0239 3856 760 | hatinh@gso.gov.vn
Chi cục Thống kê huyện Can Lộc tổ chức Tổng kết công tác thống kê năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025
  •   03/01/2025 10:50

Chiều ngày 31/12/2024, Chi cục Thống kê huyện Can Lộc tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thống kê năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Tham dự Hội nghị toàn thể công chức Chi cục Thống kê và cán bộ công chức văn phòng - thống kê các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Năm 2024, Chi cục Thống kê huyện Can Lộc đã triển khai thực hiện tốt các cuộc điều tra thống kê thường xuyên và đột xuất được ngành và địa phương giao, đáp ứng kịp thời sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc đánh giá, dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện nhà. Thực hiện 216 đầu báo cáo theo kế hoạch công tác Cục Thống kê tỉnh giao đảm bảo chất lượng và hoàn thành đúng theo quy định. Ngoài ra, Chi cục còn thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu như: Tổ chức thu thập và xử lý thông tin; Biên soạn và phổ biến thông tin thống kê; Phân tích và dự báo tình hình kinh tế - xã hội địa phương; Ứng dụng công nghệ thông tin trong điều tra, xử lý, phân tích và dự báo thống kê. Bên cạnh đó công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thưởng cũng luôn được quan tâm, chú trọng. Năm 2025 tới là năm cuối nhiệm kỳ Chi cục Thống kê cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo công tác thống kê của ngành, của huyện để triển khai thực hiện; Tập trung triển khai chương trình công tác năm 2025; Cập nhật diễn biến tình hình, xu hướng kinh tế - xã hội của địa phương để đảm bảo tốt thông tin kinh tế - xã hội hàng tháng, quý, năm. Tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, thực hiện công tác thống kê. Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, giám sát hoạt động thu thập thông tin và sử dụng tài chính. Phát huy tinh thần đoàn kết nội bộ, quyết tâm hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao, cụ thể: (1) Bám sát kế hoạch giao nhiệm vụ của ngành và chính quyền địa phương để chủ động tổ chức triển khai, đảm bảo về thời gian, chất lượng số liệu; (2) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong công tác thống kê (Nhất là các cuộc điều tra thường xuyên); (3) Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức cá nhân về Luật thống kê 2015; Luật sữa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; các Thông tư, Nghị định, các Chỉ thị liên quan đến hoạt động công tác thống kê; (4) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông trong hoạt động quản lý và sản xuất thông tin thống kê; (5) Thực hiện QĐ 1099 ngày 07/5/2022 của Bộ KHĐT về việc ban hành quy trình điều tra thu nhập bình quân đầu người cấp xã (tiêu chí số 10 trong NTM) và Công văn số 3965/UBND-TH, ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc điều tra TNBQ đầu người hàng năm.Uông Thị Hoàn - Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Can LộcMột số hình ảnh tại Hội nghịGiảng viên - Hướng dẫn nghiệp vụ các cuộc điều tra năm 2025Giảng viên - Hướng dẫn nghiệp vụ các cuộc điều tra năm 2025Lãnh đạo Chi cục thông qua báo cáo Hội nghịCán bộ công chức văn phòng - thống kê các xã, thị trấn

Chi bộ Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục hiện tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng chương trình hành động sát thực tiễn
  •   03/01/2025 10:32

Sáng ngày 02/01/2025, Chi bộ Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025. Tham dự hội nghị có các đồng chí Lãnh đạo và toàn thể đảng viên Văn phòng Cục Thống kê.Đồng chí Trần Thị Tú Oanh - UVBCH Chi bộ thông qua Báo cáo tổng kết Năm 2024, Chi bộ Cục Thống kê đã phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu để đạt kết quả tích cực trên các lĩnh vực. Công tác xây dựng Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị được đẩy mạnh, đã tích cực tổ chức và tham gia các lớp nghiên cứu, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng. Công tác phát triển Đảng luôn được chi bộ quan tâm thực hiện. Trong năm, Chi bộ đã kết nạp đảng 02 quần chúng, chuyển đảng chính thức cho 03 đồng chí đảng viên dự bị. Công tác quản lý hồ sơ và đóng nộp đảng phí đảm bảo đúng quy định.  Kết quả xếp loại năm 2024: Tập thể Chi bộ tự đánh giá xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ; xếp loại đảng viên có 3/24 đảng viên xếp loại đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; 20/24 đảng viên xếp loại đảng viên hoàn thành nhiệm vụ (Có 02 đảng viên kết nạp đảng chưa đủ 6 tháng nên chưa tiến hành đánh giá, xếp loại). Năm 2025, Chi bộ tập trung công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng chi bộ, xây dựng cơ quan, xây dựng các tổ chức đoàn thể; phân tích những khó khăn và đề xuất các giải pháp trong công tác xây dựng Đảng và thực hiện các nhiệm vụ chính trị sắp tới. Phấn đấu ngành Thống kê Hà Tĩnh hoàn thành kế hoạch đạt trên 99% điểm Tổng cục Thống kê giao; xếp trước thứ 15/63 tỉnh, thành phố trực trong cả nước; đạt danh hiện “Tập thể Lao động tiên tiến”; xếp loại Chi bộ đạt "Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ"; công đoàn đạt "Công đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ"; Chi đoàn thanh niên đạt "Chi đoàn hoàn thành tốt nhiệm vụ"; Có 100% đảng viên được xếp loại "đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ", trong đó có 20% đảng viên được xếp loại "đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ"; Kết nạp 01 đến 02 quần chúng vào Đảng. Đồng chí Trần Thanh Bình - Bí thư Chi bộ phát biểu kết luận hội nghị, qua đó đã giao Tập thể Chi bộ và toàn thể cán bộ đảng viên Văn phòng Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn, phục vụ công tác tham mưu cho cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong năm 2025./. Toàn cảnh đại biểu tham dự Hội nghịNgô Đức Tiến - Trưởng phòng Thống kê Tổng hợpCục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh

Chuẩn bị điều kiện thực hiện cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp
  •   26/12/2024 14:34

