0239 3856 760 | hatinh@gso.gov.vn
HỘI NGHỊ TỔNG KẾT ĐỀ ÁN 715 - ĐỔI MỚI QUY TRÌNH BIÊN SOẠN SỐ LIỆU TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
  •   11/12/2020 16:03

Ngày 11/12/2020, Bộ Kế hoạch đầu tư tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến tổng kết Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩn trên địa bàn tỉnh thành phố trực thuộc trung ương theo Quyết định phê duyệt đề án số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng chính phủ (gọi tắt là Đề án 715). Tham dự đầu cầu Hà Tĩnh có đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, UVBTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; cùng đại diện các Ban HĐND tỉnh, đại diện các sở, ngành liên quan; lãnh đạo và cán bộ công chức Cục Thống kê. Sau hơn 20 năm thực hiện biên soạn Hệ thống tài khoản quốc gia năm 1993 (SNA 1993). Đến năm 2008, yêu cầu cập nhật đổi mới từ SNA 1993 sang SNA 2008 của cơ quan Thống kê Liên hiệp quốc. Tổng sản phẩm quốc gia (GDP) và tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố (GRDP), tuy đã tuân thủ tối đa các hướng dẫn của nhưng quy trình phân công và phân cấp biên soạn số liệu giữa trung ương và địa phương áp dụng từ năm 1993 đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, dẫn tới tình trạng chênh lệch số liệu GRDP cộng từ các tỉnh, thành phố so với số liệu GDP của cả nước ngày càng có xu hướng xa hơn (ngày càng doãng ra). Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng chênh lệch này bao gồm: (i) Khó khăn trong việc thu thập thông tin theo nguyên tắc thường trú của Tài khoản quốc gia, dẫn đến có sự tính trùng giữa các địa phương; (ii) Bệnh thành tích của các địa phương; (iii) Đội ngũ công chức, viên chức thống kê chuyên sâu về Tài khoản quốc gia của các Cục Thống kê tuy trình độ chuyên sâu đã được nâng lên, nhưng nhìn chung vẫn còn hạn chế và thiếu về số lượng. Vai trò, tầm quan trọng của chỉ tiêu GDP và GRDP trong việc lập kế hoạch, quản lý và điều hành của chính quyền địa phương cho thấy cấp thiết phải có 1 đề ánnghiên cứu đổi mới quy trình biên soạn số liệu GDP và GRDP theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế mới và phù hợp với thực tiễn nước ta nhằm nâng cao chất lượng số liệu GDP và GRDP, đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương phục vụ quản lý, chỉ đạo, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi cả nước và địa bàn tỉnh, thành phố; đáp ứng nhu cầu thông tin của các đối tượng dùng tin trong và ngoài nước khác. Do những bất cập của quy trình phân tán trong biên soạn chỉ tiêu GRDP. Kết quả biên soạn tổng sản phẩm trên địa bàn trước và sau khi có Đề án 715: Tốc độ tăng GDP của cả nước tính từ số liệu GRDP của các địa phương năm 2012 là 9,13%, gấp 1,74 lần so với tốc độ tăng 5,25% do Tổng cục Thống kê biên soạn (năm 2011 có chênh lệch tốc độ tăng trưởng lớn nhất gần 2 lần).  Đáng chú ý là mặc dù năm 2012 kinh tế thế giới và kinh tế nước ta tiếp tục gặp khó khăn, nhưng không có địa phương nào biên soạn và công bố tăng trưởng GRDP thấp hơn tốc độ tăng 5,25% của cả nước, thậm chí vẫn có 21 địa phương tăng GRDP trên 10% (nhiều địa phương có tốc độ tăng trưởng ở hai con số trong khi cả nước chỉ tăng ở một con số). Quá trình rà soát, đánh giá lại số liệu GRDP giai đoạn 2010-2016 theo Đề án 715 đã cơ bản xử lý những bất cập, mâu thuẫn giữa số liệu GDP và GRDP; chênh lệch về