Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2016
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2016, tăng 2,39% so tháng trước, tăng 4,74% so cùng tháng năm trước và tăng 4,74% so tháng 12 năm trước. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có:
Sáu nhóm hàng hóa chỉ số giá tăng gồm: Hàng hóa và dịch vụ ăn uống tăng 0,05% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,20% và tăng 3,20% so tháng 12 năm trước; Đồ uống và thuốc lá tăng 0,78% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước tăng 3,90% và tăng 3,90 so tháng 12 năm trước; May mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,22% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 0,64% và giảm 0,64% so tháng 12 năm trước; Nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD tăng 0,37% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 0,14% và tăng 0,14% so với tháng 12 năm trước; Thiết bị và đồ dùng gia đinh tăng 0,02% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 1,80% và tăng 1,80% so với tháng 12 năm trước; Thuốc và dịch vụ y tế tăng 56,83% so tháng trước, so cùng kỳ tháng trước tăng 91,03% và tăng 91,03% so tháng 12 năm trước.
Hai nhóm hàng hóa có chỉ số giảm: Giao thông giảm 0,87% so tháng trước, so cùng kỳ năm trước giảm 2,80% và giảm 2,80% so tháng 12 năm trước; Hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,06% so với tháng trước, so với cùng kỳ năm trước tăng 3,22% và tăng 3,22% so với tháng 12 năm trước.
Ba nhóm chỉ số giá không biến động so tháng trước: Bưu chính viễn thông; Giáo dục và Văn hóa, giải trí và du lịch.
* CPI tháng 12 năm 2016 tăng so tháng trước chủ yếu do
(1) Thực hiện Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC ngày 29/10/2015 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính, Bộ Y tế đã có Công văn số 9033/BYT-KH-TC ngày 21/12/2016 về thực hiện giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bao gồm cả chi phí tiền lương của một số tỉnh/thành phố (đợt 3), theo đó giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo quy định tại khoản 2 điều 5 thông tư 37 cho 4 tỉnh thành phố Hồ Chí Minh, Nghê An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa từ ngày 21/12/2016. Điều này tác động đến nhóm chỉ số giá dịch vụ y tế trong tháng tăng mạnh (tăng 56,83%). Do vậy, chỉ số CPI chung trong tháng tăng.
(2) Là thời điểm các doanh nghiệp thực hiện sản xuất, dự trữ hàng hóa tăng cường chuẩn bị nguồn hàng phục vụ nhân dân trong dịp tết Dương lịch và tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 làm tác động gây sức ép lên mặt bằng giá làm cho giá một số mặt hàng có xu hướng bắt đầu tăng nhẹ. Như nhóm mặt hàng bia rượu, đồ dùng gia đình, hàng may mặc sẵn, mũ nón…
(3) Do ngày 05/12/2016 và ngày 20/12/2016 liên Bộ Công thương – Tài chính có văn bản gửi các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu về việc điều chỉnh tăng giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu. Đồng thời ảnh hưởng giá gas tăng ngày 02/11/2016 nên giá gas bình quân trong tháng tăng hơn tháng trước. Bên cạnh đó. ảnh hưởng nhu cầu sử dụng điện nước sinh hoạt trong tháng tăng nên giá điện nước snh hoạt bình quân trong tháng tăng hơn tháng trước. Những điều này phần nào tác động đến chỉ số giá chung trong tháng tăng.
(4) Ngoài ra, trong tháng giá một số mặt hàng nhóm lương thực, thực phẩm tăng cũng phần nào góp phần làm chỉ số giá chung tăng.
* Dự kiến CPI tháng 01/2017, tiếp tục tăng so tháng trước. Mức tăng ở các mặt hàng chủ yếu lương thực, thực phẩm, may mặc sẵn; đồ dùng, dụng cụ gia đình nội thất và các mặt hàng thiết yếu thuộc nhóm hàng hóa khác. Mặc dù, nhu cầu mua sắm những tháng giáp tết Nguyên Đán thường tăng cao, nhưng với lượng nguồn hàng hóa dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Hơn nữa UBND tỉnh cũng đã có kế hoạch tăng cường công tác quản lý và bình ổn giá cả thị trường nhất là các mặt hàng thiết yếu nên giá cả một số mặt hàng tăng nhưng ở mức tăng nhẹ. Điều này tác động đến chỉ số giá chung tăng nhẹ.
Tin khác