Hà Tĩnh sẵn sàng cho cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2022
- 20/04/2022 16:26
Quyết đinh, phương án điều tra doanh nghiệp năm 2022 Tổng cục Thống kê Công văn của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về việc thực hiện điều tra doanh nghiệp năm 2022 Kế hoạch Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh về việc thực hiện phương án điều tra doanh nghiệp năm 2022Video Tuyên truyền cuộc điều tra doanh nghiệp năm 2022https://www.youtube.com/watch?v=Mm8wIMm5dNc&t=12s* Địa chỉ đăng nhập: thongkedoanhnghiep.gso.gov.vn Qua rà soát, Hà Tĩnh sẽ có hơn 6.100 doanh nghiệp tham gia điều tra doanh nghiệp năm 2022. Đến nay, các công tác chuẩn bị cơ bản đã hoàn thành nhằm đảm bảo chất lượng, tiến độ của cuộc điều tra. Chi Cục Thống kê TP Hà Tĩnh phổ biến kế hoạch điều tra cho các doanh nghiệp. Thông tin từ Cục Thống kê Hà Tĩnh, từ ngày 15/4/2022 đến hết ngày 30/5/2022, đơn vị sẽ tiến hành điều tra doanh nghiệp năm 2022 trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là cuộc điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu. Điều tra toàn bộ áp dụng đối với tất cả doanh nghiệp nhằm thu thập thông tin cơ bản về định danh, ngành nghề sản xuất kinh doanh, lao động, kết quả sản xuất kinh doanh. Điều tra chọn mẫu áp dụng đối với các doanh nghiệp được chọn nhằm mục đích mở rộng nội dung điều tra, phục vụ tính các chỉ tiêu chuyên ngành, giúp nâng cao chất lượng điều tra nhất là đối với các câu hỏi phức tạp, chuyên sâu. Thời điểm này, TP Hà Tĩnh đã hoàn thành việc lựa chọn các điều tra viên, giám sát viên; rà soát, cập nhật và hoàn thành danh sách nền; tập huấn nghiệp vụ; chọn doanh nghiệp tham gia điều tra chọn mẫu... Chi cục trưởng Chi cục Thống kê TP Hà Tĩnh Nguyễn Thanh Tùng cho biết: “Địa phương có hơn 1.700 doanh nghiệp tham gia điều tra lần này. Các điều tra viên sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp phụ trách, theo dõi, liên lạc để cung cấp thông tin cần thiết, giải đáp thắc mắc khi điền vào phiếu Web-form trên trang điện tử của cuộc điều tra, phấn đấu đến 20/5 hoàn thành cuộc điều tra tại địa phương. Khó khăn nhất đối với hoạt động điều tra là do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc thành lập nhưng không hoạt động, không liên hệ được với kế toán hoặc chủ doanh nghiệp”. Điều tra doanh nghiệp năm 2022 là cuộc điều tra thực hiện điều tra toàn bộ kết hợp với điều tra chọn mẫu.Với cuộc điều tra lần này, TX Kỳ Anh có 901 doanh nghiệp tham gia cung cấp thông tin vào phiếu Web-form, trong đó, 165 doanh nghiệp điều tra chọn mẫu, 736 doanh nghiệp điều tra toàn bộ. Ông Phạm Văn Diễn – Chi Cục trưởng Chi cục Thống kê TX Kỳ Anh cho biết: “Lực lượng điều tra viên đảm bảo có chuyên môn tốt, quen với các thao tác của nhiều cuộc điều tra trước đó để thuận lợi trong quá trình tiếp cận doanh nghiệp. Ban Chỉ đạo đang tham mưu cho UBND TX Kỳ Anh xây dựng công văn để các đơn vị, doanh nghiệp liên quan phối hợp thực hiện. Đối với điều tra chọn mẫu sẽ có các nội dung, chỉ tiêu chuyên ngành với nhiều câu hỏi phức tạp, chuyên sâu nên Ban Chỉ đạo, giám sát viên, điều tra viên sẽ liên tục theo dõi, hướng dẫn để doanh nghiệp hoàn thành đảm bảo chất lượng thông tin”. Được biết, điều tra doanh nghiệp năm 2022 sử dụng phương pháp điều tra gián tiếp thông qua hình thức thu thập thông tin trực tuyến. Các đơn vị điều tra thực hiện cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê). Các đơn vị điều tra thực hiện cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê (Cục Thu thập dữ liệu và Ứng dụng công nghệ thông tin thống kê). Chị Nguyễn Thị Lý - điều tra viên tại TX Kỳ Anh cho biết: “Chúng tôi đang liên hệ với doanh nghiệp để cung cấp tài khoản đăng nhập, mật khẩu và hướng dẫn người dùng truy cập trang web của cuộc điều tra. Trong quá trình triển khai, có vấn đề gì chúng tôi sẽ trao đổi thêm với bên doanh nghiệp, kiểm tra lại logic, chất lượng thông tin do cơ sở cung cấp… Điều tra doanh nghiệp thường có nội dung khó, nhiều câu hỏi mang tính chuyên môn cao nên các điều tra viên phải tập trung nhất để hoàn thành đúng tiến độ đề ra”. Được biết, sau rà soát, tổng số doanh nghiệp toàn tỉnh được đưa vào điều tra năm 2022 là 6.109, trong đó, điều tra toàn bộ 5.018 doanh nghiệp và điều tra mẫu là 1.091 doanh nghiệp. Điều tra doanh nghiệp năm 2022 thu thập thông tin định danh của đơn vị điều tra, ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, cơ sở trực thuộc của doanh nghiệp.Phó Trưởng phòng Thu thập Thông tin thống kê (Cục Thống kê Hà Tĩnh) Nguyễn Trung Kiên cho biết: “Mục đích của cuộc điều tra nhằm thu thập thông tin của doanh nghiệp để phục vụ công tác quản lý, điều hành, đánh giá và dự báo tình hình kinh tế - xã hội; lập chính sách, kế hoạch phát triển của địa phương. Bên cạnh đó, cuộc điều tra còn phục vụ tính chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố; phục vụ biên soạn “Sách Trắng doanh nghiệp năm 2023” và “Sách Trắng hợp tác xã năm 2023”; cập nhật cơ sở dữ liệu làm dàn mẫu của các cuộc điều tra thống kê về doanh nghiệp… Vì thế, Ban Chỉ đạo điều tra các cấp sẽ thường xuyên kiểm tra, theo dõi tiến độ để kịp thời xử lý, tháo gỡ những phát sinh, vướng mắc trong quá trình điều tra. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao trách nhiệm, phối hợp của các đơn vị và sự đồng thuận của doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin, đảm bảo đúng tiến độ đề ra. Các doanh nghiệp cũng cần tích cực tham gia để đưa ra số liệu chính xác, chất lượng cho cơ quan điều tra”. Điều tra doanh nghiệp năm 2022 sẽ thu thập thông tin nhận dạng: định danh của đơn vị; ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh; loại hình doanh nghiệp; cơ sở trực thuộc của doanh nghiệp.Thông tin về lao động và thu nhập của người lao động: số lao động; thu nhập của người lao động.Thông tin về kết quả, chi phí sản xuất kinh doanh: kết quả hoạt động, chi phí sản xuất kinh doanh; vốn đầu tư; sản lượng sản xuất của sản phẩm; tiêu dùng năng lượng; các chỉ tiêu thống kê chuyên ngành trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia phân tổ theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam và Hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam. Nguồn: https://baohatinh.vn/dau-tu/ha-tinh-san-sang-cho-cuoc-dieu-tra-doanh-nghiep-nam-2022/230200.htm
Công bố quyết định bổ nhiệm Phó Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh
- 10/04/2022 10:50
Ông Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Thống kê - Tổng hợp, Cục Thống kê Hà Tĩnh được bổ nhiệm giữ chức Phó Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh. Chiều 3/10, Cục Thống kê Hà Tĩnh tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ. Tham dự hội nghị có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh và Bí thư Đảng ủy Khối Các cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Đình Hải. Hội nghị đã nghe công bố Quyết định 900/QĐ-TCTK ngày 26/9/2022 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Trung Thành, Trưởng phòng Thống kê - Tổng hợp giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh từ ngày 1/10/2022. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh trao quyết định và tặng hoa chúc mừng ông Nguyễn Trung Thành Phát biểu giao nhiệm vụ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh biểu dương những thành quả tập thể lãnh đạo, công chức Cục Thống kê Hà Tĩnh đạt được trong thời gian qua và chúc mừng đồng chí Nguyễn Trung Thành vinh dự nhận nhiệm vụ mới. Để tiếp tục thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đề nghị đồng chí Nguyễn Trung Thành cùng với tập thể lãnh đạo, công chức toàn ngành Thống kê Hà Tĩnh tiếp tục phát huy vai trò, chức năng tham mưu giúp UBND tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động thống kê; nâng cao chất lượng số liệu thu thập từ các cuộc điều tra, số liệu thu thập từ các sở, ban, ngành. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh phát biểu giao nhiệm vụ. Đồng thời, chỉ đạo tốt các cuộc điều tra thường xuyên, đặc biệt là cuộc điều tra thu nhập bình quân đầu người cấp xã theo chỉ đạo của UBND tỉnh để có cơ sở đánh giá mức sống của người dân trên từng xã, từng huyện và toàn tỉnh. Tiếp tục quan tâm đến việc đào tạo cán bộ, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tiếp cận các kiến thức mới để hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm… Đối với cá nhân đồng chí Nguyễn Trung Thành, cần tiếp tục nỗ lực, đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng chỉ đạo, điều hành, hoàn thành tốt nhiệm vụ trên cương vị công tác mới, xây dựng tập thể đoàn kết, sáng tạo; bám sát chỉ đạo của Tổng cục Thống kê, chủ trương của tỉnh, ngành, địa phương để phối hợp thực hiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra. Tân Phó Cục trưởng Cục Thống kê Nguyễn Trung Thành phát biểu nhận nhiệm vụ. Phát biểu nhận nhiệm vụ, tân Phó Cục trưởng Cục Thống kê Nguyễn Trung Thành hứa sẽ tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện bản thân trên mọi phương diện; lãnh đạo tập thể và toàn thể cán bộ, công chức toàn ngành hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Nguồn: https://baohatinh.vn/chinh-quyen/cong-bo-quyet-dinh-bo-nhiem-pho-cuc-truong-cuc-thong-ke-ha-tinh/238382.htm