quy mô và tốc độ tăng trưởng giữa cả nước và các tỉnh, thành phố đã được rút ngắn đáng kể. Khoảng cách chênh lệch giữa tốc độ tăng trưởng GDP và GRDP của các tỉnh, thành phố giai đoạn 2010-2016 giảm từ 1,7-1,8 lần xuống còn từ 1,01-1,05 lần; Khoảng cách chênh lệch tốc độ tăng GDP giữa Trung ương và địa phương năm 2018 và 2019 cũng chỉ còn khoảng 1,01 lần cho thấy tính khả thi và tính phù hợp với tình hình thực tế của Đề án 715. Những nội dung cần tiếp tục thực hiện Đề án 715 trong thời gian tiếp theo và xây dựng Chiến lược phát triển Thống kê đến 2030 vè tầm nhìn đến 2050 (1) Tiếp tục hoàn thiện phương pháp luận và kỹ thuật tính toán để khắc phục và nâng cao chất lượng thông tin đầu vào: Ngành Thống kê đã nổ lực khai thác các nguồn thông tin ban đầu hiện có theo nhiều kênh thông tin khác nhau; tăng cường rà soát các khâu nên thông tin ban đầu phục vụ biên soạn GRDP đã đầy đủ hơn và bảo đảm chất lượng hơn. Tăng cường khai thác hồ sơ hành chính; tiến hành các cuộc điều tra thống kê bằng công nghệ online, CAPI và webform; khắc phục hạn chế về số lượng và chất lượng; từng bước hoàn thiện về mặt lý luận thông tin về hoạt động của Khu vực kinh tế chưa được quan sát; giảm thiếu trình trạng trùng, sót thông tin. (2) Về công cụ tính toán GRDP: Trong quy trình biên soạn các chỉ tiêu của Hệ thống Tài khoản quốc gia nói chung và biên soạn GRDP nói riêng thường phải sử dụng hàng loạt các công cụ tính toán. Trước hết là hệ số chi phí trung gian, hệ thống giá và chỉ số giá. Các hệ thống này cung cấp số liệu trung gian phục vụ biên soạn GRDP nên có ảnh hưởng lớn tới chất lượng số liệu đầu ra. Thực hiện Đề án 715/QĐ-TTg vừa qua, hệ số chi phí trung gian, hệ thống giá và chỉ số giá đã được Tổng cục Thống kê cập nhật, bổ sung hoàn thiện, nay cần tiếp tục hoàn thiện hơn. (3) Kỳ biên soạn, thời điểm công bố GRDP cần phù hợp với nhu cầu sử dụng ở địa phương: Trong những năm 2017-2020 vừa qua, Tổng cục Thống kê và các địa phương đã nghiêm túc thực hiện biên soạn GRDP theo 2 kỳ (6 tháng và năm) và công bố số liệu đúng thời gian quy định của Đề án 715/QĐ-TTg. Trong một số kỳ còn nỗ lực đẩy nhanh tốc độ biên soạn để công bố số liệu ước tính sớm hơn quy định 1-2 ngày. Do vậy, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu sử dụng của các địa phương. Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương cho rằng chưa thực sự phù hợp, cụ thể có: 30/63 Cục Thống kê, chiếm 47,6% đề nghị bổ sung biên soạn GRDP theo quý. Về thời gian: Phần lớn các Cục Thống kê cho rằng ngày 30/5 công bố số liệu ước tính GRDP 6 tháng đầu năm là phù hợp; có 20/63 Cục Thống kê, chiếm 31,7% đề nghị công bố sớm hơn. Đặc biệt, có tới 45/63 Cục Thống kê, chiếm 2/3 số Cục Thống kê cho rằng ngày 30/11 công bố số liệu ước tính GRDP là không kịp thời, trong đó 29 Cục Thống kê, chiếm 46,0% đề nghị công bố vào ngày 20/11. (4) Các bộ, ngành và địa phương tiếp tục thể hiện sự đồng tình và ủng hộ cao nhất trong việc tiếp tục thực hiện Đề án 715 của Thủ tướng Chính phủ trong việc cung cấp thông tin đầu vào, đồng thời cũng là người sử dụng thông tin thống kê một cách thống nhất. (5) Đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương có sự thống nhất về thời gian trong việc sử dụng số liệu phục vụ cho các hội nghị, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành ở các cấp./. Trần Thanh Bình Phó Cục trưởng Cục Thống kê

BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19 ĐẾN TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM QUÝ III NĂM 2020
  •   06/10/2020 08:51

BÁO CÁO TÁC ĐỘNG CỦA DỊCH COVID-19ĐẾN TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM QUÝ III NĂM 2020 1. Bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona (Covid-19) bùng phát và lan rộng khắp toàn cầu đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới khiến nền kinh tế toàn cầu gần như “chạm đáy” vào quý II. Đến thời điểm giữa tháng 9, khi các nền kinh tế tái khởi động sau phong tỏa do dịch Covid-19, dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới có những dấu hiệu khả quan hơn. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2020 giảm 4,5%, điều chỉnh tăng 1,5 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 6 năm 2020. Số liệu về tình hình lao động việc làm cho thấy, tình trạng thất nghiệp quý III đã có dấu hiệu giảm nhiệt so với quý II tại một số quốc gia trên thế giới, như Canada, Mỹ, Trung Quốc với tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 8 năm 2020 tương ứng là 10,2%; 8,4%; 5,9%, tuy nhiên vẫn còn cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước1. Trong nước, tình hình dịch bệnh bùng phát trở lại với diễn biến phức tạp đã làm tăng trưởng ở hầu hết các ngành, lĩnh vực chậm lại.Tình hình đứt gãy thương mại quốc tế gây ra những hệ lụy tới hoạt động sản xuất và xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III năm 2020 ước tính tăng 2,62% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý III các năm trong giai đoạn 2011-2020. Tuy nhiên, so với quý trước, nền kinh tế đang cho thấy sự phục hồi trở lại.Trong quý III, những ngành bị ảnh hưởng nặng nề bởi tác động của dịch Covid-19 đều có dấu hiệu tăng trưởng trở lại. So với quý trước,tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùngtăng 14,4%,doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tăng 28,2%,doanh thu du lịch lữ hành tăng 161,3%. Tình hình lao động, việc làm và thu nhập của người lao động quý III năm 2020 cũng được cải thiện so với quý trước, tuy nhiên các chỉ số về lao động, việc làm và thu nhập của người lao động quý III và 9 tháng vẫn giảm so với cùng kỳ năm trước. 2. Tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động việc làm Cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19 Tính đến tháng 9 năm 2020, cả nước có 31,8 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19bao gồm người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,… Trong đó, 68,9% người bị giảm thu nhập(với mức giảm thu nhập nhẹ), gần 40,0% phải giảm giờ làm/nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên và khoảng 14,0% buộc phải tạm nghỉ hoặc tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh. Khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch Covid-19 với 68,9% lao động bị ảnh hưởng, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng với 66,4% lao động bị ảnh hưởng; tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 27,0%. Lực lượng lao động tăng trở lại sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020 nhưng vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý III năm 2020 là 54,6 triệu người, tăng 1,4 triệu người so với quý trước nhưng vẫn thấp hơn 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, sau khi ghi nhận mức giảm sâu kỷ lục vào quý II năm 2020, thị trường lao động đang có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên vẫn chưa thể khôi phục về trạng thái của cùng kỳ năm trước. Tính chung 9 tháng năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên đạt 54,4 triệu người, giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước và giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn. Trong giai đoạn 2016-2019, trung bình mỗi năm lực lượng lao động 9 tháng đầu năm tăng 1,0%. Nếu lực lượng lao động 9 tháng năm 2020 duy trì tốc độ tăng như giai đoạn 2016-2019 và không có dịch Covid-19, nền kinh tế Việt Nam sẽ có thêm 1,8 triệu lao động. Nói cách khác, dịch Covid-19 có thể đã tước đi cơ hội tham gia thị trường lao động của 1,8 triệu người. Lực lượng lao động quý III năm 2020 phục hồi nhanh hơn ở khu vực nông thôn và lao động nữ. Cụ thể, so với quý trước, lực lượng lao động tại khu vực nông thôn tăng 3,0%, cao hơn 0,8 điểm phần trăm so với mức tăng của khu vực thành thị; lực lượng lao động nữ tăng 4,1%, cao hơn 2,6 điểm phần trăm so với mức tăng của lực lượng lao động nam. Tính chung 9 tháng năm 2020, lao động tại khu vực nông thôn và lao động nữ vẫn là những nhóm chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất bởi tác động của dịch Covid-19 với mức giảm của lực lượng lao động thuộc hai nhóm này so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 3,2% và 2,3%. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý III năm 2020 là 53,3 triệu người, tăng 1,5 triệu người so với quý trước và giảm gần 1,3 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lao động có việc làm ở khu vực thành thị tăng 471,0 nghìn người so với quý trước và giảm 77,9 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; ở khu vực nông thôn, số người có việc làm tăng hơn 1,0 triệu người so với quý trước và giảm 1,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm 9 tháng năm 2020 là 53,1 triệu người, giảm 1,3 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lao động có việc làm giảm mạnh ở khu vực nông thôn, giảm gần 1,2 triệu người;lao động nam giảm 608,6nghìn người và lao động nữ giảm 734,1 nghìn người. Tính đến tháng 9 năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến người lao động đang làm việc trong hầu hết các ngành, trong đó một số ngành có tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng lớn như: ngành nghệ thuật, vui chơi và giải trí (88,6%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (81,7%), vận tải kho bãi (79,7%), hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (72,7%), công nghiệp chế biến chế tạo (70,1%), bán buôn bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô và xe máy (68,5%), giáo dục đào tạo (68,5%), hoạt động kinh doanh bất động sản (67,8%).