(Baohatinh.vn) - Để chuẩn bị cho Tổng điều tra NTNN năm 2025, Hà Tĩnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh với 13 thành viên, 12/13 huyện, thị, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo cấp huyện.Sáng 18/12, Văn phòng Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai Quyết định số 484/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung ương Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 chủ trì hội nghị.Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Trần Thanh Bình điều hành điểm cầu Hà Tĩnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành cấp tỉnh cùng dự.Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị - Ảnh: VGP/Nguyễn HoàngNgày 07/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp (Tổng điều tra NTNN) năm 2025 trên phạm vi cả nước vào ngày 1/7/2025. Theo đó, cuộc tổng điều tra sẽ thu thập 3 nhóm thông tin: thực trạng nền sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; thực trạng nông thôn; thông tin về cư dân nông thôn và sử dụng 7 loại phiếu điều tra để thu thập thông tin.Tổng điều tra sẽ thu thập thông tin trong vòng 30 ngày, bắt đầu từ ngày 1/7/2025 đến hết ngày 30/7/2025. Kết quả sơ bộ được công bố vào tháng 12/2025. Kết quả chính thức được công bố vào tháng 3/2026.Hội nghị được kết nối trực tuyến toàn quốc - Ảnh: VGP/Nguyễn HoàngBáo cáo Bộ KH&ĐT cho thấy, bộ đã chuẩn bị và tham mưu chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ như: hoàn thiện cơ sở pháp lý thực hiện; xây dựng hệ thống tổ chức triển khai thực hiện; xác định nội dung của cuộc tổng điều tra; thiết kế cuộc tổng điều tra và phương pháp thu thập thông tin; xây dựng dự toán kinh phí thực hiện.Các đại biểu tham dự điểm cầu tại tỉnh Hà Tĩnh.Cuộc Tổng điều tra năm 2025 có quy mô rộng hơn, chi tiết hơn cuộc Tổng điều tra năm 2016 với một số điểm mới như sau: thông tin của Tổng điều tra NTNN năm 2025 tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành, địa phương về thực trạng nông nghiệp, nông dân, nông thôn và chuyển dịch cơ cấu ngành nông lâm thủy sản, cơ cấu lao động nông thôn; thu thập thông tin với mức độ bao phủ và đầy đủ hơn; thay đổi về phương pháp thực hiện lập bảng kê đơn vị điều tra hộ dân cư từ phiếu bảng kê hộ giúp thu thập đầy đủ thông tin và tiết kiệm kinh phí; kết nối thông tin của phiếu trang trại và phiếu hộ dân cư giúp nâng cao chất lượng thông tin và khai thác các thông tin đa chiều phục vụ phân tích và biên soạn báo cáo.Khai thác tối đa dữ liệu hành chính và dữ liệu điều tra hiện có nhằm giảm thiểu thu thập từ thực địa giúp nâng cao hiệu quả của tổng điều tra; thay đổi về hình thức thu thập thông tin sử dụng phiếu điều tra điện tử (CAPI và Webform) và cách thức quản lý dữ liệu trực tuyến nhằm kiểm soát tiến độ, chất lượng điều tra trong quá trình thu thập thông tin tại địa bàn; nâng cao trách nhiệm giải trình và quản lý dữ liệu tập trung, khai thác sử dụng dữ liệu phân tán; ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, làm sạch và hoàn thiện số liệu.Hà Tĩnh đã bắt đầu chuẩn bị các điều kiện để thực hiện cuộc Tổng điều tra NNNT năm 2025.Tại hội nghị, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đã trao đổi, thảo luận về các thuận lợi, khó khăn và những đề xuất thực hiện trong thời gian tới. Trong đó, nhấn mạnh đến các nội dung, nhiệm vụ trọng tâm về công tác thành lập ban chỉ đạo các cấp từ Trung ương đến địa phương; công tác chỉ đạo, phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các bộ, ban, ngành để thu thập thông tin tại địa bàn; huy động hệ thống chính trị cho công tác chuẩn bị và thu thập thông tin; bảo đảm đủ hạ tầng công nghệ thông tin, năng lực đường truyền, hệ thống xử lý và lưu trữ dữ liệu;...Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo Tổng điều tra NTNN Trung ương nhấn mạnh, cuộc Tổng điều tra NTNN năm 2025 có ý nghĩa rất quan trọng, kết quả của cuộc tổng điều tra sẽ là căn cứ để đánh giá thực trạng cũng như kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình phát biểu chỉ đạo hội nghị - Ảnh: VGP/Nguyễn Hoàng.Phó Thủ tướng Thường trực Chính Phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành liên quan phải làm tốt công tác chuẩn bị. Trong đó, tập trung vào các nội dung: xây dựng phương án, xác định nội dung, chỉ tiêu điều tra, thiết kế phiếu và tài liệu điều tra; nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ mới trong thu thập, xử lý và công bố thông tin; tổ chức điều tra thí điểm để hoàn thiện nội dung và quy trình điều tra; chú trọng tuyển chọn và tập huấn nghiệp vụ thống kê và tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ điều tra viên nhằm đảm bảo về chất lượng tiến độ đề ra.Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiếp thu các ý kiến tại cuộc họp, phối hợp chặt chẽ, xác định những nội dung cần thực hiện, thực hiện lồng ghép để kết quả điều tra mang lại giá trị lớn trong thực tiễn; đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn đến tận từng người dân về mục đích, ý nghĩa, cách thức triển khai của cuộc tổng điều tra; bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ tổng điều tra, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng và hệ thống đường truyền thông suốt trong quá trình tổng điều tra.Dẫn nguồn: https://baohatinh.vn/chuan-bi-dieu-kien-thuc-hien-cuoc-tong-dieu-tra-nong-thon-nong-nghiep-post279403.html

Tổng cục Thống kê tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch công tác năm 2025
  •   23/12/2024 14:18