CHI ĐOÀN THANH NIÊN CỤC THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG THÁNG THANH NIÊN
- 23/03/2022 15:23
Thực hiện kế hoạch số 290-KH/ĐTN ngày 21/02/2022 của Ban thường vụ Đoàn Khối về việc tổ chức các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2022, Chi đoàn Cục Thống kê Hà Tĩnh hưởng ứng tích cực chương trình “Mỗi thanh niên 10.000 bước chạy mỗi ngày”, “ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân” và “Ngày chủ nhật xanh”.Sáng 19/3/2022, Chi đoàn Cục Thống kê Hà Tĩnh có 01 đoàn viên tham gia lễ phát động, chạy bộ, đi bộ thể dục cùng Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh. Đoàn viên Chi đoàn Cục Thống kê Hà Tĩnh tham gia chương trình “ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân Chương trình nhằm đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, khuyến khích đoàn viên thanh niên rèn luyện thể dục, thể thao, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh.Chiều ngày 20/3/2022, Đoàn thanh niên Cục Thống kê Hà Tĩnh tổ chức ra quân hưởng ứng “Ngày Chủ nhật xanh”. Đoàn viên Chi đoàn Cục Thống kê Hà Tĩnh ra quân tham gia chương trình “Ngày Chủ nhật xanh”Gần 14 đoàn viên đã tham gia thu gom rác thải, làm cỏ, chăm sóc bồn hoa cây cảnh, dọn vệ sinh trong và ngoài khuôn viên đơn vị. Đoàn viên Chi đoàn Cục Thống kê Hà Tĩnh dọn dẹp khuôn viên cơ quan hưởng ứng chương trình “Ngày Chủ nhật xanh” “Ngày Chủ nhật xanh” là hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của đoàn viên thanh niên chung tay giữ gìn vệ sinh môi trường, đây là hoạt động thiết thực trong việc bảo vệ môi trường, phòng chống dịch Covid-19 tại nơi công tác.công Nguyễn Thị Hoàng Can Bí thư chi đoàn cơ quan Cục Thống kê
Tổng kết công bố kết quả sơ bộ TĐT kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021
- 14/03/2022 18:49
Video toàn cảnh Hội nghị công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021https://www.youtube.com/watch?v=61qsNngjgkMẤn phẩm "Kết quả sơ bộ - Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tỉnh Hà Tĩnh"- Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế Hà Tĩnh vẫn có nhiều điểm sáng, số doanh nghiệp và lao động tăng cao so với trước; trong khi đó tổng số đơn vị hành chính giảm mạnh... Chiều 11/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì Hội nghị tổng kết, công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021.Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa, Cục trưởng Cục Thống Kê Trần Thanh Bình cùng chủ trì Đại biểu dự hội nghị. Hà Tĩnh có 4.017 doanh nghiệp đang hoạt động, thu hút 73.005 lao động Từ tháng 3/2021 đến tháng 1/2022, cuộc Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính đã được triển khai tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương thông qua Ban chỉ đạo Tổng điều tra cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Đến nay, tại cấp tỉnh công tác xử lý, tổng hợp kết quả sơ bộ đã hoàn thành theo đúng tiến độ trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Nghi Xuân Chu Văn Dũng: Đề nghị Ban chỉ đạo tỉnh có phương án khai thác, chia sẻ thông tin kết quả cuộc tổng điều tra kịp thời theo đúng kế hoạch để phục vụ cấp uỷ, cơ quan các cấp và đối tượng dùng tin khác. Đơn vị điều tra trong Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 do Cục Thống kê và Sở Nội vụ phối hợp thực hiện bao gồm các loại:(1) Doanh nghiệp, hợp tác xã;(2) Cơ sở SXKD cá thể;(3) Đơn vị sự nghiệp, hiệp hội;(4) Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.;(5) Cơ sở hành chính, cơ quan của Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội. Theo kết quả tổng điều tra, tính đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 4.017 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 18,7% (tăng 634 doanh nghiệp) so với năm 2016. Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm số doanh nghiệp tăng 4,4%. Mức tăng này thấp hơn mức tăng bình quân trong giai đoạn 2011-2016 (9,6%/năm) và thấp hơn mức tăng 20,4%/năm của giai đoạn 2006-2011. Các doanh nghiệp thu hút 73.005 lao động, tăng 3,0% (2.140 lao động) so với năm 2016.Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh Nguyễn Duy Đức: Kết quả điều tra là dữ liệu quan trọng, khoa học trong việc tham mưu, quản lý Nhà nước tại địa phương. Toàn tỉnh có 730 hợp tác xã, giảm 27,3% (giảm 274 đơn vị) so với năm 2016; thu hút 6.584 lao động, giảm 39,4% (giảm 4.285 lao động) so với năm 2016. Bên cạnh đó, có 76.381 cơ sở SXKD cá thể, tăng 11,0% (tăng 7.551 cơ sở) so với năm 2016; thu hút 121.000 lao động, tăng 16,9% (tăng 17.460 lao động). Tổng số các cơ sở hành chính, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội năm 2020 là 1.370 đơn vị, giảm 47,3 đơn vị so với năm 2016; số lao động là 41.934 người, giảm 17,3%.Cục trưởng Cục Thống kê Trần Thanh Bình: Cục Thống kê sẽ tiếp tục phân tích chuyên sâu, chuyên để kết quả tổng điều tra. Năm 2020, Hà Tĩnh có 640 cơ sở thuộc các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, tăng 4,4% so với năm 2016; thấp hơn nhiều so với mức tăng 55,6% của năm 2016 so với 2011. Có 2.755 chức sắc, nhà tu hành làm việc thường xuyên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tăng 87,3% so với năm 2016. Kết quả chính thức tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính năm 2021 sẽ được công bố trong quý IV năm 2022 với hệ thống các chỉ tiêu thống kê chi tiết, đầy đủ, những chuyên đề phân tích chuyên sâu sẽ được phổ biến dưới nhiều hình thức, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thông tin thống kê cho công tác lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và các đối tượng sử dụng thông tin khác.Sử dụng có hiệu quả số liệu điều tra để xây dựng chiến lược phát triển phù hợpPhó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh thay mặt lãnh đạo tỉnh đánh giá cao các sở, ngành, ban chỉ đạo các cấp, đặc biệt là ngành thống kê đã có sự chuẩn bị tốt về nhân lực, vật lực thực hiện thành công cuộc điều tra, đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra. Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng, cuộc điều tra năm 2021 được triển khai bài bản, đồng bộ với sự tham gia của đông đảo điều tra viên, quản trị viên, giám sát viên; công tác tuyên truyền, thu thập thông tin, giám sát, kiểm tra, làm sạch và nghiệm thu dữ liệu được thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn.Dù phải thực hiện trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ban chỉ đạo tổng điều tra các cấp đã chủ động, linh hoạt các giải pháp, vừa đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả, an toàn cho lực lượng tham gia điều tra và thu thập thông tin có chất lượng. Cuộc điều tra được thực hiện trong bối cảnh nhu cầu thông tin thống kê ngày càng được yêu cầu cao hơn. Do đó, việc điều tra được cải tiến để thích ứng với những yêu cầu mới. Cuộc tổng điều tra lần này đã ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện, nhờ đó, giảm khối lượng công việc lớn nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả, chính xác; công tác xử lý số liệu điều tra đến nay đã cơ bản hoàn thành.Qua kết quả điều tra cho thấy, mặc dù trong điều kiện nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế toàn cầu… nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế Hà Tĩnh vẫn có nhiều điểm sáng. Theo đó, số doanh nghiệp và lao động tăng cao so với trước, trong khi đó tổng số đơn vị hành chính giảm mạnh (do tỉnh thực hiện tốt chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, tinh giản biên chế). Kết quả này không chỉ phản ánh hiện thực kết quả phát triển KT-XH mà còn cho thấy tính hiệu quả của các chính sách đã ban hành trong thời gian qua. Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, kết quả tổng điều tra là cơ sở để xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh và các đề án phát triển của từng ngành, lĩnh vực. Do đó, yêu cầu Cục Thống kê Hà Tĩnh kịp thời tham mưu cho tỉnh và hướng dẫn các địa phương khai thác số liệu tổng điều tra ngay khi có công bố chính thức của Ban chỉ đạo Trung ương; chủ động tổng hợp, phân tích và biên soạn các báo cáo chuyên đề, chuyên sâu về bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh để cung cấp kịp thời cho cấp uỷ, chính quyền các cấp theo quy định. Sở Nội vụ cần phối hợp với cục thống kê để khai thác tối đa, sử dụng hiệu quả các cơ sở dữ liệu để phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. Phân tích tình hình các cơ sở hành chính để tham mưu tỉnh xây dựng chiến lược, kế hoạch tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.Các sở, ngành, địa phương cần rà soát sử dụng số liệu chuyên ngành phù hợp từng thời điểm, tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển phù hợp theo ngành, lĩnh vực trong giai đoạn tiếp theo. Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền rộng rãi về kết quả sơ bộ, phát huy tối đa hiệu quả của cuộc tổng điều tra. Dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cũng đã đại diện trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho 1 tập thể và 2 cá nhân; bằng khen của Bộ Nội vụ cho 1 tập thể, 2 cá nhân; bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 4 tập thể và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021.Dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đại diện trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho tập thể Sở Nội vụ...... trao bằng khen của Bộ KH&ĐT...và bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021.(Nguồn: https://baohatinh.vn/kinh-te/cong-bo-ket-qua-tong-dieu-tra-kinh-te-va-co-so-hanh-chinh-ha-tinh-nam-