Cuộc điều tra đột xuất đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
  •   14/09/2020 15:44

Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh triển khai cuộc điều tra đột xuất đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh      Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 04/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 và Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Từ ngày 10/9/2020 đến ngày 20/9/2020 Cục Thống kê Hà Tĩnh thực hiện khảo sát thu thập thông tin đánh giá tác động của dịch Covid-19 đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời đánh giá hiệu quả của các chính sách hỗ trợ của Chính phủ theo Quyết định số 1369/QĐ-BKHĐT ngày 07/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.            Theo Phương án khảo sát, đối tượng, đơn vị khảo sát là các doanh nghiệp được thành lập và chịu sự điều tiết của Luật Doanh nghiệp và đang hoạt động tại thời điểm 10/9/2020 trên phạm vi cả nước.      Cộng đồng doanh nghiệp hưởng ứng và tham gia cuộc khảo sát bằng cách cung cấp thông tin nhanh, kịp thời theo bảng hỏi được đăng tải trên địa chỉ http://thongkedoanhnghiep.gso.gov.vn.Cách thức đăng nhập: Dòng “Tài khoản” nhập 42 + Mã số thuế của DN, dòng “Mật khẩu” nhập Mã số thuế của doanh nghiệp.    Ví dụ doanh nghiệp có mã thuế là 3000158682 thì tài khoản đăng nhập là: 423000158682 mật khẩu 3000158682          Mọi vấn đề phát sinh trong quá trình kê khai thông tin Ông/Bà vui lòng liên hệ số điện thoại: 3 691 336 để được hỗ trợ. Tài liệu đính kèmQD Bo truong dieu tra Covid_1369QD_BKHDTQD ban hanh phuong an_1383QD_TCTKPhiếu Covid-19

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THỐNG KÊ NGUYỄN THỊ HƯƠNG LÀM VIỆC VỚI NGÀNH THỐNG KÊ TỈNH HÀ TĨNH
  •   18/07/2020 08:34