Trong các ngày 23-24/12/2024, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê (TCTK) tổ chức Hội nghị Triển khai kế hoạch công tác năm 2025 và Tập huấn công tác thanh tra, kiểm tra; tiếp công dân, giải quyết đơn thư và khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đến dự và chỉ đạo Hội nghị. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại các điểm cầu của các Cục Thống kê, Chi cục Thống kê 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.Tham dự Hội nghị tại Trụ sở Tổng cục Thống kê có Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương; các Phó Tổng cục trưởng: Nguyễn Thanh Dương, Nguyễn Trung Tiến, Lê Trung Hiếu, Đỗ Thị Ngọc; Chủ tịch Hội Thống kê Việt Nam Vũ Thanh Liêm; đại diện một số đơn vị thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện Văn phòng Đảng ủy, Công đoàn, Đoàn Thanh niên thuộc cơ quan TCTK; Lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục; Cục trưởng 63 Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các công chức, viên chức trong quy hoạch lãnh đạo của các đơn vị thuộc Tổng cục...Tham dự Hội nghị tại các điểm cầu trực tuyến có các Lãnh đạo, công chức, viên chức 63 Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị sự nghiệp thuộc TCTK; Lãnh đạo, công chức các Chi cục Thống kê cấp huyện.Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng phát biểu chỉ đạo tại Hội nghịTại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã được xem phóng sự “Ngành Thống kê - Vượt khó hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024”. Ngay sau đó, Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương trình bày một số kết quả chính toàn Ngành đạt được trong năm 2024, từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2025. Kết quả nổi bật ngành Thống kê đạt được trong năm 2024 là: Nâng cao chất lượng sản xuất, cung cấp và phổ biến thông tin thống kê, kịp thời phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước và nhu cầu của người dùng tin. Tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thống kê; thực hiện Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các đề án lớn của Ngành. Đẩy mạnh công tác phối hợp, chia sẻ với bộ, ngành, địa phương. Hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thống kê ngày càng được tăng cường, mở rộng. Công tác tuyên truyền và thanh tra thống kê ngày càng được đẩy mạnh.Nghiêm túc nhìn nhận những hạn chế, tồn tại để đề ra giải pháp phù hợp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, Tổng cục trưởng Nguyễn Thị Hương cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai công việc còn tồn tại một số hạn chế nhất định như: Công việc ngày càng nhiều, yêu cầu thời gian thực hiện gấp; sự phối hợp của một số Bộ, ngành, địa phương chưa kịp thời, đầy đủ; công tác quản lý tài chính, tài sản của một số đơn vị dự toán trực thuộc chưa tuân thủ đúng hướng dẫn...Trên cơ sở những thành tựu đạt được trong năm 2024, ngành Thống kê tiếp tục thực hiện công tác, nhiệm vụ năm 2025 với chủ đề: “Kỷ cương, đoàn kết, tinh - gọn - mạnh, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác thống kê”. Trong đó, nhấn mạnh một số nhiệm vụ trọng tâm: Một là, thực hiện sắp xếp, kiện toàn mô hình tổ chức của Tổng cục Thống kê. Hai là, đảm bảo thông tin thống kê phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Đảng, Nhà nước và xây dựng văn kiện Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Ba là, tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thống kê; triển khai hiệu quả các nhiệm vụ của Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Bốn là, đẩy mạnh chuyển đổi số; tăng cường kết nối, khai thác cơ sở dữ liệu hành chính trong hoạt động thống kê. Năm là, tổ chức thực hiện thành công Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 và chuẩn bị cho Tổng điều tra kinh tế năm 2026.Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Thị Hương trình bày tại Hội nghịPhát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng chúc mừng và biểu dương toàn ngành Thống kê về những đóng góp đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và Bộ KH&ĐT nói riêng. Đây là sự ghi nhận chung của Lãnh đạo Bộ về những nỗ lực, quyết tâm của toàn thể công chức, viên chức, người lao động ngành Thống kê đã không ngừng kế thừa phát huy truyền thống, ngày càng khẳng định vai trò, vị thế và uy tín của công tác thống kê trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.Bộ trưởng khái quát và nhấn mạnh một số điểm nổi bật của Ngành trong năm 2024: Cung cấp đầy đủ, chính xác và kịp thời số liệu thống kê để phục vụ cho việc đánh giá, phân tích, dự báo tham mưu cho các cấp chính quyền chỉ đạo quản lý điều hành, thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, lĩnh vực của cả nước, cũng như các vùng và địa phương, đặc biệt trong công tác xây dựng quy hoạch của các cấp, các ngành trong năm qua; Giúp Bộ Chính trị xây dựng các nghị quyết và triển khai thực hiện 06 Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của 06 vùng kinh tế. Làm tốt công tác xây dựng báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động bám sát tình hình, kịp thời cung cấp thông tin, số liệu thống kê về những vấn đề nóng, mới phát sinh của nền kinh tế để có thể có tham mưu về cơ chế chính sách, giải pháp chỉ đạo điều hành, ứng phó.Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, đây là kết quả của chủ động đổi mới công tác thống kê trong những năm qua, luôn bám sát “hơi thở cuộc sống” để chủ động triển khai điều tra, khảo sát, đánh giá các vấn đề ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, người dân và doanh nghiệp. Qua đó, thể hiện sự phối hợp, đồng hành, gắn kết chặt chẽ của ngành Thống kê với các cơ quan, đơn vị, tham mưu chính sách để kịp thời đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra trong công tác chỉ đạo điều hành. Thực hiện tốt công tác đánh giá, dự báo, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ nghiên cứu khoa học làm cơ sở để các cấp có thẩm quyền ra các quyết sách quan trọng như: Phương án xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc Nam, phương án cải cách tiền lương, điều chỉnh giá điện, các dịch vụ y tế, giáo dục…Những kết quả trên cũng là yêu cầu và kỳ vọng của Đảng, Nhà nước, Bộ KH&ĐT với công tác thống kê nói chung và TCTK nói riêng. Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng nhấn mạnh, cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và có biện pháp khắc phục ngay trong thời gian tới.Bộ trưởng nhất trí các nhiệm vụ ngành Thống kê đặt ra trong năm 2025. Từ những kết quả đạt được trong những năm qua và riêng năm 2024, Bộ trưởng tin tưởng toàn ngành Thống kê sẵn sàng chủ động bước vào giai đoạn mới sau khi sắp xếp bộ máy, tiếp tục phát huy, đoàn kết và chủ động thực hiện nhiệm vụ trong năm 2025, đóng góp vào sự phát triển của đất nước, xứng đáng với niềm tin mà Đảng, Nhà nước, Bộ KH&ĐT dành cho Ngành trong những năm qua. Tại Hội nghị, các tập thể, cá nhân trong Ngành có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác đã được Bộ trưởng Bộ KH&ĐT trao tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng. Trong đó có các tập thể, cá nhân nhận được Huân chương lao động của Nhà nước, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Chính phủ và các khen thưởng của Bộ KH&ĐT.Phó Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Trung Tiến trình bày Báo cáo Tổng kết công tác thi đua khen thưởng 2024và phát động phong trào thi đua năm 2025Trình bày Báo cáo Tổng kết công tác thi đua khen thưởng 2024 và phát động phong trào thi đua năm 2025, Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến cho biết, để tạo động lực thúc đẩy tinh thần cho công chức, viên chức và người lao động, góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ lớn nêu trên, ngay từ đầu năm, Tổng cục Thống kê đã phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn Ngành. Trên cơ sở đó, các đơn vị đã tổ chức phát động và thực hiện phong trào thi đua gắn với nhiệm vụ chính trị trọng tâm, trọng điểm tại cơ quan, đơn vị mình. Năm 2024, nhiều tập thể, cá nhân trong ngành Thống kê có thành tích xuất sắc trong quá trình công tác đã được Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, Tổng cục trưởng TCTK kịp thời tặng thưởng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao quý.Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Trung Tiến cho biết, kết quả đạt được trên đây thể hiện sự đóng góp tích cực của các phong trào thi đua yêu nước, sự quan tâm, lãnh đạo của Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành; sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Tổng cục Thống kê, đặc biệt là bằng sự nỗ lực phấn đấu, bản lĩnh, sáng tạo vượt qua khó khăn của đội ngũ công chức, viên chức và người lao động toàn Ngành.Để phong trào thi đua toàn Ngành phát triển sâu rộng và lan tỏa, Lãnh đạo Tổng cục phát động đợt thi đua từ nay đến hết năm 2025 với chủ đề: “Ngành Thống kê - Đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, đoàn kết, chủ động sáng tạo, đẩy mạnh kết nối, tăng cường năng lực, đảm bảo nhu cầu thông tin thống kê, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị năm 2025”.Cũng tại Hội nghị, TCTK đã tổ chức lễ ký giao ước thi đua năm 2025 giữa các đơn vị trong toàn Ngành với những mục tiêu, chỉ tiêu thi đua sát, phù hợp với nhiệm vụ chính trị được giao; qua đó, tạo động lực để toàn thể công chức, viên chức và người lao động tiếp tục đoàn kết, đưa ngành Thống kê vượt qua khó khăn, thách thức và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, tiếp tục khẳng định vị thế trong thời kỳ hội nhập.Chương trình Hội nghị trong ngày tiếp diễn với một số nội dung tham luận chính của các đại biểu và thảo luận về: Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động thống kê; Đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương khóa XII và đề xuất sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thống kê trong tình hình mới; Tổng kết công tác tài chính năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025…Toàn cảnh Hội nghịHội nghị Triển khai kế hoạch công tác năm 2025 và tập huấn công tác thanh tra, kiểm tra; tiếp công dân, giải quyết đơn thư và khiếu nại, tố cáo; phòng chống tham nhũng tiếp tục diễn ra theo chương trình trong những ngày làm việc tiếp theo./.Một số hình ảnh tại Hội nghị, khen thưởng:Thu HiềnDẫn nguồn: https://consosukien.vn/tong-cuc-thong-ke-to-chuc-hoi-nghi-trien-khai-ke-hoach-cong-tac-nam-2025-va-tap-huan-cong-tac-thanh-.htm

Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025
  •   20/12/2024 20:56

Ngày 20/12/2024, Cục Thống kê tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự có các đồng chí lãnh đạo Cục, Lãnh đạo các phòng, lãnh đạo các Chi cục Thống kê và toàn thể cán bộ công chức trong toàn ngành Thống kê Hà Tĩnh. Đồng chí Cục trưởng Trần Thanh Bình, các Phó Cục trưởng Mai Thị Cẩm Giang, Nguyễn Trung Thành đồng chủ trì.Toàn cảnh hội nghịTheo kế hoạch công tác của Tổng cục Thống kê, năm 2024 ngành Thống kê Hà Tĩnh đã thực hiện 343 đầu việc, đã triển khai 28 cuộc điều tra và trên 184 lượt cuộc điều tra với hơn 140 lượt điều tra thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tất cả các cuộc điều tra đều được thực hiện phiếu điện tử (kê khai trực tuyến, sử dụng phiếu điện tử CAPI...) trên thiết bị điện tử thông minh với 63/63 tỉnh thành phố thống nhất sử dụng chung phần mềm. Căn cứ vào phương án điều tra, Cục Thống kê đã luôn chủ động, triển khai kịp thời đến các đơn vị, các điều tra viên; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chất lượng đầu vào để đảm bảo nguồn thông tin kịp thời, khách quan, trung thực phục vụ tốt cho việc tổng hợp, phân tích đầu ra. Năm 2024, toàn Ngành Thống kê Hà Tĩnh hoàn thành 100% số lượng nhiệm vụ Tổng cục Thống kê giao đạt 99,26% điểm kế hoạch, được Tổng cục Thống kê đánh giá xếp loại 18/63 tỉnh thành phố; hoàn thành các nhiệm vụ báo cáo kinh tế xã hội thánh, quý, 6 tháng, 9 tháng và năm 2024; nhiệm vụ điều tra thu nhập bình quân đầu người với 100% số xã phường thị trấn và điều tra chi phí giá thành thóc do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao. Các đồng chí chủ trì hội nghịKết quả về thi đua khen thưởng năm 2024: Có 18 tập thể được công nhận “tập thể lao động tiên tiến”, 03 tập thể đang đề nghị Tổng cục Thống kê tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”; 03 cá nhân đang đề nghị được tặng “Bằng khen của Bộ trưởng”; 19 công chức đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”; 14 công chức được công nhận “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; 10 tập thể và 20 cá nhân được tặng Giấy khen của Cục trưởng; 77 công chức đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Tập thể Cục Thống kê đang đề nghị Tổng cục Thống kê tặng Danh hiệu "Lao động tiên tiến”.Cục trưởng Cục Thống kê trao giấy khen cho các tập thểLãnh đạo Cục Thống kê trao tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở cho các cá nhânHình ảnh Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh tặng giấy khen cho các cá nhânHình ảnh ký kết giao ước thi đua năm 2025Năm 2025, tiếp tục bám sát kế hoạch công tác của ngành và phát huy công tác tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XIX (nhiệm kỳ 2020-2025). Mục tiêu thi đua năm 2025, toàn ngành Thống kê Hà Tĩnh phất đấu hoàn thành 100% số lượng nhiệm vụ Tổng cục Thống kê và Uỷ ban nhân dân tỉnh giao; phấn đấu xếp thứ từ 15/63 tỉnh thành phố trở lên.Do đó mỗi cán bộ công chức, người lao động toàn ngành Thống kê Hà Tĩnh không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hết mình, với tinh thần trách nhiệm cao để có những đổi mới, phối hợp chặt chẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác và lập thành tích chào mừng 79 năm Kỷ niệm ngày thành lập ngành Thống kê Việt Nam và 15 năm ngày Thống kê thê giới 06/5/2025./.Ngô Đức Tiến – Trưởng phòng Thống kê Tổng hợp- Cục Thống kê Hà Tĩnh

Hà Tĩnh: Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 ước đạt 7,48%
  •   19/12/2024 20:26