Tổng kết công bố kết quả sơ bộ TĐT kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021
- 14/03/2022 17:15
Video toàn cảnh Hội nghị công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021Ấn phẩm "Kết quả sơ bộ - Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 tỉnh Hà Tĩnh" - Kết quả điều tra sơ bộ cho thấy, mặc dù trong điều kiện còn nhiều khó khăn nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế Hà Tĩnh vẫn có nhiều điểm sáng, số doanh nghiệp và lao động tăng cao so với trước; trong khi đó tổng số đơn vị hành chính giảm mạnh... Chiều 11/3, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì Hội nghị tổng kết, công bố kết quả sơ bộ Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021.Giám đốc Sở Nội vụ Phan Thị Tố Hoa, Cục trưởng Cục Thống Kê Trần Thanh Bình cùng chủ trì Đại biểu dự hội nghị. Hà Tĩnh có 4.017 doanh nghiệp đang hoạt động, thu hút 73.005 lao động Từ tháng 3/2021 đến tháng 1/2022, cuộc Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính đã được triển khai tập trung, thống nhất từ Trung ương đến địa phương thông qua Ban chỉ đạo Tổng điều tra cấp Trung ương, tỉnh, huyện, xã. Đến nay, tại cấp tỉnh công tác xử lý, tổng hợp kết quả sơ bộ đã hoàn thành theo đúng tiến độ trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Chi cục trưởng Chi cục Thống kê huyện Nghi Xuân Chu Văn Dũng: Đề nghị Ban chỉ đạo tỉnh có phương án khai thác, chia sẻ thông tin kết quả cuộc tổng điều tra kịp thời theo đúng kế hoạch để phục vụ cấp uỷ, cơ quan các cấp và đối tượng dùng tin khác. Đơn vị điều tra trong Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021 do Cục Thống kê và Sở Nội vụ phối hợp thực hiện bao gồm các loại: (1) Doanh nghiệp, hợp tác xã; (2) Cơ sở SXKD cá thể; (3) Đơn vị sự nghiệp, hiệp hội; (4) Cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng.; (5) Cơ sở hành chính, cơ quan của Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội. Theo kết quả tổng điều tra, tính đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 4.017 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 18,7% (tăng 634 doanh nghiệp) so với năm 2016. Giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm số doanh nghiệp tăng 4,4%. Mức tăng này thấp hơn mức tăng bình quân trong giai đoạn 2011-2016 (9,6%/năm) và thấp hơn mức tăng 20,4%/năm của giai đoạn 2006-2011. Các doanh nghiệp thu hút 73.005 lao động, tăng 3,0% (2.140 lao động) so với năm 2016.Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Tĩnh Nguyễn Duy Đức: Kết quả điều tra là dữ liệu quan trọng, khoa học trong việc tham mưu, quản lý Nhà nước tại địa phương. Toàn tỉnh có 730 hợp tác xã, giảm 27,3% (giảm 274 đơn vị) so với năm 2016; thu hút 6.584 lao động, giảm 39,4% (giảm 4.285 lao động) so với năm 2016.Bên cạnh đó, có 76.381 cơ sở SXKD cá thể, tăng 11,0% (tăng 7.551 cơ sở) so với năm 2016; thu hút 121.000 lao động, tăng 16,9% (tăng 17.460 lao động). Tổng số các cơ sở hành chính, đơn vị sự nghiệp, hiệp hội năm 2020 là 1.370 đơn vị, giảm 47,3 đơn vị so với năm 2016; số lao động là 41.934 người, giảm 17,3%. Cục trưởng Cục Thống kê Trần Thanh Bình: Cục Thống kê sẽ tiếp tục phân tích chuyên sâu, chuyên để kết quả tổng điều tra. Năm 2020, Hà Tĩnh có 640 cơ sở thuộc các tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau, tăng 4,4% so với năm 2016; thấp hơn nhiều so với mức tăng 55,6% của năm 2016 so với 2011. Có 2.755 chức sắc, nhà tu hành làm việc thường xuyên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, tăng 87,3% so với năm 2016.Kết quả chính thức tổng điều tra kinh tế và điều tra cơ sở hành chính năm 2021 sẽ được công bố trong quý IV năm 2022 với hệ thống các chỉ tiêu thống kê chi tiết, đầy đủ, những chuyên đề phân tích chuyên sâu sẽ được phổ biến dưới nhiều hình thức, nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu thông tin thống kê cho công tác lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước và các đối tượng sử dụng thông tin khác.Sử dụng có hiệu quả số liệu điều tra để xây dựng chiến lược phát triển phù hợp Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh thay mặt lãnh đạo tỉnh đánh giá cao các sở, ngành, ban chỉ đạo các cấp, đặc biệt là ngành thống kê đã có sự chuẩn bị tốt về nhân lực, vật lực thực hiện thành công cuộc điều tra, đảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cho rằng, cuộc điều tra năm 2021 được triển khai bài bản, đồng bộ với sự tham gia của đông đảo điều tra viên, quản trị viên, giám sát viên; công tác tuyên truyền, thu thập thông tin, giám sát, kiểm tra, làm sạch và nghiệm thu dữ liệu được thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn. Dù phải thực hiện trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, ban chỉ đạo tổng điều tra các cấp đã chủ động, linh hoạt các giải pháp, vừa đảm bảo phòng chống dịch hiệu quả, an toàn cho lực lượng tham gia điều tra và thu thập thông tin có chất lượng. Cuộc điều tra được thực hiện trong bối cảnh nhu cầu thông tin thống kê ngày càng được yêu cầu cao hơn. Do đó, việc điều tra được cải tiến để thích ứng với những yêu cầu mới. Cuộc tổng điều tra lần này đã ứng dụng triệt để công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện, nhờ đó, giảm khối lượng công việc lớn nhưng vẫn đảm bảo tính hiệu quả, chính xác; công tác xử lý số liệu điều tra đến nay đã cơ bản hoàn thành.Qua kết quả điều tra cho thấy, mặc dù trong điều kiện nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, suy thoái kinh tế toàn cầu… nhưng tình hình sản xuất, kinh doanh của các cơ sở kinh tế Hà Tĩnh vẫn có nhiều điểm sáng. Theo đó, số doanh nghiệp và lao động tăng cao so với trước, trong khi đó tổng số đơn vị hành chính giảm mạnh (do tỉnh thực hiện tốt chủ trương sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, tinh giản biên chế). Kết quả này không chỉ phản ánh hiện thực kết quả phát triển KT-XH mà còn cho thấy tính hiệu quả của các chính sách đã ban hành trong thời gian qua. Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, kết quả tổng điều tra là cơ sở để xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế xã hội hàng năm của tỉnh và các đề án phát triển của từng ngành, lĩnh vực. Do đó, yêu cầu Cục Thống kê Hà Tĩnh kịp thời tham mưu cho tỉnh và hướng dẫn các địa phương khai thác số liệu tổng điều tra ngay khi có công bố chính thức của Ban chỉ đạo Trung ương; chủ động tổng hợp, phân tích và biên soạn các báo cáo chuyên đề, chuyên sâu về bức tranh kinh tế - xã hội của tỉnh để cung cấp kịp thời cho cấp uỷ, chính quyền các cấp theo quy định.Sở Nội vụ cần phối hợp với cục thống kê để khai thác tối đa, sử dụng hiệu quả các cơ sở dữ liệu để phục vụ tốt công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. Phân tích tình hình các cơ sở hành chính để tham mưu tỉnh xây dựng chiến lược, kế hoạch tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.Các sở, ngành, địa phương cần rà soát sử dụng số liệu chuyên ngành phù hợp từng thời điểm, tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển phù hợp theo ngành, lĩnh vực trong giai đoạn tiếp theo. Các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền rộng rãi về kết quả sơ bộ, phát huy tối đa hiệu quả của cuộc tổng điều tra.Dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh cũng đã đại diện trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT cho 1 tập thể và 2 cá nhân; bằng khen của Bộ Nội vụ cho 1 tập thể, 2 cá nhân; bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho 4 tập thể và 8 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021.Một số hình ảnh Dịp này, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đại diện trao tặng bằng khen của Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho tập thể Sở Nội vụ... .. và bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thực hiện Tổng điều tra kinh tế và Điều tra cơ sở hành chính năm 2021.(Nguồn: https://baohatinh.vn/kinh-te/cong-bo-ket-qua-tong-dieu-tra-kinh-te-va-co-so-hanh-chinh-ha-tinh-nam-
Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Chi đoàn Cục Thống tỉnh Hà Tĩnh kê nhiệm kỳ 2022 - 2024
- 18/01/2022 15:51