Ngày 18 tháng 7 năm 2020, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương làm việc với lãnh đạo và công chức ngành Thống kê Hà Tĩnh; cùng dự có các đồng chí Đỗ Thanh Hải, Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo các đơn vị: Vụ Phương pháp chế độ và Quản lý chất lượng thống kê; Viện Khoa học Thống kê, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Kế hoạch Tài chính, Văn phòng Tổng cục. Làm việc với đoàn công tác của Tổng cục kê, tỉnh Hà Tĩnh có đồng chí Nguyễn Việt Hùng Cục trưởng Cục Thống kê; các đồng chí lãnh đạo Cục, lãnh đạo cấp phòng, lãnh đạo Chi cục Thống kê cấp huyện và toàn thể CBCC Văn phòng Cục. Nội dung buổi làm việc, đồng chí Tổng Cục trưởng lắng nghe các ý kiến từ cơ sở trong thực hiện nhiệm vụ, như; (1) hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quy trình sản xuất số liệu thống kê, hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; (2) nhu cầu thông tin thống kê ở cấp huyện, cấp xã; (3) Công tác sáp nhập các đơn vị cấp phòng, sáp nhập các Chi cục Thống kê cấp huyện; (4) Công tác điều tra và khai thác nguồn dữ liệu; (5) Công tác công bố số liệu và họp báo; (6) Công tác phối hợp và phục vụ ở địa phương và một số nội dung khác. Đồng chí Tổng cục trưởng ghi nhận những ý kiến đóng góp của các đồng chí cán bộ công chức các Chi cục Thống kê cấp huyện, các phòng và lãnh đạo Cục Thống kê Hà Tĩnh đã trăn trở, trách nhiệm, sáng tạo; góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của Tổng cục và phụ vục địa phương. Trong thời gian tới, lãnh đạo Tổng cục tiếp tục nghiên cứu, từng bước cải tiến, đổi mới phương pháp thống kê, nâng cao chất lượng thông tin thống kê, đáp ứng nhu cầu thông tin thống kê.   Một số hình ảnh buổi làm việc:

TĐT Dân số và Nhà ở năm 2009: Dân số chia theo dân tộc, giới tính và đơn vị hành chính
  •   10/06/2020 08:48

TĐT Dân số và Nhà ở năm 2009: Dân số chia theo dân tộc, giới tính và đơn vị hành chính

TĐT Dân số và Nhà ở năm 2009: Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng biết đọc, biết viết, nhóm tuổi, giới tính và đơn vị hành chính
  •   10/06/2020 08:46

TĐT Dân số và Nhà ở năm 2009: Dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo tình trạng biết đọc, biết viết, nhóm tuổi, giới tính và đơn vị hành chính

TĐT Dân số và Nhà ở năm 2009: Dân số chia theo nhóm tuổi, giới tính và đơn vị hành chính
  •   10/06/2020 08:45

TĐT Dân số và Nhà ở năm 2009: Dân số chia theo nhóm tuổi, giới tính và đơn vị hành chính

ĐT Dân số và Nhà ở năm 2009: Dân số chia theo giới tính và đơn vị hành chính
  •   10/06/2020 08:42

ĐT Dân số và Nhà ở năm 2009: Dân số chia theo giới tính và đơn vị hành chính

Những giải pháp thống kê góp phần nâng cao chất lượng công tác xây dựng báo cáo chính trị Đại hội Đảng cơ sở
  •   07/05/2020 08:28