Năm 2024, tăng trưởng GRDP Hà Tĩnh ước đạt 7,48%, xếp thứ 8/14 các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, xếp thứ 31/63 các tỉnh/thành cả nước, giải ngân vốn đầu tư công đạt 61,5% kế hoạch (cao hơn tỷ lệ giải ngân trung bình toàn quốc)…Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh ước đạt 7,48%; trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 8,2%; khu vực dịch vụ tăng 8,06%; khu vực nông nghiệp tăng khoảng 3,8%; khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng khoảng 7,06%.Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 112.855 tỷ đồng (giá hiện hành), GRDP bình quân đầu người ước đạt 84,86 triệu đồng (3.499,14 USD/người), tăng 8,34% so cùng kỳ.Ảnh minh họaBáo cáo cho biết, cơ cấu nền kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo đúng định hướng, chuyển dịch nhẹ từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ: Công nghiệp - xây dựng chiếm 41,38%; nông nghiệp 14,07%; dịch vụ 44,55% (thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 8,91%).Kinh tế Hà Tĩnh năm 2024 có nhiều điểm sáng tích cực. Nông nghiệp được mùa, được giá; vụ lúa Xuân và Hè Thu 2024 có năng suất, sản lượng cao nhất từ trước đến nay; tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 67 vạn tấn (tăng 3,8%). Chăn nuôi phát triển tốt, tổng đàn duy trì ổn định, dịch bệnh được kiểm soát, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng tăng 4,5%.Sản xuất công nghiệp còn khó khăn nhưng đang dần phục hồi. Tăng trưởng toàn ngành đạt 6,54%; sản lượng bia đạt 83 triệu lít, tăng 19%; điện sản xuất đạt 9,7 tỷ kWh, tăng 19%; sản phẩm mới pack pin của Nhà máy pin VinES sau năm thứ hai vận hành đạt sản lượng cả năm gần 6.000 pack, đạt 60% kế hoạch.Về thu ngân sách nhà nước của tỉnh Hà Tĩnh năm 2024 ước đạt 17.900 tỷ đồng, đạt 102% dự toán, tương đương năm trước. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng khá, ước đạt 55.524 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, Tỉnh đã chấp thuận chủ trương 21 dự án đầu tư tổng vốn hơn 17.500 tỷ đồng (tăng 1 dự án và gấp 5,3 lần vốn đăng ký so với năm 2023).Giải ngân đầu tư công đến ngày 20/11/2024 đạt 5.819 tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 61,5% kế hoạch tỉnh giao, phấn đấu đến cuối năm hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra.Dịch vụ, du lịch tăng trưởng khá; xuất khẩu duy trì ổn định. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, quảng bá, liên kết phát triển du lịch trong và ngoài nước; du lịch biển, du lịch văn hóa khởi sắc, du lịch nông nghiệp nông thôn được quan tâm; hạ tầng du lịch có nhiều cải thiện, chất lượng dịch vụ ngày càng đáp ứng nhu cầu của du khách. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ước đạt hơn 70.000 tỷ đồng, tăng 17%; doanh thu ngành du lịch, ăn uống, lữ hành ước đạt hơn 8.538 tỷ đồng, tăng 12%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,4 tỷ.Phong trào Nông thôn mới tại địa phương tiếp tục được tập trung chỉ đạo. Đến ngày 31/10/2024, toàn tỉnh có thêm 02 huyện NTM (Lộc Hà, Kỳ Anh), 6 xã NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu; phấn đấu đến cuối năm có thêm huyện Hương Khê, TX. Hồng Lĩnh, TX. Kỳ Anh đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ NTM; có thêm 4 xã NTM nâng cao và 4 xã NTM kiểu mẫu. Thực hiện Đề án thí điểm tỉnh NTM có thêm 2 tiêu chí đạt chuẩn, nâng tổng số lên 4/10 tiêu chí đạt chuẩn; phấn đấu đến cuối năm cơ bản hoàn thành nhiệm vụ tỉnh xây dựng NTM.Quy hoạch tỉnh được tập trung triển khai; tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tỉnh đảm bảo thống nhất quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng và phương án sắp xếp đơn vị hành chính.Năm 2024, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh còn gặp những khó khăn, thách thức; đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp chưa phong phú, giá trị chưa cao; một số dự án du lịch, dịch vụ triển khai chậm; hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp còn khó khăn; khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn hạn chế; tiến độ giải ngân một số dự án, các Chương trình MTQG và nguồn vốn tỉnh quản lý còn thấp; chất lượng công tác lập quy hoạch sử dụng đất ở một số địa phương chưa cao, công tác GPMB một số nơi còn nhiều vướng mắc; thu hút đầu tư vào khu kinh tế Cầu Treo, các khu/cụm công nghiệp vẫn còn khó khăn… đã tác động không nhỏ đến tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Song dưới sự chỉ đạo quyết liệt, linh hoạt của UBND tỉnh cùng quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân, Hà Tĩnh đã từng bước tháo gõ vướng mắc, khắc phục khó khăn, hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp, nhà đầu tư, dự án đầu tư trên địa bàn; đôn đốc tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, có tác động lan tỏa tạo động lực phát triển… Nhờ đó, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh đã phục hồi tích cực trên hầu hết các ngành, lĩnh vực, là tiền đề quan trọng để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025./.Nguyễn Thị Thu HằngCục Thống kê tỉnh Hà TĩnhDẫn nguồn Tạp chí con số sự kiệnLink: https://consosukien.vn/ha-tinh-toc-do-tang-truong-grdp-nam-2024-uoc-dat-7-48.htm

Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024
  •   16/10/2024 09:47

Diễn đàn kinh tế: Bức tranh kinh tế Việt Nam 9 tháng năm 2024Cơn bão Yagi quét qua nhiều tỉnh thành trong cả nước, trong đó có tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, để lại nhiều hậu quả nặng nề về con người, hạ tầng và kinh tế. Tuy nhiên, nhiều địa phương đã nhanh chóng phục hồi, thậm chí đạt và vượt chỉ tiêu tăng trưởng, kéo theo bức tranh kinh tế cả nước 9 tháng đầu năm 2024 có nhiều nét tươi sáng với GDP tăng 6,82%.Để đạt mục tiêu cao đòi hỏi phải thúc đẩy mạnh mẽ các dư địa, động lực tăng trưởng trong giai đoạn tới. Hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,5% như Quốc hội đã phê chuẩn cần lưu ý những vấn đề gì?Để hiểu thêm về vấn đề này, mời quý vị và các bạn cùng theo dõi những chia sẻ từ các vị khách mời:- Bà Đỗ Thị Ngọc - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê;- Tiến sĩ Vũ Đình Ánh - Chuyên gia kinh tế;Mời quý vị và các bạn theo dõi nội dung chương trình!Nguồn: https://quochoitv.vn/dien-dan-kinh-te-buc-tranh-kinh-te-9-thang-nam-2024-239161.htm