Sáng ngày 17/01/2022, Chi đoàn Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2022 - 2024. Đến tham dự Đại hội có các đồng chí: bà Mai Thị Cẩm Giang – Phó Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh; ông Trần Hoài Nam - Phó bí thư Chi bộ Cục thống kê Hà Tĩnh; bà Trần Thị Tú Oanh - Uỷ viên Chi bộ Cục thống kê Hà Tĩnh; bà Phan Thị Quỳnh Hương - Phó Bí thư phụ trách Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh; cùng 14 đoàn viên Cục Thống kê Hà Tĩnh.Đồng chí Nguyễn Thị Vân thông qua báo cáo tổng kết công tác Đoàn nhiệm kỳ 2019-2022 (Ảnh) Nhiệm kỳ 2019 - 2022, công tác Đoàn và phong trào Đoàn của Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục được cũng cố và phát triển, chất lượng đoàn viên từng bước được nâng cao, vị trí chính trị, vai trò của tổ chức Đoàn trong cơ quan ngày càng được khẳng định. Các mặt công tác của Chi đoàn được triển khai sâu rộng thu hút hầu hết đoàn viên thanh niên tham gia hưởng ứng, tạo không khí thi đua sôi nổi, tích cực trong đoàn viên thanh niên. Chất lượng đoàn viên và chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn cũng được nâng lên rõ rệt, đoàn viên thanh niên Chi đoàn đã giữ vững và phát huy được truyền thống tốt đẹp của Ngành, của quê hương, truyền thống xung kích cách mạng của tuổi trẻ, đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn và vững vàng trước mọi khó khăn, thử thách.. Trong nhiệm kỳ, Chi đoàn đã trao 13 suất quà cho đội tượng chính sách, thương bệnh binh, mẹ Việt Nam anh hùng; gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn… Phong trào tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng được triển khai thường xuyên. Nhiệm kỳ qua đã Chi đoàn luôn tích cực tham gia các phong trào tình nguyện do Đoàn khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh phát động, tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thu hút sự tham gia đông đảo của Đoàn viên thanh niên, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ. Hoạt động đảm bảo tính kịp thời, thiết thực hiệu quả, phát triển sâu rộng, tập trung vào các đợt cao điểm, tạo sức lan toả mạnh mẽ như: Tháng Thanh niên”, “Chiến dịch thanh niên tình nguyện Hè”, “Chương trình tình nguyện mùa Đông - Xuân tình nguyện”, “Ngày chủ nhật xanh”... Những hoạt động đó đã góp phần giáo dục Đoàn viên thanh niên về ý thức cộng đồng, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước, đồng thời tạo được mối quan hệ gắn bó giữa đoàn viên với quần chúng Nhân dân. Trong nhiệm kỳ, các đoàn viên chi đoàn đã có 9 sáng kiến được công nhận sáng kiến kinh nghiệm cấp cơ sở, góp phần cải tiến, nâng cao hiệu quả công tác. Cùng với đó, đoàn viên thanh niên Chi đoàn Cục nêu cao ý thức học tập nghiên cứu, trau dồi nghiệp vụ, chuyên môn, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành tốt các nhiệm vụ chuyên môn cũng như nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Đại hội Nhiệm kỳ 2022 - 2024, Chi đoàn Cục đề ra các giải pháp, chỉ tiêu chủ yếu: Phấn đấu hoàn thành 100% các chỉ tiêu do Đảng ủy, Đoàn cấp trên giao và Chi đoàn đề ra; Chi đoàn được xếp loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ; 100% đoàn viên, thanh niên được học tập, quán triệt các chủ trương, chính sách, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết Đoàn các cấp; 100% đoàn viên, thanh niên ký cam kết và thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, chấp hành pháp luật về giao thông, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; nhiệm kỳ có ít nhất 6 sáng kiến được công nhận Sáng kiến cấp cơ sở, 100% đoàn viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên (trong đó từ 3 đoàn viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ); tổ chức ít nhất 3 buổi sinh hoạt chuyên đề, diễn đàn thanh niên chất lượng, hiệu quả; giới thiệu được ít nhất 3 đoàn viên đi học đối tượng Đảng và ít nhất có 3 đoàn viên trở lên được kết nạp Đảng; trao ít nhất 6 suất quà cho người già, trẻ em có hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn ở địa phương; phấn đấu đảm nhận 1-2 công trình, phần việc thanh niên; tổ chức ít nhất 03 lần cho các đoàn viên tham quan các địa chỉ đỏ nhân các ngày lễ lớn. Tổ chức gặp mặt giao lưu cho thiếu nhi 01 lần/năm. Phó Bí thư Phụ trách Đoàn Khối các cơ quan tỉnh Phan Thị Quỳnh Hương phát biểu tại Đại hội Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Bí thư Đoàn Khối các cơ quan tỉnh đã biểu dương những kết quả mà đoàn viên thanh niên Chi đoàn Cục Thống kê đã nỗ lực đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua, khẳng định vai trò quan trọng của tuổi trẻ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị. Đồng thời đề nghị Chi đoàn Cục Thống kê cần tiếp tục đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, đặc biệt chú trọng về văn hóa công sở trong cơ quan; phổ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên; đấu tranh chống những quan điểm xuyên tạc, sai trái chống phá Đảng, Nhà nước trên không gian mạng; đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; là lực lượng tiên phong trong công tác của của cơ quan; lấy việc tiếp tục nâng cao chất lượng, là lực lượng đi đầu trong công tác chuyên môn làm điểm nhấn của công tác Đoàn. Ban Chấp hành mới ra mắtĐại hội cũng đã bầu ra 03 đồng chí vào Ban Chấp hành nhiệm kỳ 2022 – 2024./.
Thông cáo báo chí tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm 2022
- 07/01/2022 15:25
Năm 2022 là năm thứ hai Hà Tĩnh thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ 5 năm 2021-2025; là năm đầy ý nghĩa khi Hà Tĩnh chúng ta tổ chức kỷ niệm 65 năm Bác Hồ về thăm Hà Tĩnh và 15 năm thành lập thành phố Hà Tĩnh. Tuy nhiên, nhìn lại 6 tháng qua, việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh diễn ra trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức. Dịch COVID-19 bùng phát mạnh sau Tết Nguyên đán; tác động của xung đột Nga - Ukraine làm giá xăng, dầu tăng cao kéo theo giá nguyên liệu, hàng hóa cơ bản tăng; trong sản xuất nông nghiệp chịu tác động bởi dịch bệnh, thời tiết diễn biến khó lường... đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trong bối cảnh đó, cả hệ thống chính trị đã tập trung cao trong phòng, chống dịch; các cấp, các ngành đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh; tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng và thi công các công trình dự án, nhất là các dự án trọng điểm; tiếp tục tạo môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để thu hút đấu tư; tích cực hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.Bằng sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của nhân dân, Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả nhất định. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng khá; thu ngân sách vượt xa so với cùng kỳ năm trước; các lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm, đời sống người dân được bảo đảm; quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Kết quả cụ thể được thể hiện trên các lĩnh vực sau: I. VỀ LĨNH VỰC KINH TẾ 1. Tốc độ tăng trưởng, cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) 1.1. Về tăng trưởng: Tổng giá trị sản phẩm trong tỉnh (GRDP) theo giá so sánh 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 23.529 tỷ đồng, tăng 0,08% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 0,22%; khu vực Công nghiệp, xây dựng giảm 8,34%, trong đó ngành Công nghiệp giảm 11,46%; khu vực Dịch vụ tăng 6,97%; thuế sản phẩm trừ trở cấp sản phẩm tăng 12,04%. 1.2. Về cơ cấu kinh tế: 6 tháng đầu năm 2022, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 15,97%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 37,10%, trong đó, ngành Công nghiệp chiếm 29,61%; khu vực Dịch vụ chiếm 36,86%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,07%.Nhìn vào bức tranh kinh tế của Hà Tĩnh cho thấy, đây là kỳ đầu tiên của kế hoạch 5 năm 2021-2025 mà Hà Tĩnh chúng ta có mức tăng trưởng thấp nhất. 1.3. Một số nguyên nhân dẫn đến việc tổng sản phẩm trong tỉnh có mức tăng trưởng thấp đó là do: Lý do thứ nhất: Đối với khu vực Nông, lâm nghiệp, thủy sản: Sản xuất ngành nông nghiệp không đạt như kỳ vọng, do điều kiện thời tiết bất thường xẩy ra ở những thời điểm sinh trưởng và phát triển quan trọng của cây trồng. Ngoài ra bệnh đạo ôn lá trên cây lúa, bệnh héo rũ gốc mốc đen, trắng trên cây lạc, sâu keo mùa trên cây ngô cũng đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng của cây trồng. Vì vậy năng suất, sản lượng các loại cây trồng chủ lực đều giảm so với cùng kỳ năm trước. Đối với ngành lâm nghiệp và thủy sản mặc dù có tăng trưởng so với cùng kỳ (Lâm nghiệp tăng 7,39%; thủy sản tăng 2.99%). Tuy nhiên do tỷ trọng giá trị của hai ngành này là không lớn nên chỉ đóng góp 0,75 điểm % trong nội ngành. Vì vậy, trong 6 tháng vừa qua, khu vực Nông, LN, Thủy sản chỉ tăng nhẹ 0,22% so với cùng kỳ và đóng góp 0,03 điểm % trong tổng mức tăng chung. Lý do thứ hai: Đối với khu vực công nghiệp và xây dựng: Trong 6 tháng vừa qua, hoạt động sản xuất của ngành công nghiệp tiếp tục bị ảnh hưởng, đặc biệt là ngành sản xuất phân phối điện, do Tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 gặp sự cố đang phải ngừng hoạt động đến nay chưa khắc phục được, tổng sản lượng điện chỉ sản xuất được 3.968 triệu KWh giảm 38,79% (giảm 2.514 triệu KWh) so với cùng kỳ. Trong đó, riêng nhà máy nhiệt điện I chỉ sản xuất 1.783 triệu KWh giảm 54,90% (giảm 2.171 triệu KWh) so với cùng kỳ. Ngoài ra trong 6 tháng vừa qua do giá đầu vào tăng trong khi đó giá thành phẩm thép có phần giảm nên sản phẩm phôi thép của Phomosa chỉ sản xuất được 3190 ngàn tấn, giảm 1,67% (giảm 54 ngàn tấn) so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, trong khi các động lực tăng trưởng chính (Formosa, Nhiệt điện Vũng Áng I) sản xuất sụt giảm hoặc tăng trưởng thấp thì sản xuất ngành công nghiệp vẫn chưa có các năng lực mới tăng thêm để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Với sự sụt giảm lượng điện sản xuất trong 6 tháng vừa qua đã làm cho GRDP ngành Công nghiệp giảm 11,46% so với cùng kỳ và làm giảm 3,94 điểm phần trăm vào tốc độ tăng GRDP toàn nền kinh tế. Và đây là lý do chính làm cho tổng sản phẩm trong tỉnh không có tăng trưởng. 2. Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 tháng đầu năm 2022 sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản diễn ra trong điều kiện thời tiết bất thường xẩy ra ở những thời điểm sinh trưởng và phát triển quan trọng của cây trồng như giai đoạn thụ phấn của ngô, lạc, giai đoạn phơi màu của lúa...tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh phát triển, mặt khác cuối vụ xuất hiện đợt mưa lớn kèm theo gió thổi mạnh đã làm nhiều diện tích bị thiệt hại, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất các loại cây trồng; trong chăn nuôi vẫn duy trì ổn định và có mức tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Trong hoạt động lâm nghiệp, việc chăm sóc, trồng rừng tập trung tăng khá. Hoạt động thủy sản có nhiều khởi sắc khi ngành du lịch hoạt động trở lại, nhu cầu về thủy hải sản tăng cao nên khuyến khích người dân ra khơi bám biển. a. Trồng trọt - Trồng cây hàng năm: Vụ Đông Xuân 2021-2022, toàn tỉnh gieo trồng các loại cây hàng năm sơ bộ đạt 99.257 ha, tăng 134 ha so với cùng kỳ năm trước, tổng sản lượng lương thực có hạt sơ bộ đạt 384.391 giảm 11.008 tấn so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Diện tích lúa sơ bộ đạt 59.813 ha, tăng 335 ha so với năm trước, năng suất lúa ước tính đạt 55,99 tạ/ha, giảm 2,96 tạ/ha, sản lượng lúa ước tính đạt 334.874 tấn, giảm 14.919 tấn so với cùng kỳ năm trước; diện tích lạc sơ bộ đạt 8826 ha, giảm 1196 ha, sản lượng ước tính đạt 21.445 tấn, giảm 6.967 tấn so với cùng kỳ; diện tích ngô sơ bộ đạt 10.712 ha, tăng 531 ha, sản lượng ước tính đạt 49.517 tấn, tăng 3.911 tấn so với cùng kỳ. Nhìn chung, kết quả sản xuất vụ Đông Xuân năm nay vẫn đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, do vụ Đông Xuân 2020-2021 là một năm được mùa toàn diện, trong khi năm nay năng suất lúa và một số cây màu đều giảm nên sản lượng lương thực giảm hơn so với cùng kỳ năm trước - Trồng cây lâu năm: Bên cạnh sản xuất cây hàng năm thì việc chăm sóc và trồng mới các loại cây lâu năm cũng đã được quan tâm thực hiện. Sơ bộ tổng diện tích cây lâu năm hiện có là 31.724 ha, bằng 101,19% tăng 373 ha so với cùng kỳ năm 2021, trong đó: Diện tích cây ăn quả ước đạt 19.474 ha, bằng 102,94% tăng 556 ha so với cùng kỳ năm 2021. Diện tích một số loại cây tăng như: Cam tăng 212 ha, bưởi tăng 228 ha, chuối tăng 48 ha, ổi tăng 27 ha, mít tăng 21 ha...Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cải tạo vườn tạp, những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đã lựa chọn các cây ăn quả có múi để đưa vào sản xuất nên diện tích tăng - Về chăn nuôi: Sản xuất chăn nuôi 6 tháng đầu năm 2022 có bước phát triển hơn so với cùng kỳ năm trước cả về số lượng cũng như sản lượng các loại thịt hơi xuất chuồng của đàn vật nuôi. Các dịch bệnh đối với chăn nuôi cơ bản được kiểm soát, việc tái đàn và phục hồi chăn nuôi đang tiếp tục được thực hiện, người chăn nuôi đã cung ứng các sản phẩm chăn nuôi đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người dân trên địa bàn, nhất là nhu cầu tăng cao trong dịp Tết nguyên đán b) Lâm nghiệp Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, diện tích rừng tập trung ước đạt 2.447 ha, tăng 8,23% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 170.642 m3, tăng 11,97% so với cùng kỳ năm trước. Công tác bảo vệ rừng và quản lý lâm sản luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Tính từ đầu năm đến ngày 15/6/2022, trên địa bàn Hà Tĩnh không xẩy ra cháy rừng nhưng đã xẩy ra 40 vụ phá rừng (tăng 22 vụ), với diện tích rừng bị phá là 12,5 ha (tăng 6 ha) so với cùng kỳ năm trước. c) Thủy sản Sản xuất thủy sản trong 6 tháng đầu năm 2022 vẫn duy trì mức tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021, tổng sản lượng ước đạt trên 26.147 tấn, tăng 3,45%, trong đó sản lượng khai thác đạt 19.955 tấn, tăng 3,96%; sản lượng nuôi trồng đạt 6.192 tấn, tăng 1,86%. Mặc dù sản lượng hải sản khai thác biển chiếm khoảng trên 75% tổng sản lượng thủy, hải sản. Tuy nhiên hiện nay do điều kiện, phương tiện, tiềm lực khai thác biển đầu tư phát triển chậm nên khó để tạo ra bước đột phá trong khai thác hải sản. 3. Sản xuất công nghiệp: - Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục gặp khó khăn. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm 2022 ước giảm 7,26% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Ngành công nghiệp khai khoáng giảm 1,34%; ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 0,33%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 38,31%; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải giảm 9,79%. Nguyên nhân chính của việc giảm chỉ số sản xuất ngành công nghiệp là do Tổ máy số 1 của Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 gặp sự cố đang phải ngừng hoạt động đến nay chưa khắc phục được, tổng sản lượng điện chỉ sản xuất được 3.968 triệu KWh giảm 38,79% (giảm 2.514 triệu KWh) so với cùng kỳ. Trong đó, riêng nhà máy nhiệt điện I chỉ sản xuất 1.783 triệu KWh giảm 54,90% (giảm 2.171 triệu KWh) so với cùng kỳ. Trong khi các động lực tăng trưởng chính (Formosa, Nhiệt điện Vũng Áng I) sản xuất sụt giảm hoặc tăng trưởng thấp thì sản xuất công nghiệp vẫn chưa có các năng lực mới tăng thêm để đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. 4. Về phát triển Doanh nghiệp Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 6 tháng đầu năm tăng 24,96% so với cùng kỳ; số vốn đăng ký tăng 35,47%; số lao động tăng 70,34% là tín hiệu tích cực cho sự phục hồi của nền kinh tế. Trong 6 tháng vừa qua, Hà Tĩnh tiếp tục tập trung chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến hồ sơ, thủ tục; triển khai các giải pháp đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp, kịp thời thông tin, tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể. Đến ngày 15/6/2022 toàn tỉnh có 657 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký 4907 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 8.035 lao động (tăng 24,96% về số doanh nghiệp, tăng 35,47% về vốn đăng ký, tăng 70,34% về số lao động so với cùng kỳ năm trước). Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 7,6 tỷ đồng (cùng kỳ năm 2021 là 6,96 tỷ đồng). Việc đăng ký thành lập mới doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm tăng khá là tín hiệu tích cực cho thấy xu hướng phục hồi của nền kinh tế. Song song với số lượng Doanh nghiệp thành lập mới, trong 6 tháng vừa qua, do nhiều yếu tố khác nhau như tình hình dịch Covid-19 bùng phát đầu quý I, giá xăng dầu tăng cao đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nhiệp, cụ thể toàn tỉnh đã có 317 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động (tăng 15,27% so với cùng kỳ năm 2021), 70 doanh nghiệp giải thể (tăng 34,62% so với cùng kỳ năm 2021). 5. Thương mại - Dịch vụ Tình hình hoạt động thương mại, dịch vụ và du lịch 6 tháng đầu năm 2022 đã dần ổn định hơn sau những ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19. Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng khá so với cùng kỳ, ngành dịch vụ đã dần hồi phục và có nhiều khởi sắc nhất là trong những tháng quý II cao điểm mùa du lịch với những hoạt động kích cầu du lịch đã thu hút được lượng du khách gần xa đến tham quan, nghỉ mát. - Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 28.166,5 tỷ đồng, tăng 13,06% so với năm trước. Trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 24.179,48 tỷ đồng, tăng 12,09% so với năm trước; doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.850 tỷ đồng, tăng 18,27%; doanh thu du lịch lữ hành đạt 8,36 tỷ đồng, tăng 13,66%; doanh thu dịch vụ khác đạt 1.128,6 tỷ đồng, tăng 22,03%. So với cùng kỳ năm trước. - Hoạt động kinh doanh vận tải, kho bãi 6 tháng đầu năm 2022 đã có bước phát triển so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm 2022 doanh thu vận tải, kho bãi ước đạt 2.672,14 tỷ đồng, tăng 5,49% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu vận tải hành khách ước đạt 535,08 tỷ đồng, giảm 20,67%; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 1.680,51 tỷ đồng, tăng 19,72% với khối lượng vận chuyển ước đạt 18.878,94 nghìn tấn, tăng 21,21%; doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 456,14 tỷ đồng tăng 0,27% so với cùng kỳ năm trước. - Kim ngạch xuất, nhập khẩu đã dần phục hồi và có mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 3.044 triệu USD, trong đó, xuất khẩu tăng 12,05%, nhập khẩu tăng 19,36% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, cho thấy sự phục hồi rõ rệt sau nhiều thách thức do đại dịch Covid-19 gây ra. + Tổng kim ngạch nuất khẩu trong 6 tháng đầu năm ước đạt 1.020 triệu USD, tăng 12,05% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu thép, phôi thép là mặt hàng chủ lực của toàn tỉnh ước đạt 914,8 triệu USD (chiếm 89,69%) tăng 