Đảng bộ cơ quan UBND huyện Vũ Quang tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2020- 2025Vũ Quang là huyện miền núi nằm trong vùng Tây Bắc của tỉnh Hà Tĩnh với nhiều tiềm năng, lợi thế, trong đó sản xuất kinh tế nông, lâm nghiệp đóng vai trò chủ lực. Trong thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương đã có nhiều nổ lực cho mục tiêu xóa đói, giảm nghèo nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Năm 2020 là năm tổ chức đại hội đảng các cấp. Một trong những hoạt động hết sức quan trọng, không thể thiếu của đại hội đảng của cấp xã, cấp huyện của huyện Vũ Quang (gọi chung là cấp huyện) là thảo luận, thông qua báo cáo chính trị.Để đại hội đảng cấp huyện diễn ra thành công, một trong những nội dung trọng tâm được Huyện ủy Vũ Quang chỉ đạo thực hiện là xây dựng tốt báo cáo chính trị. “Báo cáo chính trị của đại hội là sự kết tinh trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm, sự sáng tạo, tầm nhìn, khát vọng của đảng bộ và định hướng phát triển của địa phương, cơ quan, đơn vị”. Do đó, báo cáo chính trị cần phải được quan tâm, đầu tư xây dựng hết sức công phu, nghiêm túc, khoa học. Để xây dựng báo cáo chính trị của đại hội đáp ứng được yêu cầu trên thì cần phải giải quyết được các vấn đề chính sau: Một là, phải đánh giá đúng tình hình thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết đại hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 của đảng bộ đã đề ra, đặc biệt là các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội. đặc biệt phải dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật chỉ rõ những hạn chế, yếu kém, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để có giải pháp khắc phục trong nhiệm kỳ tới, phải làm rõ những vấn đề đang đặt ra đối với các đảng bộ, địa phương mình trên các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị trong nhiệm kỳ tới.Hai là, bám sát định hướng của cấp ủy cấp trên nhưng phải trên cơ sở tiềm năng, nội lực, thế mạnh và khả năng thực hiện của địa phương mình để xác định nhiệm vụ trọng tâm, lĩnh vực đột phá và các chỉ tiêu cụ thể phù hợp, có tính khả thi cao.Ba là, phải nhận thức rõ trách nhiệm của tập thể cấp ủy, Ban Thường vụ cấp ủy trong quá trình xây dựng Báo cáo chính trị, tuyệt đối tránh việc khoán trắng công tác xây dựng văn kiện cho tiểu ban văn kiện hoặc cấp ủy nhất là công tác xây dựng số liệu kinh tế - xã hội phục vụ cho báo cáo chính trị.Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện ở cấp huyện còn có những khó khăn, tồn tại cụ thể: Hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội phục vụ báo báo cáo chính trị đại hội chưa được thống nhất và liên thông; Các chỉ tiêu tính toán và xây dựng chưa phù hợp với tiêu chuẩn và quy định của Thống kê Nhà nước; Trong thẩm định số liệu các phòng, ban ngành cấp huyện phối hợp chưa được kịp thời và đầy đủ vì thế chưa đáp ứng được yêu cầu phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kinh tế - xã hội của địa phương và công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của cấp huyện. Việc nghiên cứu đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao hệ thống biểu mẫu, chất lượng số liệu, phương pháp dự báo thống kê cùng sự chỉ đạo vào cuộc cả hệ thống chính trị để phục vụ xây dựng báo cáo chính trị trên địa bàn huyện Vũ Quang trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết. Xuất phát từ mục đích, yêu cầu cần tập trung thực hiện Chi cục Thống kê huyện Vũ Quang đề xuất các giải pháp chủ yếu sau:1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động thống kê, đề xuất Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban, ngành và các xã, thị trấn chủ động phối hợp ngành Thống kê huyện trong nhiệm vụ được giaoTrên cơ sở Quy chế đã được UBND huyện ban hành gồm qui chế cung cấp thống tin thống kê; Quy chế phối hợp công tác giữa Chi cục Thống kê huyện với các phòng, ban, ngành, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn. Chi cục Thống kê tham mưu UBND huyện ban hành quyết định thành lập tổ cung cấp, tổng hợp, kiểm soát, đánh giá số liệu kinh tế - xã hội, các công văn hướng dẫn xây dựng số liệu kinh tế - xã hội phục vụ báo cáo chính trị.