Chuyển đổi số - Động lực quan trọng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới
  •   02/09/2024 07:45

Nhân kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh, Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới".LTS: Báo điện tử VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Tít bài "Chuyển đổi số - Động lực quan trọng đưa đất nước vào kỷ nguyên mới" do toà soạn đặt lại).1. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc phát triển lực lượng sản xuất và từng bước cải tạo, hoàn thiện quan hệ sản xuất. Quá trình này diễn ra qua nhiều giai đoạn, phản ánh sự vận động và phát triển không ngừng của Cách mạng Việt Nam.Cách mạng tháng Tám năm 1945 mở ra trang sử mới cho sự phát triển của dân tộc trong điều kiện đất nước vừa giành độc lập đã phải bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ. Xuất phát điểm từ nền nông nghiệp lạc hậu, trải qua hàng nghìn năm phong kiến và hàng trăm năm thực dân đô hộ, Đảng ta đã thực hiện chính sách “người cày có ruộng” nhằm trao ruộng đất về tay nông dân, xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, hướng tới việc cải tạo quan hệ sản xuất, tạo tiền đề xây dựng phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa.Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Hoàng HàGiai đoạn 1954 - 1975, cách mạng nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược, Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Ở miền Bắc, lấy xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội làm trọng tâm, củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới dựa trên ba trụ cột: chế độ công hữu, quản lý kế hoạch hóa tập trung và phân phối theo lao động [1], đã đưa lực lượng sản xuất phát triển vượt bậc.Năm 1975, đất nước ta hoàn toàn thống nhất, mở ra chương mới trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội lần thứ IV của Đảng năm 1976 trên cơ sở đánh giá đặc điểm lớn của đất nước đó là, từ nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa; đã đề ra đường lối: kiên định chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, quyết tâm tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: về quan hệ sản xuất, khoa học - kỹ thuật và tư tưởng văn hóa [2]. Trong đó, cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt, đẩy mạnh công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm.Từ năm 1979 đến trước Đại hội VI của Đảng năm 1986, đất nước ta đã trải qua những khủng hoảng nghiêm trọng, một phần nguyên nhân do sự thiếu đồng bộ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Lực lượng sản xuất bị kìm hãm không chỉ trong trường hợp quan hệ sản xuất lạc hậu, mà cả khi quan hệ sản xuất có những yếu tố đi quá xa so với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất [3]. Từ nhận thức đúng đắn đó, Đại hội VI của Đảng đã quyết tâm tiến hành đổi mới toàn diện, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển đa dạng các thành phần kinh tế, đổi mới cơ chế quản lý, xóa bỏ bao cấp, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị là bước đột phá về đổi mới quan hệ sản xuất trong nông nghiệp khi chính thức thừa nhận hộ gia đình là đơn vị kinh tế tự chủ và trao quyền sử dụng đất lâu dài cho nông dân, phù hợp với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất [4]. Chỉ sau một năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Việt Nam từ một quốc gia thiếu lương thực triền miên đã sản xuất được 21,5 triệu tấn lúa và lần đầu tiên xuất khẩu 1,2 triệu tấn gạo. Việc điều chỉnh quan hệ sản xuất phù hợp đã tạo động lực mới cho lực lượng sản xuất phát triển, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng, bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế.2. Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Ước tính tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2021-2025 đạt 5,7-5,9%/năm, thuộc nhóm dẫn đầu khu vực và thế giới; quy mô nền kinh tế tăng 1,45 lần, ước đạt 500 tỷ USD vào năm 2025. Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 3.400 USD đến khoảng 4.650 USD, đưa Việt Nam vào nhóm nước thu nhập trung bình cao vào năm 2025. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; các chính sách điều hành linh hoạt, hiệu quả; vị thế, uy tín quốc tế ngày càng nâng cao; tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, đời sống Nhân dân được cải thiện đáng kể.Bước sang thế kỷ 21, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Hoàng MinhLực lượng lao động ước đạt 53,2 triệu người vào năm 2025, với cơ cấu chuyển dịch tích cực; tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm mạnh, còn 25,8%; chất lượng nguồn nhân lực không ngừng nâng cao với 70% lao động qua đào tạo. Nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong các lĩnh vực then chốt, như công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, công nghệ thông tin được tập trung phát triển, bước đầu hình thành đội ngũ lao động với tư duy số và kỹ năng số ngày càng được nâng cao. Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn và điện toán đám mây đang dần trở thành những công cụ sản xuất quan trọng trong nhiều ngành, lĩnh vực. Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng số, đang được đầu tư phát triển mạnh mẽ. Mạng lưới viễn thông và internet băng thông rộng phủ sóng rộng khắp cả nước, tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đối mặt với những thách thức mới. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư diễn ra mạnh mẽ, sự phát triển công cụ sản xuất trong nền kinh tế số tạo ra biến đổi sâu sắc của lực lượng sản xuất, dẫn đến những mâu thuẫn mới với quan hệ sản xuất hiện hữu; vừa tạo tiền đề, động lực hình thành phương thức sản xuất mới trong tương lai, vừa đòi hỏi thay đổi căn bản cách thức tổ chức sản xuất và quản lý xã hội. Lực lượng sản xuất mới đang hình thành và phát triển mạnh mẽ; song chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn khoảng cách so với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới, trong khi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghệ cao, vẫn là thách thức lớn. Quan hệ sản xuất còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất. Trong đó, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa thực sự đồng bộ, còn chồng chéo, chưa tạo môi trường thực sự thuận lợi để thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân; tổ chức thực thi pháp luật, chính sách vẫn là khâu yếu.Công tác sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, giảm đầu mối, giảm cấp trung gian còn bất cập, một bộ phận còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp, chưa thực sự đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý. Một số bộ, ngành còn ôm đồm nhiệm vụ của địa phương, dẫn đến tồn tại cơ chế xin, cho, dễ nảy sinh tiêu cực, tham nhũng. Công tác tinh giản biên chế gắn với vị trí việc làm, nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức còn thiếu triệt để.Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Vẫn tồn tại những thủ tục hành chính rườm rà, lạc hậu, qua nhiều khâu, nhiều cửa, mất nhiều thời gian, công sức của người dân và doanh nghiệp, dễ nảy sinh tham nhũng vặt, cản trở phát triển. Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các bộ, ngành, địa phương và cơ sở dữ liệu quốc gia chưa thông suốt; nhiều dịch vụ công trực tuyến chất lượng thấp, tỷ lệ người sử dụng chưa cao; việc tổ chức vận hành bộ phận “một cửa” các cấp ở nhiều nơi chưa hiệu quả.Dựa trên nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, chúng ta nhận thức rõ rằng, trong mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thì lực lượng sản xuất đóng vai trò quyết định sự phát triển của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất phải không ngừng được điều chỉnh để phù hợp với trình độ ngày càng cao của lực lượng sản xuất. Khi quan hệ sản xuất không theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, nó sẽ trở thành lực cản, kìm hãm sự phát triển tiến bộ của toàn bộ phương thức sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước.Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. 3. Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện để điều chỉnh quan hệ sản xuất, tạo động lực mới cho phát triển. Đó là cuộc cách mạng chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm tái cấu trúc quan hệ sản xuất phù hợp với sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất. Chuyển đổi số không đơn thuần là việc ứng dụng công nghệ số vào các hoạt động kinh tế - xã hội, mà còn là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số”, trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo; dữ liệu trở thành một tài nguyên, trở thành tư liệu sản xuất quan trọng; đồng thời quan hệ sản xuất cũng có những biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong hình thức sở hữu và phân phối tư liệu sản xuất số. Sự thay đổi trong quan hệ sản xuất sẽ tác động mạnh đến kiến trúc thượng tầng, mở ra phương thức mới trong quản trị xã hội, tạo ra những công cụ mới trong quản lý nhà nước, làm thay đổi căn bản cách thức tương tác giữa nhà nước và công dân, giữa các tầng lớp xã hội. Quá trình chuyển đổi số cần được thực hiện toàn diện, đồng bộ, có tính đến mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa phát huy sức mạnh của lực lượng sản xuất hiện đại, vừa đảm bảo bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong thời đại mới. Muốn vậy, người đứng đầu cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, doanh nghiệp và người dân phải nhận thức đầy đủ, thống nhất, có trách nhiệm và quyết tâm thực hiện quá trình chuyển đổi số; đồng thời cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, sau đây: Thứ nhất, hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp luật, kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời không ngừng đổi mới để bắt kịp xu thế phát triển của thời đại. Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế số, tạo nền tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế, chính sách mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thường xuyên rà soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo... đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp.Thứ hai, khơi thông và phát huy tối đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy nhanh hiện đại hóa. Có cơ chế, chính sách phù hợp huy động nguồn lực to lớn trong Nhân dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; nguồn lực từ đất đai, tài sản trong xã hội mà người dân đang tích lũy, biến những tiềm năng này thành động lực, tư liệu sản xuất, để sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Phát huy tối đa nguồn lực con người - nhân tố quyết định của sự nghiệp đổi mới. Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.Thứ ba, cải cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cắt giảm đầu mối trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ 3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số. Trong quá trình cải cách, bám sát nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Việc tinh gọn bộ máy phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.Thứ tư, đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.Hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay ở Trường Sa. Ảnh: QĐNDĐất nước ta đang đứng trước vận hội mới, vừa là thời cơ đồng thời cũng là thách thức trên con đường phát triển. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với sự đồng lòng, chung sức của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, chúng ta nhất định sẽ thực hiện thành công cuộc cách mạng chuyển đổi số, tạo ra bước đột phá trong phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước ta, dân tộc ta vươn mình vượt bậc trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tiên tiến, văn minh, hiện đại.TÔ LÂM (Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam)[1] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, tháng 9/1960.[2] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, tháng 12/1976.[3] Văn kiện Đảng toàn tập, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/1986.[4] Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 05/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.Nguồn: https://vietnamnet.vn/toan-van-bai-viet-cua-tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-ve-chuyen-doi-so-2317731.html