10,44%; một số mặt có lượng xuất khẩu tăng cao đó là: Mặt hàng thủy sản tăng 184,26%; mặt hàng dệt và may mặc tăng 119,72%; xơ, sợi dệt các loại tăng 37,19%; dăm gỗ tăng 36,38%. + Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 2.024 triệu USD, tăng 19,36% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó chủ yếu là nhập khẩu nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất Formosa đạt 1.803 triệu USD (Chiếm 89,08%) tăng 46,49%. Với việc Fomosa tăng cường nhập khẩu nguyên liệu đầu vào Formosa, thời gian tới sẽ tăng cường sản xuất và xuất khẩu kỳ vọng sẽ tăng khá khả quan. 6. Thu - Chi ngân sách: Tiến độ thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm 2022 đạt khá trên hầu hết các khu vực; các khoản thu, sắc thuế đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Dịch bệnh COVID-19 dần được kiểm soát tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phục hồi và tăng trưởng, qua đó góp phần đóng nộp NSNN cho địa phương. Chi ngân sách Nhà nước cơ bản đáp ứng kịp thời các nhiệm vụ đầu tư phát triển, chi thường xuyên, bảo đảm quốc phòng, an ninh và công tác phòng chống dịch Covid-19, phục hồi nền kinh tế - Tổng thu ngân sách nhà nước (đã loại trừ hoàn thuế) sơ bộ tính đến ngày 25/6/2022 đạt 10.401,66 tỷ đồng (tăng 38,04% so với cùng kỳ). Trong đó, thu nội địa đạt 4.804,94 tỷ đồng (chiếm 46,19 % trong tổng thu) tăng 24,69% so với cùng kỳ. Một số sắc thuế thu vượt cao như: Thu tiền sử dụng đất 1.666,95 tỷ đồng (tăng 51,40 % so với cùng kỳ); thu thuế thu nhập cá nhân 322,69 tỷ đồng (tăng 84,24% so với cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 930,03 tỷ đồng (tăng 55,36%); thu cấp quyền khai thác khoáng sản 55,82 tỷ đồng tăng 189,18%… Bên cạnh thu nội địa, thu cân đối hoạt động xuất nhập khẩu đạt 5.150,39 tỷ đồng (chiếm 49,52% tổng thu) tăng 75,42% so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh tăng mạnh sản lượng nhập khẩu các mặt hàng trọng điểm có thuế là than, dầu, quặng… - Chi ngân sách nhà nước cơ bản đáp ứng các nhiệm vụ đã bố trí trong dự toán và các nhiệm vụ đột xuất quan trọng về phát triển KT-XH, QP-AN của địa phương. Tổng chi ngân sách nhà nước tính đến ngày 25/6/2022 sơ bộ đạt 9.462,01 tỷ đồng giảm 13,22% so với cùng kỳ. Trong cơ cấu nguồn chi thì chi đầu tư phát triển sơ bộ đạt 4.090,13 tỷ đồng chiếm 43,23% tổng chi, giảm 26,90% so với cùng kỳ; chi thường xuyên sơ bộ đạt 5.309,29 tỷ đồng chiếm 56,11% tổng chi, tăng 0,17% so với cùng kỳ năm 2021. 7. Hoạt động ngân hàng:Dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng như cả nước đã được kiểm soát tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp dần được phục hồi. Do đó, 6 tháng đầu năm 2022 nhu cầu tín dụng của người dân và doanh nghiệp để đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng 11,39% so với cuối năm 2021. Tuy nhiên, do nguồn tiền gửi của một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn giảm mạnh nên nguồn vốn huy động toàn địa bàn giảm 0,73% so với thời điểm cuối năm trước.Ước nguồn vốn huy động đến 30/6/2022 đạt 86.785 tỷ đồng, giảm 0,73% so với cuối năm 2021.Trong đó, nguồn vốn huy động trung, dài hạn đạt 11.956 tỷ đồng, chiếm 13,78% tổng nguồn vốn huy động, tăng 3,73% so với cuối năm 2021; nguồn vốn huy động ngắn hạn đạt 74.829 tỷ đồng, giảm 1,4% so với đầu năm. Tiền gửi tiết kiệm ước đạt 60.445 tỷ đồng, tăng 4,14% so với đầu năm; tiền gửi thanh toán đạt 25.890 tỷ đồng, giảm 10,53% so với đầu năm. Dư nợ cho vay đến 30/6/2022 đạt 79.950 tỷ đồng, tăng 11,39% so với cuối năm 2021. Trong đó, dư nợ ngắn hạn đạt 53.865 tỷ đồng (chiếm 67,37% tổng dư nợ), tăng 10,4% so với cuối năm 2021; dư nợ trung dài hạn đạt 26.085 tỷ đồng (chiếm 32,63% tổng dư nợ), tăng 13,47% so với cuối năm 2021. Tính đến 30/6/2022 nợ xấu ước tính 595 tỷ đồng, chiếm 0,74% tổng dư nợ. Trong đó, nợ xấu chương trình cho vay theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP 132,09 tỷ đồng chiếm 22,22% nợ xấu toàn địa bàn. 8. Hoạt động Vốn đầu tư: 6 tháng đầu năm 2022, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai có hiệu quả các hoạt động xúc tiến, mời gọi doanh nghiệp trong nước và quốc tế tìm hiểu, đầu tư trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm, góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, là điểm sáng của cả nước trong việc thu hút đầu tư Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội trên địa bàn Hà Tĩnh 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt 15.243 tỷ đồng, tăng 32,61% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn nhà nước trên địa bàn ước đạt 2.892 tỷ đồng, tăng 2,96% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư ngoài nhà nước ước đạt 9.637 tỷ đồng, tăng 16,05% so với cùng kỳ năm trước; vốn đầu tư thực hiện khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 2.713 tỷ đồng, tăng 6,1 lần so với cùng kỳ năm trước. Với mức tăng này đã phản ánh kết quả của các giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp, cũng như xu thế đón đầu dòng vốn ngoài nhà nước và dòng vốn FDI đang đang đầu tư tại Hà Tĩnh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 được kiểm soát. Trong đó phải kể đến dự án sản xuất Pin do công ty giải pháp năng lượng VinES đầu tư ước đạt 2.407 tỷ đồng và dự án nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2 dự ước đạt 2.305 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2022 là nguyên nhân chính dẫn đến vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội 6 tháng đầu năm 2022 tăng 32,61% so với cùng kỳ năm trước. 9. Chỉ số giá tiêu dùng: Tháng 6 củng như 6 tháng đầu năm 2022, tình hình giá cả trên thị trường đều có sự biến động. Một số nhóm hàng hóa dịch vụ có chỉ số giá tăng cao so cùng kỳ, đặc biệt là giá nhiên liệu xăng, dầu tăng cao cùng với các nhóm mặt hàng như điện, nước sinh hoạt, vật liệu xây dựng tăng đã ảnh hưởng lớn đến chi tiêu người tiêu dùng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Trong tháng 6 năm 2022, chỉ số CPI chung tăng 0,56% so với tháng trước, tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực thành thị tăng 0,31% so với tháng trước, tăng 1,79% so với cùng kỳ năm trước; khu vực nông thôn tăng 0,67% so với tháng trước, tăng 2,38% so với cùng kỳ năm trước. Giá vàng bình quân trong tháng 6 ở mức 5.422 nghìn đồng/chỉ 9999, giảm 1,47% so với tháng trước, tăng 1,09% so với cùng tháng năm trước; giá đô la mỹ bình quân 2.384 nghìn đồng/100 USD tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 2,89% so với cùng tháng năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 1,58% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Khu vực thành thị tăng 1,66%; nông thôn tăng 1,54% so với cùng kỳ năm trước. Nếu phân theo nhóm ngành hàng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 3,45%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,34%; may mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,13%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,96%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,8%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,22%; giao thông tăng 13,85%; bưu chính viễn thông giảm 0,02%; giáo dục tăng 0,17%; văn hoá, giải trí và du lịch tăng 2,12%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,87% so với cùng kỳ năm trước. II. MỘT SỐ LĨNH VỰC XÃ HỘI 1. Lao động, việc làm Bước sang quý II năm 2022 dịch covid-19 ở Hà Tĩnh cơ bản được kiểm soát, hoạt động sản xuất kinh doanh từng bước phục hồi, các hoạt động du lịch mở cửa trở lại trong điều kiện "bình thường mới", nên tình hình về lao động và việc làm ở Hà Tĩnh có phần khởi sắc hơn, so với quí trước lao động đang làm việc trong nền kinh tế tăng 1,88%, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm 0,15 điểm %. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, lao động đang làm việc trong tỉnh tăng 3,91% so với cùng kỳ năm trước; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm 0,53 điểm phần trăm *Tính chung 6 tháng đầu năm 2022 - Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính 522.997 người, tăng 4,15% so với cùng kỳ năm 2021; số lao động đang làm việc là 494.006 người, chiếm 94,46% tổng số lực lượng lao động 15 tuổi trở lên và tăng 3,91% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lao động có việc làm ở thành thị là 122.041 người, chiếm 24,7%; ở nam giới là 263.015 người, chiếm 53,24%. Nếu phân theo ngành kinh tế thì lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 31,38% (tương ứng 155.014 người), giảm 1,77 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2021; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 29,06% (tương ứng 143.549 người), tăng 0,02 điểm phần trăm; còn khu vực dịch vụ chiếm 39,56% (tương ứng 195.443 người), tăng 1,75 điểm phần trăm. - Số người không có việc làm (thất nghiệp) là 28.991 người, chiếm 5,54% lực lượng lao động 15 tuổi trở lên; tăng 0,21 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Xét riêng trong độ tuổi lao động thì tỷ lệ thất nghiệp ước tính là 5,35%, giảm 0,53 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. - Số người được giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động là 12.615 người, đạt 57,34% kế hoạch năm 2022, tăng 23,34% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó, lao động được giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh 5.787 người, giảm 16,63% so với cùng kỳ; lao động đi làm việc ngoại tỉnh 3.948 người, tăng 207,48%; xuất khẩu lao động 2.880 người, giảm 27,67%. 