viết Hưng: "Hội nghị tập huấn là một trong những hoạt động quan trọng góp phần đưa quy định pháp luật đi vào thực tiễn có hiệu quả hơn và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác xử lý vi phạm hành chính, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, tăng cường sự nghêm minh của luật pháp trên mọi lĩnh vực".Giảng viên truyền đạt các nội dungTrong thời gian 1 buổi, các học viên đã được cán bộ Cục thống kê tỉnh Hà Tĩnh phổ biến Luật Thống kê năm 2015, Luật sửa đổi bổ sung một số điều và phụ lục danh mục chỉ tiêu thống kê Quốc gia của Luật thống kê. Cán bộ Sở Tư pháp Hà Tĩnh trang bị kỹ năng xác định vi phạm hành chính, xác định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và kỹ năng soạn thảo biên bản vi phạm hành chính,; những vướng mắc sai sót và hướng xử lý; xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, kỹ năng soạn thảo và ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; kỹ năng tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính…                                      Nguồn: http://nghixuan.hatinh.gov.vn/vi/chinh-tri/topic/18479