Chủ tịch UBND tỉnh: Tập trung thu hoạch nhanh gọn lúa hè thu để né tránh thiên tai
  •   23/08/2024 20:41

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các địa phương tập trung đẩy nhanh tiến độ thu hoạch lúa hè thu với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, phấn đấu cơ bản hoàn thành thu hoạch trước ngày 5/9 để tránh thiệt hại do mưa bão gây ra.Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng đoàn công tác kiểm tra tiến độ thu hoạch lúa vụ hè thu tại vùng chuyển đổi, tập trung ruộng đất của thôn Sơn Trình, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà). Chiều 23/8, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đã đi kiểm tra tiến độ thu hoạch lúa vụ hè thu năm 2024 tại các huyện Thạch Hà và Can Lộc.Cùng đi có lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương liên quan.Tại huyện Thạch Hà, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng đoàn công tác đã trực tiếp kiểm tra tiến độ thu hoạch lúa vụ hè thu tại vùng chuyển đổi, tập trung ruộng đất của thôn Sơn Trình, xã Tân Lâm Hương. Đây là vùng sản xuất theo cánh đồng lớn kết hợp với thực hiện quy trình một giống, một thời vụ canh tác nên năng suất lúa đạt rất cao, gần 3,2 tạ/sào.Vụ hè thu, huyện Thạch Hà sản xuất trên diện tích hơn 7.300 ha. Đến nay, toàn huyện đã thu hoạch trên 1.800 ha, năng suất ước đạt hơn 54 tạ/ha.Đoàn kiểm tra mô hình nuôi chồn của anh Trần Văn Trường (thôn Tân Hòa, xã Tân Lâm Hương). Đoàn cũng đến kiểm tra mô hình nuôi chồn của anh Trần Văn Trường (thôn Tân Hòa, xã Tân Lâm Hương). Đây là một mô hình chăn nuôi mới, cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, sau gần 1 năm xây dựng, mô hình của anh Trường có tổng đàn gần 80 con, bao gồm chồn mẹ, chồn con và chồn thương phẩm.Chồn nuôi giống khoảng 8 tháng có giá trung bình từ 30 triệu đồng/cặp. Chồn nuôi lấy thịt có trọng lượng từ 0,6 - 1kg là có thể bán với giá hơn 1,9 triệu đồng/kg. Mô hình nuôi chồn hương đã góp phần đa dạng hóa vật nuôi, giúp người dân phát triển kinh tế tại địa phương.Tại huyện Can Lộc, đoàn đến kiểm tra tiến độ thu hoạch và xuất bán lúa hè thu tại xã Vượng Lộc.Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nghe lãnh đạo huyện Can Lộc báo cáo tình hình thu mua lúa tươi. Vụ hè thu năm nay, Can Lộc gieo cấy gần 9.000 ha lúa. Nhờ chủ động kế hoạch sản xuất, huy động cơ giới hóa tập trung, toàn huyện đã thu hoạch trên 4.500 ha, năng suất ước đạt từ 54,3 tạ/ha (cao hơn năm 2023 là 0,82 tạ/ha).Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, vụ hè thu năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy gần hơn 44.800 ha. Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 13.000 ha (trên 30% diện tích). Qua đánh giá, lúa vụ hè thu năm nay cho năng suất cao, ước đạt 51,58 tạ/ha (cao hơn năm 2023 là 1,33 tạ/ha), nhiều địa phương trọng điểm sản xuất lúa như: Can Lộc, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh…, có thể đạt năng suất tới 53 - 54 tạ/ha. Hiện các địa phương đang tranh thủ thời tiết thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch.Qua đánh giá, lúa hè thu năm nay cho năng suất cao, ước tính 51,58 tạ/ha. Thời gian qua, cấp ủy các cấp tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 18/11/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tập trung, tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo (Nghị quyết 06). Đến nay, toàn tỉnh đã tập trung, tích tụ 9.311,93 ha, đạt 62% chỉ tiêu tại Nghị quyết 06-NQ/TU.Trên cơ sở này, các địa phương xây dựng các cánh đồng mẫu lớn, đồng bộ về hạ tầng, thuận lợi cho đưa cơ giới hóa vào sản xuất, góp phần đẩy nhanh tiến độ thu hoạch hè thu. Các địa phương tăng cường áp dụng các quy trình sản xuất an toàn (VietGAP, hữu cơ...), ứng dụng khoa học - kỹ thuật để từng bước xây dựng thương hiệu, truy xuất nguồn gốc sản phẩm lúa gạo nhằm nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích gieo cấy.Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải ghi nhận, đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của ngành chuyên môn, cấp ủy chính quyền và nỗ lực của bà con nông dân trong sản xuất, thu hoạch vụ hè thu 2024. Qua kiểm tra thực tế ở các huyện Thạch Hà, Can Lộc và nghe ngành NN&PTNT báo cáo, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải ghi nhận, đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo của ngành chuyên môn, cấp ủy, chính quyền và nỗ lực của bà con nông dân; nhờ đó, vụ hè thu năm nay tiếp tục giành thắng lợi với năng suất cao. Đặc biệt, phong trào tập trung, tích tụ ruộng đất được quan tâm, đẩy mạnh, trở thành động lực cho các địa phương và bà con nông dân đầu tư sản xuất, đồng nhất về giống, thời vụ nhằm tăng năng suất, chất lượng và tăng yếu tố an toàn cho sản xuất.Chia vui với bà con nông dân, ngành NN&PTNT, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương phấn đấu cơ bản hoàn thành thu hoạch vụ hè thu trước ngày 5/9.Theo đó, cần huy động, bố trí máy gặt phù hợp giữa các vùng; đôn đốc người dân thu hoạch nhanh, gọn với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”; ưu tiên thu hoạch trước những khu vực thuộc vùng trũng, thấp, thường xẩy ra ngập lụt. Tiếp tục có phương án huy động máy móc, phương tiện giúp đỡ nông dân từ khâu thu hoạch lẫn bảo quản sau thu hoạch nhằm hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.Ngành NN&PTNT và các địa phương tiếp tục chủ động kết nối với các doanh nghiệp, cá nhân tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo cho người dân.Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần quan tâm, thực hiện các giải pháp khuyến khích, nhân rộng những mô hình sản xuất nông nghiệp với các đối tượng nuôi trồng mới, cho giá trị kinh tế cao; chú trọng ứng dụng khoa học - kỹ thuật; tăng cường liên kết trong sản xuất, nâng cao giá trị trên đơn vị diện tích nhằm hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững.Các địa phương cần đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu cơ bản hoàn thành thu hoạch lúa hè thu trước 5/9.Nguồn: https://baohatinh.vn/chu-tich-ubnd-tinh-tap-trung-thu-hoach-nhanh-gon-lua-he-thu-de-ne-tranh-thien-tai-post272390.html

Đoàn công tác Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh làm việc tại Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh
  •   23/08/2024 09:59

Chiều 22/8/2024, đoàn công tác do PGS.TS Nguyễn Thị Hồng Nhâm, Phó Viện trưởng Viện Đổi mới sáng tạo; PGS.TS Phùng Thế Đông, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia.Buổi làm việc có sự tham dự của đồng chí Nguyễn Trung Thành, Phó Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh.Đại biểu tham dự buổi làm việc.Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện đề tài “ Nghiên cứu đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) tỉnh Hà Tĩnh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Với mục tiêu đánh giá đúng được thực trạng năng suất nhân tố tổng hợp, tìm hiểu đúng nguyên nhân của các hạn chế, từ đó mới đưa ra được các định hướng chính sách và giải pháp cụ thể để nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp tỉnh Hà Tĩnh dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Để có cơ sở đề xuất các giải pháp thiết thực, đoàn đã có buổi làm việc cùng Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh với các nội dung như sau: Tìm hiểu và nắm bắt hệ thống cơ chế, chính sách về nâng cao TFP tại tỉnh Hà Tĩnh; Tìm hiểu thực trạng đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến nâng cao TFP tại tỉnh Hà Tĩnh; Nghiên cứu giải pháp nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp TFP trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo tại tỉnh Hà Tĩnh.Thay mặt Lãnh đạo Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh, Phó Cục trưởng Nguyễn Trung Thành đã báo cáo nhanh tình hình kinh tế - xã hội tỉnh nhà và hoạt động của đơn vị trong thời gian qua cho đoàn công tác, nhất là hệ thống cơ chế, chính sách, thực trạng đóng góp của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đến nâng cao TFP tại tỉnh nhà. Đồng thời khẳng định Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục đổi mới, thay đổi phương thức phổ biến thông tin thống kê để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng dùng tin trong giai đoạn hiện nay. Hai bên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm.Qua đây PGS.TS Phùng Thế Đông, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cảm ơn sự tiếp đón và những chia sẻ thông tin của Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh; mong muốn trong thời gian tới, hai bên tiếp tục tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị được giao; qua đó nâng cao năng suất nhân tố tổng hợp và đổi mới sáng tạo tỉnh Hà Tĩnh. Đoàn đã đồng ý chuyển giao phần mềm tính chỉ tiêu TFP cho Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh./.                                   Ngô Đức Tiến - Trưởng phòng Thống kê Tổng hợp