Đối với cấp huyện, trước hết phải tổ chức cho các đơn vị nắm bắt những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng báo cáo chính trị phải đảm bảo đúng quy trình từ việc xây dựng đề cương, xác định nội dung, kết cấu, bố cục các phần, mục của báo cáo chính trị, lấy ý kiến của cấp ủy về đề cương chi tiết báo cáo chính trị nhất là phần chuẩn bị số liệu kinh tế - xã hội.      Củng cố phương pháp chế độ thống kê cũng như xác định nhiệm vụ cho thống kê từ huyện đến các xã, thị trấn đảm bảo đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu đại hội nhằm khắc phục tình trạng thiếu thông tin và đặt hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp mình gắn với hệ thống chỉ tiêu thống kê của mỗi cấp và của quốc gia. Vì vậy thực hiện giải pháp này sẽ khắc phục được tình trạng cục bộ, khép kín, thiếu liên thông. đảm bảo cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng số liệu thống kê giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý giám sát, thẩm định số liệu cấp huyện giai đoạn 2016-2020 và đề ra được các chính sách huy động các nguồn lực thực hiện các mục tiêu, kế hoạch là một công cụ quản lý, điều hành kinh tế của địa phương, gắn với thực hiện nhiệm vụ chung của toàn tỉnh, toàn quốc trong nhiệm kỳ sắp tới.2. Triển khai xây dựng hệ thống chỉ tiêu đại hội để ban hành một biểu mẫu số liệu kinh tế - xã hội đảm bảo thống nhất và liên thôngHệ thống thông tin thống kê phục vụ báo cáo chính trị phải đầy đủ, kịp thời, chính xác là một yếu tố cơ bản quyết định đến chất lượng đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ qua và đề ra sát đúng để thực hiện các mục tiêu nhiệm kỳ 2020-2025. Để thưc hiện yêu cầu trên Chi cục Thống kê trên cơ sở nghiên cứu Nghị định số 97/2016/NĐ-CP, ngày 01/7/2016 của Chính phủ “Quy định nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu quốc gia ” và Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg, ngày 19/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ “ban hành hệ thống chỉ tiêu cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã” và Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã theo Quyết định số 1324/QĐ-UBND ngày 07/05/2018 của UBND tỉnh; Căn cứ công văn số 2074 - CV/TU ngày 02/3/2020 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về định hướng bộ chỉ tiêu chủ yếu trong báo cáo chính trị đại hội cấp huyện, cấp xã đã đề xuất Tiểu ban đại hội cấp huyện xây dựng hệ thống chỉ tiêu đại hội và lấy ý kiến góp ý các cấp để ban hành một biểu mẫu số liệu kinh tế - xã hội đảm bảo thống nhất và liên thông, thống nhất về phạm vi, phương pháp tính, đảm bảo độ tin cậy cao một số chỉ tiêu có vai trò quan trọng trong việc đánh giá sự phát triển của địa phương. Bên cạnh đó hệ thống biểu phải gọn nhẹ, tiện lợi khi nhập dữ liệu, dễ tra cứu tìm kiếm, đảm bảo thông tin nhanh, kịp thời, chính xác với mục tiêu là một hệ thống biểu mẫu thống nhất phù hợp với cơ chế quản lý trong thời kỳ đổi mới một cách toàn diện của địa phương và đất nước.Hướng dẫn, tập huấn qui trình, cung cấp tư liệu thông tin hợp lý, trang thiết bị phương tiện công cụ thông tin tương xứng với nhiệm vụ được giao, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho từng người làm công tác thông tin và cho cả những người khai thác thông tin từ các phòng ngành, thông tin của ngành thống kê, kết nối mạng thông tin. 3. Nâng cao chất lượng số liệu, phân tích, dự báo thống kê để đảm bảo tốt cho công tác xây dựng báo cáo chính trị cấp huyệnĐể nâng cao chất lượng báo cáo chính trị Chi cục Thống kê huyện đã cung cấp kết quả số liệu kinh tế - xã hội đã được phổ biến thông tin thống kê giai đoạn 2015-2020 đã được công bố, đồng thời cung cấp các báo cáo và phương pháp phân tích thống kê đó là phân tích định lượng kết hợp với việc nhận định đánh giá sâu sắc về mặt chất của hiện tượng, thể hiện ở chỗ các nhận định, đánh giá khi phân tích được minh chứng bằng số liệu thống kê theo các thông tin bằng số đơn lẻ, hoặc dưới dạng bảng biểu hay đồ thị thống kê nhằm phân tích thống kê có sức thuyết phục cao, nhất là khi phân tích phải quan tâm một số vấn đề chủ yếu như: Xác định mục đích và nội dung phân tích thống kê một cách rõ ràng, cụ thể và sát với yêu cầu đạt ra; xây dựng mô hình và lựa chọn phương pháp phân tích, tùy theo mục đích phân tích và điều kiện số liệu để áp dụng các mô hình phân tích phù hợp; thu thập, tổng