Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2018 tỉnh Hà Tĩnh
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9/2018 tỉnh Hà Tĩnh
01/10/2018
Thị trường tháng 9 năm 2018 CPI tiếp tục tăng giá. Mặc dù giá lương thực, điện, nước sinh hoạt giảm. Nhưng do giá xăng, dầu điều chỉnh tăng cao hơn so tháng trước, tác động đến chi phí sản xuất, chi phí vận chuyển các loại mặt hàng khác, khiến hàng hoá có xu hướng tăng hơn so những tháng trước.
* CPI tháng 9 năm 2018, tăng 0,28% so tháng trước, tăng 3,58% so cùng tháng năm trước và tăng 2,64% so với tháng 12 năm trước. So tháng trước khu vực thành thị tăng 0,31%; nông thôn tăng 0,26%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính: 07 nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,93% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 5,38%, tăng 4,24% so với tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,12% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 2,54%, tăng 0,04% so với tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,57% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,92%, tăng 0,75% so với tháng 12 năm trước; Giáo dục tăng 0,10% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 0,45%, tăng 0,45% so với tháng 12 năm trước; Giao thông tăng 0,74% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 8,37%, tăng 6,45% so với tháng 12 năm trước; Bưu chính viễn thông tăng 0,04% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm 0,77%, giảm 0,88% so với tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,01% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 4,74%, tăng 4,06% so với tháng 12 năm trước.
Nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,48% so tháng trước, so cùng tháng năm trước tăng 2,57%, tăng 1,45% so với tháng 12 năm trước; Văn hóa, giải trí và du lịch giảm 2,11% so tháng trước, so cùng tháng năm trước giảm 3,39%, giảm 1,74% so với tháng 12 năm trước
Các nhóm Thuốc và dịch vụ y tế; Đồ uống và thuốc lá ổn định, không có sự tăng giảm so tháng trước.
Tác động đến CPI tháng 9/2018 biến động tăng, giảm so tháng trước chủ yếu do:
(1) Giá lương thực, thực phẩm, bao gồm rau củ quả, thịt lợn tiếp tục tăng giá;
(2) Giá nhiên liệu xăng dầu điều chỉnh tăng mạnh so với tháng trước;
(3) Giá mặt hàng thép xây dựng giảm;
(4) Giá điện, nước sinh hoạt giảm do giảm khối lượng tiêu dùng.
* CPI 9 tháng đầu năm 2018, tăng 3,91% so cùng kỳ. Trong đó khu vực thành thị tăng 3,77%; nông thôn tăng 4,01%.
Phân theo nhóm ngành hàng: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 2,50%; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,23%; May mặc, mũ nón, giày dép tăng 2,82%; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,35%; Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,34%; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 5,42%; Giao thông tăng 6,46%; Bưu chính viễn thông giảm 0,49%; Giáo dục tăng 17,99%; Văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,33%; Hàng hóa và dịch vụ khác tăng 4,21%.
Tính chung, 9 tháng đầu năm 2018 tăng khá so với bình quân năm trước và có khả năng vượt ngưỡng kế hoạch năm. Nguyên nhân chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm diễn biến phức tạp. Trong khi giá một số mặt hàng thiết yếu như xăng, dầu, điện nước đều tăng. Bên cạnh đó, xu hướng hiện tại từ nay đến cuối năm ít mặt hàng có khả năng giảm giá mạnh.
Tin khác