2. Công tác bảo đảm an sinh xã hội: Công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh triển khai kịp thời; các cấp, các ngành đã làm tốt công tác huy động nguồn lực, tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, bảo trợ xã hội và các đối tượng khác kịp thời, chu đáo. Cụ thể, trong 6 tháng vừa qua toàn tỉnh đã trao tặng 280.830 suất quà cho các đối tượng người có công, hộ nghèo, người cao tuổi, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng bảo trợ xã hội với tổng số tiền là 101,7 tỷ đồng; cấp khoảng 22.014 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, 42.045 thẻ bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo, 158.963 thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi và 50.096 thẻ bảo hiểm y tế cho người có công. Ngoài ra đã xây mới 149 nhà tình nghĩa, tình thương với kinh phí khoảng 9.904 triệu đồng cho các đối tượng. 3. Giáo dục đào tạo - Giáo dục phổ thông: Tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo nên chất lượng giáo dục Hà Tĩnh vẫn được giữ vững và nâng cao, đạt nhiều thành tích nổi bật. Kết quả thi học sinh giỏi quốc gia năm 2022, Hà Tĩnh có 75/99 học sinh đạt giải (chiếm tỷ lệ 75,75%), đứng thứ 5 toàn quốc về số lượng thí sinh đạt giải, đặc biệt năm 2022 Hà Tĩnh có học sinh đạt giải Nhất quốc gia môn Hóa học dự thi Olympic quốc tế. - Giáo dục đào tạo: Các cơ sở đào tạo luôn quan tâm chú trọng các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề trọng điểm, liên kết đào tạo, phân luồng học sinh học nghề; tập trung công tác tư vấn, giải quyết việc làm, cập nhật thông tin thị trường lao động. Với những nỗ lực đó, 6 tháng đầu năm 2022 các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã duy trì tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 11.471 người. Trong đó, trình độ cao đẳng nghề khoảng 92 người; trình độ trung cấp nghề khoảng 5.558 người; trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng khoảng 5.821 người. 4. Tình hình dịch bệnh, ngộ độc thực phẩm Thực hiện chiến lược tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho người dân đã góp phần giúp Hà Tĩnh phòng, chống hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Hiện tại số lượng bệnh nhân có các triệu chứng vừa và nặng tại các cơ sở y tế giảm sâu; tất cả 216 xã, phường, thị trấn đều có mức nguy cơ dịch cấp 1 (vùng xanh), mọi hoạt động đời sống xã hội trở lại trạng thái bình thường mới. Bên cạnh đó Hà Tĩnh tiếp tục tăng cường, chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa hè năm 2022. - Tình hình dịch bệnh Covid-19: Tổng số ca mắc từ ngày 01/01/2022 đến ngày 19/6/2022 là 50.475 ca. Toàn tỉnh đã có 13/13 địa phương thực hiện việc cách ly, điều trị các ca bệnh tại nhà với 45.837 ca, trong đó đã có 45.402 ca khỏi bệnh. - Tình hình dịch bệnh khác: Tính chung 6 tháng đầu năm trên địa bàn Hà Tĩnh có 2 ổ dịch sốt xuất huyết và một số ca bệnh đơn lẻ: 16 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 433,33% so với cùng kỳ năm trước), 66 ca mắc bệnh quai bị (tăng 214,29%), 123 ca mắc lỵ trực trùng (tăng 78,26%); 177 ca mắc lỵ a míp (tăng 78,79%); 107 ca mắc bệnh thủy đậu (giảm 82,80%), 7.845 ca mắc bệnh cúm (giảm 25,53%), 4 ca chân tay miệng (giảm 63,64%), tiêu chảy 1.266 ca (giảm 16,02%), viêm gan vi rút khác 40 ca (giảm 0,28%) tất cả các ca bệnh trên không tạo thành dịch và không có ca bệnh nào bị tử vong vì các bệnh nói trên. - Công tác phòng chống HIV/AIDS: Tính chung 6 tháng đầu năm 2022 có 12 người nhiễm mới HIV, 6 người chuyển thành AIDS và 2 người chết vì AIDS, so với cùng kỳ năm trước giảm 16 người (giảm 57,14%) nhiễm mới HIV, giảm 18 người (giảm 75%) chuyển thành AIDS , số người chết vì AIDS không đổi. - Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: Công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm luôn được quan tâm thực hiện. Tính chung 6 tháng đầu năm 2022 có 1 vụ ngộ độc tập thể làm 4 người bị ngộ độc; ngoài ra có 345 ca bị ngộ độc đơn lẻ, không có người chết vì ngộ độc; so với cùng kỳ năm trước giảm 2 vụ ngộ độc tập thể (giảm 66,67%), giảm 49 ca ngộ độc tập thể (giảm 92,45%), số ca ngộ độc đơn lẻ giảm 218 ca (giảm 38,72%), số ca tử vong không đổi. 5. Tai nạn giao thông Tính chung 6 tháng đầu năm 2022 (từ ngày 15/12/2021-14/6/2022) đã xẩy ra 46 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm 39 người chết, 19 người bị thương, tổng thiệt hại ước tính 690 triệu đồng, riêng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 (từ ngày 29/01 (27 tháng Chạp) đến ngày 06/02/2022 (ngày Mùng 06 Tết)) xảy ra 5 vụ, làm chết 3 người, bị thương 5 người. So với cùng năm 2021 giảm 5 vụ (giảm 9,80%), số người chết và người bị thương không đổi. 6. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ - Công tác bảo vệ môi trường: Tính chung 6 tháng đầu năm (từ ngày 15/12/2021 - 14/6/2022) đã phát hiện 508 vụ, đã xử lý 353 vụ, với tổng số tiền xử phạt 1.313 triệu đồng; so với cùng kỳ năm trước số vụ phát hiện tăng 433 vụ (tăng 5,77 lần), số vụ đã xử lý tăng 301 vụ (tăng 5,79 lần), số tiền nộp phạt tăng 465,81 triệu đồng (tăng 54,99%). - Tình hình cháy, nổ: Sáu tháng đầu năm (từ ngày 15/12/2021-14/6/2022) đã xảy ra 17 vụ cháy, nổ làm 01 người chết, không có người bị thương, tổng thiệt hại ước tính 2.016 triệu đồng; so với cùng kỳ năm trước: Tăng 1 vụ (tăng 6,25%), giảm 1 người chết (giảm 50%), thiệt hại ước tính giảm 294 triệu đồng. III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2022 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra, đòi hỏi các cấp, các ngành, địa phương cần phải thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, đồng thời cần tập trung thực hiện tốt một số nội dung sau: (1) Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân theo Kết luận số 38-KL/TU ngày 28/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 03/NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh. (2) Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa, cắt giảm các thủ tục nhằm giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân. Hỗ trợ doanh nghiệp, nhà đầu tư tiếp cận thụ hưởng các cơ chế, chính sách phục hồi và phát triển kinh tế. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp lớn tìm hiểu, khảo sát đầu tư. (3) Tập trung đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công cho những tháng cuối năm; huy động tốt nguồn vốn tư nhân cho đầu tư phát triển. (4) Chủ động bám sát diễn biến thời tiết, tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, không để xảy ra dịch tả lợn châu Phi, dịch viêm da nổi cục trên đàn trâu bò. Tập trung chỉ đạo thực hiện thắng lợi sản xuất vụ Hè Thu năm 2022. Tiếp tục tuyên truyền, triển khai quyết liệt các cơ chế, chính sách đã ban hành, nhất là đề án tập trung, tích tụ ruộng đất, thúc đẩy cơ cấu lại sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn; phát triển nông nghiệp hữu cơ, trước mắt xây dựng các mô hình, chuỗi sản phẩm lúa gạo, rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi lợn…, sơ kết đánh giá trước khi triển khai nhân rộng. Đẩy mạnh chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc, xây dựng thương hiệu sản phẩm cây ăn quả.( 5) Quan tâm phát triển thị trường trong nước gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; xây dựng và thực hiện kế hoạch kích cầu tiêu dùng, chương trình khuyến mại tập trung năm 2022.Tóm lại, tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2022 diễn ra trong điều kiện có nhiều khó khăn, kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của Hà Tĩnh. Để thực hiện nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả năm 2022 cần phải có sự chỉ đạo sát sao hơn nữa của cấp ủy chính quyền các cấp và sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị xã hội trong 6 tháng cuối năm./. CỤC THỐNG KÊ HÀ TĨNH
Ông Trần Thanh Bình giữ chức vụ Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh
- 04/01/2022 16:52
Chiều ngày 29/12/2021, Tổng cục Thống kê tổ chức hội nghị công bố quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê về công tác cán bộ. Tại hội nghị Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê công bố Quyết định số 1183 ngày 22/12/2021 Về việc bổ nhiệm có thời hạn ông Trần Thanh Bình, Quyền Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh giữ chức vụ Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh kể từ ngày 1/1/2022. Ông cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương trao quyết định bổ nhiệm Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh cho đồng chí Trần Thanh Bình. Trao quyết định và tặng hoa chúc mừng đồng chí Trần Thanh Bình, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương đã biểu dương những thành quả tập thể lãnh đạo, công chức Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh đạt được trong thời gian qua. Đối với cá nhân đồng chí Trần Thanh Bình, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê yêu cầu trên cương vị mới, đồng chí tân cục trưởng tiếp tục gương mẫu, phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, cùng tập thể Cục Thống kê Hà Tĩnh hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thống kê; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu thập, xử lý số liệu…Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh Trần Thanh Bình phát biểu nhận nhiệm vụ. Phát biểu nhận nhiệm vụ, Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh Trần Thanh Bình hứa sẽ tiếp tục tu dưỡng, rèn luyện bản thân trên mọi phương diện; lãnh đạo tập thể cấp ủy và toàn thể cán bộ, công chức toàn ngành hoàn thành các nhiệm vụ được giao.Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng đồng chí Trần Thanh BìnhNguồn: https://baohatinh.vn/kinh-te/nganh-thong-ke-ha-tinh-can-tiep-tuc-lam-tot-cong-tac-dieu-tra-thu-thap-thong-tin/225053.htm