hợp xử lý thông tin và đánh giá số liệu phục vụ cho yêu cầu phân tích, coi trọng các thông tin bằng số, phải tiến hành kiểm tra, phát hiện sai sót, đánh giá số liệu trên nhiều góc độ và bằng nhiều hình thức khác nhau; báo cáo phân tích phải được sắp xếp theo thứ tự hợp lý, nội dung ngắn gọn, dễ hiểu.Kết hợp chặt chẽ thông tin thống kê với các thông tin dự báo trung và ngắn hạn chung Thống kê cấp huyện đã cung cấp số liệu dự ước, dự báo và các giải pháp kèm theo cho giai đoạn 2020-2025 cũng như đề nghị lãnh đạo cấp huyện chỉ đạo, giám sát các nhiệm vụ được phân công của các phòng, ban, ngành phải nghiên cứu sâu một số nội dung của các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành trên địa bàn để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và từng năm. Trên cơ sở đó tiến hành đối chiếu, so sánh các thông tin từ nhiều nguồn nhằm từng bước tiêu chuẩn hóa các thông tin kinh tế - xã hội và nâng cao tính thực tiễn và khoa học của các số liệu thống kê, xây dựng chỉ tiêu kinh tế - xã hội và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để sát với thực tế hơn.4. Đổi mới phương pháp làm việc, đề xuất hỗ trợ các nguồn lực cho hoạt động thống kê để tập trung hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo tiến độ qui địnhNâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, cán bộ công chức trong Chi cục về việc cần thiết phải nâng cao chất lượng số liệu phục vụ báo cáo chính trị cấp huyện và coi đây một nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong năm 2020 là đợt phát động phong trào thi đua chào mừng đại hội đảng các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng của đơn vị. Phân công nhiệm vụ cán bộ trong Chi cục, tổ chức chỉ đạo các hoạt động một cách khoa học để phối hợp cung cấp và phối hợp thẩm định số liệu cho cấp huyện. Không ngừng đổi mới phương pháp làm việc, áp dụng công nghệ thống kê trong qui trình sản xuất, giám sát số liệu. Kết hợp các biện pháp hổ trợ, tăng cường các nguồn lực phục vụ cho quá trình hoạt động thống kê để đảm bảo ổn định hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn.Những giải pháp nêu trên là phù hợp với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng số liệu kinh tế - xã hội phục vụ báo cáo chính trị đại hội đảng ở cấp huyện. Hiện nay vấn đề này đang được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, những giải pháp này hy vọng sẽ tạo được chuyển biến tích cực trong xây dựng văn kiện phục vụ đại hội, góp phần thành công của đại hội đảng các cấp của huyện Vũ Quang tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng./. Võ Văn Thanh - Chi cục trưởng, Chi cục Thống kê huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng cộng sản Việt nam lần XII; 2/. Luật Thống kê 1015 và các văn bản hướng dẫn thi hành; 3/. Quyết định 312/2010/QĐ-TTg ngày 02/3/2010 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Đề án đổi mới đồng bộ các hệ thống chỉ tiêu thống kê; 4/.Quyết định 34/2013/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc Ban hành chính sách phổ biến thông tin thống kê Nhà nước;5/. Quyết định 20/QĐ-TCTK ngày 14/01/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê về Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Chi cục Thống kê quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;6/. Một số về phương pháp luận thống kê của Viện khoa học thống kê; (Nhà xuất bản thống kê, Hà nội 2005);7/. Một số nội dung, yêu cầu cần lưu ý trong xây dựng báo cáo chính trị trình đại hội đảng các cấp (PGS,TS. Dương Trung Ý - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh);8/. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề cải tiến về tổ chức và hoạt động của thống kê cấp huyện (PGS,TS. Nguyễn Sinh Cúc -Tổng cục Thống kê);9/. Thực trạng tổ chức và hoạt động của thống kê cấp huyện (TS. Nguyễn Văn Tiến –Tổng cục Thống kê)10/. Kế hoạch số 326/KH-UBND ngày 12/8/2014 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. 11/. Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ huyện lần thứ IV; Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế kinh tế - xã hội hàng năm của UBND huyện.12/.Quyết định 1579/QĐ - UBND ngày 09/10/2013 của UBND huyện Vũ Quang về việc ban hành Qui chế chế độ cung cấp thông tin thống kê cấp huyện, xã.