Ngành Thống kê Hà Tĩnh cần tiếp tục làm tốt công tác điều tra, thu thập thông tin
- 04/01/2022 16:44
Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương và Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đề nghị ngành thống kê Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện tốt công tác điều tra, thu thập thông tin; góp phần tham mưu xây dựng chính sách, kế hoạch phù hợp với sự phát triển chung của tỉnh. Chiều 30/12, tại TP Hà Tĩnh, Tổng cục Thống kê có buổi làm việc với ngành thống kê Hà Tĩnh; tổ chức công bố quyết định của Tổng cục trưởng về công tác cán bộ.Tham dự hội nghị có các đồng chí: Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương; Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh, Bí thư Đảng ủy Khối các Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Đình Hải. Đại biểu dự hội nghị. Năm 2021, Cục Thống kê tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai các kế hoạch công tác đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Theo đó, ngành thống kê Hà Tĩnh đã thực hiện hơn 110 lượt điều tra thường xuyên trên tất cả các lĩnh vực KT-XH; đảm bảo nguồn thông tin kịp thời, khách quan, trung thực, phục vụ tốt cho việc tổng hợp, phân tích đầu ra. Cục trưởng Cục Thống kê Hà Tĩnh báo cáo kết quả hoạt động của ngành trong năm 2021.Các báo cáo phân tích tháng, quý, năm đã ứng dụng Infographic để mô tả thông tin, tạo được hiệu ứng tích cực hơn đối với người dùng tin; số liệu luôn cung cấp đầy đủ, kịp thời, phục vụ cho sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan Đảng và chính quyền các cấp. Ngoài ra, ngành thống kê đã hoàn thành biên soạn ấn phẩm kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019; ấn phẩm điều tra nông nghiệp, nông thôn giữa kỳ năm 2020; đồng thời đảm bảo công tác lưu giữ, hệ thống hóa số liệu. Cùng với đó, đơn vị đã phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai thực hiện đánh giá tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH giai đoạn 2016 - 2020 và xây dựng bộ chỉ tiêu kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2021 - 2025 mà đại hội Đảng các cấp đã đề ra; phân tích, cung cấp những chỉ tiêu mang tính thời sự như: tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP); chỉ số giá tiêu dùng; chỉ số sản xuất ngành công nghiệp; thu nhập bình quân đầu người; các chỉ tiêu liên quan đến lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản… Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư Phan Thành Biển đề xuất Tổng cục Thống kê cung cấp các chỉ tiêu còn thiếu như kinh tế số, chỉ số phát triển con người (HDI)... Năm 2022, Cục Thống Kê Hà Tĩnh sẽ tiếp tục tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ của ngành; phối hợp với sở, ngành, địa phương thực hiện các cuộc điều tra trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; ứng dụng tối đa công nghệ thông tin trong công tác thu thập và xử lý thông tin; thực hiện tốt công tác biên soạn, phổ biến thông tin thống kê... Cùng với đó, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, nghiệp vụ của các cán bộ, đáp ứng ngày càng cao công tác dự báo thống kê, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh. Tại buổi làm việc, Cục Thống Kê Hà Tĩnh đề xuất Tổng cục Thống kê phân bổ sớm chỉ tiêu GRDP cho địa phương; quan tâm đến công tác đào tạo chuyên sâu cho cán bộ nghiệp vụ làm công tác phân tích dự báo của Cục Thống kê Hà Tĩnh... Đối với UBND tỉnh, Cục đề nghị tỉnh xem xét hỗ trợ kinh phí để cải tạo, mua sắm trang thiết bị góp phần nâng cao năng lực công tác thống kê phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH chung của tỉnh. Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ của Cục Thống kê Hà Tĩnh thời gian qua, góp phần quan trọng vào việc chỉ đạo, điều hành, xây dựng các chính sách, kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh một cách phù hợp, đáp ứng yêu cầu phát triển.Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải phát biểu tại buổi làm việc. Phân tích một số tồn tại, Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị ngành thống kê Hà Tĩnh, các sở, ban ngành liên quan cần tiếp tục nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đáp ứng theo phương châm “Trung thực, khách quan, chính xác, đầy đủ và kịp thời”. Tăng cường, nâng cao chất lượng số liệu thu thập từ các cuộc điều tra, số liệu thu thập từ các sở, ban, ngành; chú trọng công tác xử lý thông tin từ cơ sở; thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo kế hoạch với chất lượng thông tin đảm bảo độ tin cậy. Đồng thời, các sở, ngành cấp tỉnh, chính quyền cấp huyện cần phối hợp cung cấp kịp thời các chỉ tiêu, thông tin theo yêu cầu của cơ quan thống kê giúp Cục Thống kê tỉnh hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải mong muốn Tổng cục Thống kê tiếp tục quan tâm, giúp đỡ ngành thống kê Hà Tĩnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương kết luận tại buổi làm việc. Kết luận tại buổi làm việc, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương đề nghị các sở, ngành, địa phương hỗ trợ, kết nối với ngành thống kê để xử lý số liệu chính xác hơn nữa. Đồng thời, Hà Tĩnh cần tăng cường đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ cung cấp số liệu ở các đơn vị, địa phương; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin tối đa trong công tác thu nhập, xử lý số liệu để nâng cao chất lượng báo cáo, phân tích và dự báo thống kê phù hợp với thực tiễn của địa phương. Nhiệm vụ trước mắt, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đề nghị đơn vị cần tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ quan trọng của ngành trong thời gian tới như: triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê; chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045; hoàn thiện dữ liệu tổng điều tra..Nguồn:https://baohatinh.vn/kinh-te/nganh-thong-ke-ha-tinh-can-tiep-tuc-lam-tot-cong-tac-dieu-tra-thu-thap-thong-tin/225053.htm
HỌP BÁO CÔNG BỐ SỐ LIỆU THỐNG KÊ KINH TẾ – XÃ HỘI TỈNH HÀ TĨNH NĂM 2021
- 29/12/2021 16:40
Sáng ngày 29/12/2021, Cục Thống kê Hà Tĩnh (CTK) tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê kinh tế – xã hội năm 2021. Ông Trần Thanh Bình, Quyền Cục trưởng chủ trì cuộc họp báo. Tại buổi Họp báo Ông Trần Thanh Bình, đã công bố những vấn đề cơ bản về tình hình kinh tế – xã hội của địa phương. Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDRP năm 2021 của Hà Tĩnh ước tăng 5,02% so với năm 2020, xếp thứ 4 trong 6 tỉnh Bắc Trung bộ và Duyên hải miền trung. GRDP bình quân đầu người ước tính đạt 67,03 triệu đồng/người/năm (tăng 4,91 triệu đồng/người/năm so với năm 2020). Mặc dù tăng trưởng chưa đạt so với kế hoạch đề ra (trên 9%) tuy nhiên trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, kết quả đạt được cũng đã khẳng định sự nỗ lực của các cấp, các ngành, tổ chức doanh nghiệp và người dân trong thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19, vừa phát triển kinh tế - xã hội năm 2021. Một số chỉ tiêu kinh tế – xã hội chủ yếu năm 2021 như sau: – Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): + 5,02% – Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): + 14,02% – Số doanh nghiệp thành lập mới: 1.086 doanh nghiệp (+15,6%) – Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng: -0,42% – Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội: + 5,06% – Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: + 66,7% – Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa: + 50% – Chỉ số giá tiêu dùng bình quân: + 1,45% – Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên: 692.514 người, – Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc: 675.634 người – Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi: 3,07%, – Tính đến ngày 25/12: đối với người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm ít nhất 01 mũi vắc xin đạt 98%; số đã tiêm mũi 2 đạt 85%; 97% trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi đã được tiêm mũi 1. Tại buổi họp báo, lãnh đạo CTK đã giải đáp đầy đủ và phân tích rõ các chỉ tiêu KTXH trong năm 2021, đồng thời nhận định về những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển KTXH trong thời gian tới và đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu nhiệm vụ đặt ra trong năm 2022./.